Đặc điểm về dân sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số quy luật cấu trúc lâm phần cây huỷnh (tarrietia javanica blume) tại lâm trường trường sơn tỉnh quảng bình (Trang 40 - 45)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.1. Đặc điểm về dân sinh

a. Dân số, dân tộc và lao động

* Dân số :

- Tổng số khẩu: 16.615 khẩu (Lâm trường có 88 khẩu) trong đó : + Nam : 8.184 người chiếm 49,2% dân số

+ Nữ : 8.431 người chiếm 50,8% dân số

* Dân tộc

Trên địa bàn lâm trường có 2 dân tộc sinh sống: Kinh và Vân Kiều, trong đó: - Dân tộc Kinh: 3.596 hộ với 13.897 khẩu, chiếm 83,6% tổng dân số;

- Dân tộc Vân Kiều: 451 hộ với 2.718 khẩu, chiếm 16,4% tổng dân số.

Người Kinh chủ yếu sống tập trung dọc theo các trục đường chính, các khu trung tâm nơi có điều kiện buôn bán và phát triển. Phần lớn dân tộc Vân Kiều sống ở những nơi hẻo lánh xa trung tâm. Tập quán canh tác vẫn còn lạc hậu, tệ nạn đốt rừng làm rẫy và săn bắt thú rừng để đảm bảo một phần cuộc sống gia đình vẫn còn diễn ra. Một số hộ gia đình đã biết làm lúa nước, làm vườn nhưng đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn.

* Lao động

- Tổng số lao động : 8.790, trong đó : + Nam: 4.456 người, chiếm 50,7% dân số; + Nữ: 4.334người, chiếm 49,3% dân số. - Lao động phân theo ngành sản xuất

+ Lao động trong các ngành sản xuất khác là 1.216 người chiếm 13,7% tổng số lao động, chủ yếu ở TTNT Việt Trung.

+ Lao động lâm nghiệp là 410 người chiếm 4,6% tổng số lao động, trong đó có 88 lao động của lâm trường tham gia trực tiếp, số lao động còn lại của các xã (chủ yếu là xã Trường Sơn).

+ Lao động nông nghiệp là 7.155 người chiếm 81,7% tổng số lao động, chủ yếu ở xã Trường Sơn và Phú Định.

Do diện tích đất nông nghiệp ít dẫn đến lao động nông nghiệp dư thừa sẽ chuyển sang sản xuất lâm nghiệp sau khi kết thúc mùa vụ để tăng nguồn thu nhập, bên cạnh đó còn có nguồn lao động của các địa phương khác ở trong vùng. Dự kiến có khoảng 1.000 lao động nhàn rỗi, đây là điều kiện thuận lợi để Lâm trường hợp đồng sản xuất theo mùa vụ nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất trong thời qua cũng như sau này.

b. Phong tục tập quán và văn hóa

- Với tỷ lệ người Vân Kiều chiếm đa số, nhìn chung ở xã Trường Sơn, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn với những nét đặc trưng ở các vùng sinh sống của người Vân Kiều nói chung trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình.

- Hiện tại vẫn còn tình trạng cúng bái để chữa bệnh, sau ba ngày không khỏi mới mang người bệnh tới các cơ sở chăm sóc y tế của xã. Thêm vào đó, hiện vẫn còn hiện tượng tảo hôn và sinh con thứ 3 trở lên. Tình hình du canh du cư, đốt nương làm rẩy đã cơ bản chấm dứt.

c. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội

* Giao thông

- Tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây chạy qua địa phận Lâm trường với chiều dài 40 km, nền đường bê tông rộng 6,0 m có chất lượng tốt.

- Tuyến Tỉnh lộ 11 từ Đồng Hới - Trường Sơn qua địa phận lâm trường với chiều dài 21 km, nền đường nhựa rộng 4,0 m chất lượng tốt.

- Hệ thống đường xương cá trong địa phận lâm trường có chiều dài 52,0 km chủ yếu là đường vận chuyển cũ, phần lớn đã bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Toàn bộ đường vận chuyển là đường đất, chỉ lưu thông được trong mùa khô.

- Hiện tại, trên địa bàn khu vực Lâm trường Trường Sơn, tất cả các xã đều đã có đường giao thông nối liền trung tâm xã tới các vùng trọng điểm phát triển kinh tế, thương mại của huyện và tỉnh. Ở xã Phú Định và thị trấn Nông trường Việt Trung, đường giao thông cấp thôn đã được cải thiện đáng kể, đường đã rải đá cấp phối. Tuy nhiên, đường giao thông ở các bản của xã Trường Sơn chất lượng vẫn còn kém. Hầu hết là đường đất và điều đó gây cản trở rất lớn cho việc đi lại của bà con vào mùa mưa. Đường mòn đi vào các bản Zìn Zìn và P.Loang là đường vận chuyển gỗ của Lâm trường Trường Sơn, phải đi qua nhiều khe suối sâu và rộng, về mùa mưa có thể không đi được.

* Thông tin liên lạc

Ở xã Phú Định và Việt Trung đã có bưu điện để phục vụ nhu cầu thông tin, liên lạc của nhân dân, sóng điện thoại di động đã phủ gần như đầy đủ trên toàn địa bàn (tất cả các mạng di động của Quảng Bình). Từ trung tâm xã tới các khu vực xung quanh đã trang bị hệ thống loa truyền thanh, một công cụ hữu hiệu trong công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân.

