Quan hệ sinh thái giữa Huỷnh với các loài ưu thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số quy luật cấu trúc lâm phần cây huỷnh (tarrietia javanica blume) tại lâm trường trường sơn tỉnh quảng bình (Trang 67 - 68)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.8. Quan hệ sinh thái giữa Huỷnh với các loài ưu thế

Để nghiên cứu sâu về mối quan hệ qua lại giữa Huỷnh và các loài trong rừng tự nhiên là rất cần thiết cho việc điều chỉnh tổ thành loài cây trong các lâm phần rừng tự nhiên khi cần tác động các giải pháp lâm sinh và quan trọng hơn là làm cơ sở cho việc lựa chọn và phối hợp các loài cây với Huỷnh trong trồng rừng hỗn loài.

Trong rừng tự nhiên, các loài cây có chỉ số IV%>5% được xem là những loài đóng vai trò quan trọng trong hình thành sinh thái rừng. Do đó, đề tài chọn những loài có chỉ số IV%>5% để xem xét quan hệ sinh thái giữa chúng với loài Huỷnh.

Kiểm tra mối quan hệ sinh thái giữa loài Huỷnh và các loài ưu thế khác trong các lâm phần nghiên cứu dựa trên hệ số tương quan Pearson (ᵨ)và χ2 theo mô tả ở phần phương pháp nghiên cứu và kết quả được tổng hợp ở bảng 3.18

Bảng 3.18. Mối quan hệ sinh thái loài giữa Huỷnh với nhóm loài ưu thế

Loài A Loài B nA (c)

nB (b)

nAB

(a) nAB-d P(A) P(B) P(AB) Χ2 Quan hệ

Huỷnh Chủa 6 14 3 7 0.30 0.57 0.10 -0.31 2.81 NN Huỷnh Bời lời 3 9 6 12 0.30 0.50 0.20 0.22 1.40 NN Huỷnh Lim xanh 4 11 5 10 0.30 0.53 0.17 0.03 0.02 NN Huỷnh Ngát 2 16 7 5 0.30 0.77 0.23 0.02 0.13 NN Huỷnh Táu nước 3 10 6 11 0.30 0.53 0.20 0.17 0.89 NN Huỷnh Re đá 8 8 1 13 0.30 0.30 0.03 -0.27 2.14 NN

(Nguồn: số liệu điều tra 2019)

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.18 cho thấy toàn bộ các giá trị tính toán của trị số Χ2 đều nhỏ hơn 3,84 (mức ý nghĩa 0,05) ở tất cả các so sánh theo từng cặp loài. Từ đó cho thấy rằng Huỷnh chỉ có mối quan hệ ngẫu nhiên với các loài ưu thế khác trong lâm phần.

Như vậy, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, các loài ưu thế trong tổ thành rừng tự nhiên nơi có Huỷnh phân bố là tồn tại độc lập với nhau và không lệ thuộc lẫn nhau, không có quan hệ tương hỗ hoặc bài xích giữa loài Huỷnh với các loài ưu thế khác trong tổ thành rừng. Từ đây cho thấy, khả năng chung sống cùng với loài khác trong lâm phần của Huỷnh là khá rộng. Do vậy việc lựa chọn loài cây để tạo rừng trồng hỗn giao hay loài cây cần loại trừ trong quá trình nuôi dưỡng các lâm phần có Huỷnh phân bố ít bị chi phối bởi mối quan hệ sinh thái loài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số quy luật cấu trúc lâm phần cây huỷnh (tarrietia javanica blume) tại lâm trường trường sơn tỉnh quảng bình (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)