3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG TẠI VÙNG MIỀN NÚI ĐỒNG XUÂN
3.3.1. Cơ cấu tổ chức của công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương
(1) UBND tỉnh Phú Yên
Quyết định tổ chức bộ máy, nhân sự, bộ máy quản lý nhà nước về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước, chỉ đạo các cấp, các ngành, UBND huyện, Thị xã, thành phố tổ chức thực hiện.
(2) Sở Nông nghiệp và PTNT
Là đơn vị chuyên môn giúp việc cho UBND tỉnh trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT nói chung và lĩnh vực lâm nghiệp, tài nguyên rừng nói riêng.
(3) Chi cục Kiểm lâm Phú Yên
Tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng và bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự
ủy quyền của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức gồm Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng sử dụng và quản lý bảo vệ rừng; Phòng Thanh tra - Pháp chế và Đội kiểm lâm cơ động, PCCCR.
(4) UBND huyện Đồng Xuân
Quyết định tổ chức bộ máy, nhân sự, bộ máy quản lý nhà nước về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước, chỉ đạo các cấp, các ngành của huyện và các địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR; quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp hiệu quả, đúng mục đích.
(5) BQL rừng phòng hộ Đồng Xuân
Là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Yên, có chức năng giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Yên thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện nhiệm vụ sản xuất, dịch vụ lâm nghiệp trên toàn bộ lâm phần được UBND tỉnh giao quản lý.
Cơ cấu tổ chức của đơn vị gồm Phòng Hành chính - Tổng hợp, Kế hoạch - kỹ thuật và 03 Trạm quản lý bảo vệ rừng (Trạm QLBVR Chín Bếp; Trạm QLBVR Phú Tiến và Trạm QLBVR Phú Đồng); tổng biên chế của đơn vị là 25 người.
(6) Hạt kiểm lâm Đồng Xuân
Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Yên, Chi cục Kiểm lâm Phú Yên và UBND huyện Đồng Xuân thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với rừng, đất rừng và lâm sản trên địa bàn huyện. Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Hướng dẫn đôn đốc UBND các xã và thị trấn xây dựng quy hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng phương án PCCCR.
Huấn luyện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng cho lực lượng bảo vệ rừng các xã, thị trấn và chủ rừng.
Nắm bắt tình hình tài nguyên rừng, đề xuất với UBND huyện, Chi cục Kiểm lâm về kế hoạch, biện pháp tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện quản lý bảo vệ tốt nguồn tài nguyên rừng và lâm sản trên địa bàn.
Điều động kiểm lâm viên về phụ trách địa bàn các xã cùng với ban quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp theo Quy định số 245/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ.
Thường xuyên kiểm tra tuần việc thực hiện pháp luật về việc bảo vệ và phát triển rừng. Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, xử lý các vụ vi phạm theo đúng thẩm quyền.
Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể để làm tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm lâm huyện gồm bộ phận Hành chính - Tổng hợp, Pháp chế, kỹ thuật và 02 Trạm kiểm lâm khu vực đặc tại xã Xuân Lãnh và Xuân Quang 1; tổng số cán bộ, công chức là 14 người.
(7) Trạm Kiểm lâm khu vực Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh
Chịu trách nhiệm trước hạt về các hoạt động QLBVR của trạm đối với địa bàn do Trạm quản lý.
Tham mưu phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện công tác quản lý kịp thời các vụ vi phạm lâm luật.
Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, giám sát các chủ rừng thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương.
Tham mưu cho chủ tịch UBND các xã xây dựng kế hoạch QLBVR và đất rừng trên địa bàn xã.
Tuyên truyền phổ cập luật và các quy định của Nhà nước về lâm nghiệp tới cộng đồng thôn bản trường học.
Tổ chức tuần tra, kiểm tra phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm tới rừng và chịu trách nhiệm trước cấp trên.
Cơ cấu, nhận sự của Trạm gồm 01 trạm Trưởng và 02 kiểm lâm viên phụ trách địa bàn các xã thuộc vùng quản lý của Trạm.
(8) Kiểm lâm phụ trách địa bàn
Giám sát đa dạng đa dạng sinh học tại địa bàn và các tác động vào rừng và sự di chuyển biến đổi của động thực vật rừng nhất là những loài trong sách đỏ.
Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tổ đội quản lý bảo vệ rừng của UBND xã tổ chức ngăn chặn xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Tùy theo địa bàn diện tích rừng của các xã mà 01 cán bộ kiểm lâm địa bàn có thể phục trách 01 xã, hoặc 02 đến 03 xã.
(9) UBND các xã, thị trấn
Quản lý bảo vệ toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn, hướng dẫn chỉ đạo việc xây dựng lực lượng và hoạt động của tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ rừng.
