Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số quy luật cấu trúc lâm phần cây huỷnh (tarrietia javanica blume) tại lâm trường trường sơn tỉnh quảng bình (Trang 25 - 26)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tiến hành thu thập số liệu thông qua phương pháp điều tra trên văn bản, trên cơ sở kế thừa những tài liệu sẵn có, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích và tổng hợp những vấn đề liên quan đến đề tài. Cụ thể thu thập các tài liệu sau:

- Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh khu vực nghiên cứu. - Các tài liệu nghiên cứu về cây Huỷnh trong và ngoài tỉnh Quảng Bình.

- Thu thập số liệu, điều tra các lô khoảnh có phân bố loài Huỷnh - Số liệu báo cáo khí hậu thủy văn của khu vực nghiên cứu

- Thu thập số liệu về bản đồ đất, diện tích đất đai, và bản đồ quy hoạch 3 loại rừng theo khung VN2000 của lâm trường Trường Sơn

- Ngoài ra tiến hành thu thập các yếu tố khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm không khí) bằng cách kế thừa số liệu từ các trạm quan trắc gần nhất để xác định đặc điểm điều kiện khí hậu của loài Huỷnh.

2.5.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Áp dụng phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn điển hình, tạm thời để điều tra các đặc điểm lâm học của cây Huỷnh. Khảo sát lựa chọn các lâm phần có Huỷnh phân bố đại diện cho 3 trạng thái rừng, với mỗi trạng thái rừng, thiết lập 3 ô tiêu chuẩn điển hình (ô sơ cấp), diện tích ô tiêu chuẩn là 2500m2 (50x50m). Trong mỗi ô sơ cấp sẽ tiến hành lập 25 ô thứ cấp, diện tích mỗi ô thứ cấp là 100m2 (10x10m) (để khi đo đếm cây trong ô tránh bỏ sót cây) và trong mỗi ô sơ cấp lập 5 ô dạng bản ở 4 góc của ô sơ cấp và ô ở giữa tâm OTC, mỗi ô dạng bản có diện tích 25m2 (5x5m). Tổng số ô tiêu chuẩn lập là 3 trạng thái rừng x 3 ôtc/trạng thái = 9 ôtc

- Thu thập số liệu trong mỗi ô sơ cấp 2500m2: Thu thập các số liệu về về trạng thái rừng, địa hình, độ cao so với mực nước biển bằng GPS, độ dốc bằng thước đo độ dốc.

- Thu thập số liệu trong mỗi ô thứ cấp 100m2: Thu thập số liệu của tầng cây cao (cây có đường kính ngang ngực từ 6cm trở lên),(đánh dấu số thứ tự cây bằng phấn theo một tuyến nhất định để tránh trùng lặp khi đo) bao gồm các chỉ tiêu:

- Loài cây được xác định bằng cách quan sát thân, vỏ, lá, phân cành với những loài chưa xác định được thì cần thu thập mẫu tiêu bản và hình ảnh để tìm hiểu sau qua các tài liệu khác

- Đường kính ngang ngực (D1,3, cm) được đo bằng thước kẹp kính với độ chính xác đến mm, đo theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân.

- Chiều cao vút ngọn (HVN, m) được đo bằng thước Blumleiss, HVN của cây rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây.

- Đường kính tán (Dt, m) được đo bằng thước dây có độ chính xác đến dm, đo hình chiếu tán lá trên mặt phằng ngang theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân. Kết quả đo được thống kê vào phiếu điều tra tầng cây cao.

Ngoài ra trong mỗi ô thứ cấp chọn ngẫu nhiên 1-2 cây thuộc tầng cây cao và đo khoảng cách từ cây được chọn đến cây cao gần nhất để nghiên cứu kiểu phân bố tầng cây cao trên mặt đất.

- Thu thập số liệu trong mỗi ô dạng bản 25m2: Thu thập số liệu của tầng cây tái sinh (các cây có đường kính ngang ngực nhỏ hơn 6cm) thông qua các chỉ tiêu:

- Tên loài cây tái sinh, loài nào chưa rõ thì thu thập tiêu bản để giám định. - Đo chiều cao cây tái sinh bằng thước sào.

- Chất lượng cây tái sinh:

+ Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh. + Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình.

Ngoài ra trong mỗi ô dạng bản chọn ngẫu nhiên 7-8 cây tái sinh và đo khoảng cách từ cây được chọn đến cây tái sinh gần nhất để nghiên cứu kiểu phân bố tầng cây tái sinh trên mặt đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số quy luật cấu trúc lâm phần cây huỷnh (tarrietia javanica blume) tại lâm trường trường sơn tỉnh quảng bình (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)