Phối hợp với Hạt kiểm lâm và Trạm kiểm lâm đóng trên địa bàn làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, phối hợp với các tổ đội bảo vệ rừng thường xuyên tuần tra các khu vực trọng điểm, phát hiện xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm tới rừng.
Tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng, xây dựng vốn rừng, chăm sóc rừng trên địa bàn. Cơ cấu tổ chức có 01 cán bộ lâm nghiệp xã và 1 cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn để thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo UBND xã, thị trấn về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
(10) Các tổ chức Đoàn thể
Tham gia, phối hợp tuyên truyền vận động quần chúng chấp hành tốt luật bảo vệ và phát triển rừng.
Tổ chức khai thác các nguồn vốn hỗ trợ người dân, tổ chức sản xuất nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo và giảm sự tác động vào rừng.
(11) Công An, Quân sự
Tham gia điều tra truy quét lâm tặc phá hoại rừng ở mức độ lớn nguy hiểm khi có yêu cầu.
Tham gia tích cực trong công tác CCCR trên địa bàn.
(12) Tổ chức xung kích quản lý bảo vệ rừng tại địa phương
Là lực lượng nồng cốt tại các thôn bản có trách nhiệm hướng dẫn quần chúng tham gia có hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR tại địa phương.
Phối hợp với lực lượng Kiểm lâm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật (chặt phá, khai thác, lấn chiếm đất rừng…) chịu sự chỉ đạo của kiểm lâm trên địa bàn và ban chỉ huy PCCCR.
(13) Người dân được giao đất rừng
Tham gia trực tiếp vào công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật và PCCCR, kiểm tra, kiểm dịch động thực vật và các quy định khác có liên quan.
Tổ chức cá nhân hoạt động trong rừng, ven rừng có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ rừng, thông báo kịp thời với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng và các hành vi vi phạm quy định về quản lý bảo vệ khi có cháy rừng phải báo cáo ngay với cơ quan Nhà nước.
(14) Chủ rừng (các Doanh nghiệp trồng rừng như: Công ty TNHH Bình Nam, Công ty Trường thành OJI, Công ty TNHH Bảo Châu, Công ty TNHH Trang lâm)
Có trách nhiệm bảo vệ rừng của mình, xây dựng và thực hiện các phương án bảo vệ và phát triển rừng, phòng trừ sâu hại rừng theo quy định của luật bảo vệ và phát triển rừng và luật đất đai.
Chủ rừng để mất rừng phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Phối hợp và chịu sự chỉ đạo về mặt chuyên môn theo quy định pháp luật của các cơ quan có liên quan của tỉnh, của huyện và các địa phương mà Doanh nghiệp đang trồng rừng hoặc đang quản lý bảo vệ rừng tự nhiên để thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên diện tích đã được giao, cho thê.
(15) Phòng Tài nguyên và Môi trường Đồng Xuân
Tham mưu cho UBND huyện quản lý về đất lâm nghiệp, thống nhất quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi toàn huyện.
Phối hợp với các phòng, ban, các đơn vị có liên quan trong việc giao đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng và đất rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng.
Có một công chức phụ trách lĩnh vực đất Lâm nghiệp.
(16) Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Xuân
Tham mưu cho UBND huyện quản lý Nhà nước chuyên ngành lâm nghiệp, quản lý về vốn rừng, trồng rừng, khai thác chế biến lâm sản theo thẩm quyền.
Căn cứ vào kế hoạch quy hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện theo hướng xã hội hóa có sự tham gia của người dân.
Hướng dẫn lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng hàng năm ở các địa phương theo chỉ tiêu kế hoạch cấp huyện giao.
Phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện, Hạt kiểm lâm huyện và Trạm Trồng Trọt - Bảo vệ thực vật huyện hướng dẫn các chủ rừng sản xuất kinh doanh rừng có hiệu quả trên diện tích được giao.
Có một công chức phụ trách lĩnh vực Lâm nghiệp.
Nhận xét: Ta thấy có nhiều đơn vị, cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp, từ cấp tỉnh đến địa phương, từ hoạch định chính sách, tham mưu phát triển các dự án đầu tư về rừng đến quản lý, đó là hệ thống có tính đồng bộ. Tuy nhiên trong thực tế tại huyện Đồng Xuân, công tác phối hợp, giải quyết công việc giữa các đơn vị thực hiện chưa thực sự tốt, còn đùn đẩy trách nhiệm, mang tính hình thức…
Bên cạnh đó là lực lượng được giao trực tiếp quản lý bảo vệ rừng tại địa phương rất ít trong khi diện tích cần quản lý bảo vệ quá lớn.