Tuy nhiên, tại xã Trường Sơn, vùng trọng điểm trong Lâm phần Lâm trường Trường Sơn, hiện tại vẫn chưa có bưu điện và sóng điện thoại chỉ phủ được ở khu vực trung tâm chỉ có mạng Vinaphone và tại văn phòng Lâm trường đã có mạng Vietel. Số lượng điện thoại cố định cũng ít, chỉ có ở UBND, trường học, đồn biên phòng, trạm

huyện đội cơ sở. Người dân chỉ có thể dùng điện thoại di động trong phạm vi hạn hữu. Hệ thống truyền thanh, phát thanh cũng chưa được phát triển.

* Y tế - kế hoạch hóa gia đình

Tất cả các xã đều được trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác khám và chữa bệnh của bà con tại các trạm y tế xã. Tuy nhiên, với địa bàn quá rộng và giao thông khó khăn như Trường Sơn, cán bộ y tế phải về làm việc tại cơ sở là các thôn, bản nhưng hiện nay vẫn chưa XD được các trạm y tế dự phòng hoặc trạm y tế cơ sở tại các thôn, bản.

Ngành y tế vẫn thường xuyên phát thuốc men cho nhân dân, nhất là trong các đợt phòng chống dịch hạch, tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình. 100% bệnh nhân được điều trị phòng chống sốt rét, không có bệnh nhân mắc bệnh dịch sốt xuất huyết.

* Giáo dục

Chất lượng dạy và học được đổi mới, số lượng học sinh ở các bản của xã Trường Sơn, đặc biệt là học sinh cấp II đã tăng lên rõ rệt. Các em được đến trường đúng tuổi. Mở thêm các lớp bổ túc và vận động các em tham gia phổ cập giáo dục. Đa số tại các bản xa học sinh đã được phổ cập đến lớp 3, đủ khả năng đọc, viết thành thạo. Trong hè, sau khi đạt phổ cập, các em được bổ trợ kiến thức để tốt nghiệp tiểu học.

Năm học 2018-2019, xã Trường Sơn có 913 học sinh trong đó số học sinh người Vân Kiều chiếm 64,5% (589 em), tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 63,6%, phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt 56,1%. Các trường học của Việt Trung có tổng số 20 em đạt học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh, trong đó tiểu học có 7 em, trung học cơ sở (THCS) có 7 em và trung học phổ thông (THPT) có 6 em qua đó cho thấy chất lượng học tập, giáo dục của địa phương khá tốt.

* Tình hình sản xuất nông nghiệp

Với diện tích phần lớn là vùng núi, xã Trường Sơn đặc biệt khó khăn hơn trong phát triển, sản xuất nông nghiệp so với các xã khác là Phú Định, thị trấn NT Việt Trung.

Có nhiều loại hình cây trồng, cơ cấu mùa vụ được áp dụng ở xã Trường Sơn cho thấy nỗ lực tìm kiếm mô hình phát triển nông nghiệp phù hợp với địa phương đặc biệt khó khăn. Trong khi đó, với diện tích đất canh tác bằng phẳng, thuận lợi hơn, rõ ràng xã Phú Định và nông trường Việt Trung có cơ cấu cây trồng đơn giản hơn với các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả hơn.

Tại xã Trường Sơn, đã tập trung thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ, tổng diện tích giao là 1.186,3 ha. Tiếp tục rà soát bóc tách diện tích từ các Lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ giao xã quản lý, xử lý các tồn động liên quan đến đất đai. Về cơ bản, hầu hết các hộ dân của xã Trường Sơn đều được tham gia công tác trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, trung bình 12ha/hộ, chỉ một số ít các hộ không tham gia (công chức, bộ đội hoặc kinh doanh thương mại, dịch vụ khác).

Ngoài việc phát triển diện tích và chất lượng các loại rừng trồng, khoanh nuôi bảo vệ với sự hỗ trợ của Nhà nước là 2 triệu đồng/ha (bao gồm cả tiền cây giống khoảng 500 nghìn đồng), các lâm sản phụ cũng được khai thác (chưa thống kê được trữ lượng) vừa phục vụ nhu cầu tại chỗ (tre nứa, măng, lá cọ), vừa làm háng hóa, nguyên liệu xuất đi nơi khác ( Song, mây, chít) qua đó đóng góp đáng kể vào thu nhập cho những người tham gia.

* Dịch vụ xã hội và thương mại

Ở Trường Sơn có có các dịch vụ thương mại khác như hàng quán, bưu chính viễn thông... nhưng tất cả còn khá đơn giản, chưa đảm bảo được nhu cầu tại chỗ và sức mua cũng hạn chế do mức sống thấp của đa phần người Vân Kiều. Chỉ ở khu vực trung tâm xã mới có nhiều dịch vụ, hàng hóa và thương mại, đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu, tại chỗ. Còn lại ở các bản hầu như không có hoặc chỉ có 1-2 hộ dân tham gia vào các dịch vụ này, như vận chuyển các vật dụng thiết yếu từ trung tâm xã về bán tại bản, sau đó thu mua lâm sản của thôn bản để bán cho các nhà tiêu thụ trung gian ở xã hoặc mối lái dưới xuôi.

Ở thị trấn Nông trường Việt Trung, các loại hình dịch vụ phát triển ổn định hơn với 15 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 410 cơ sở sản xuất kinh doanh buôn bán thương mại và dịch vụ khác qua đó tạo thu nhập ổn định cho người lao động trong các loại hình dịch vụ này trung bình từ 0,9-1,2 triệu đồng/tháng.

Ở Phú Định đã phát triển trở lại nghề làm nón, cũng giống như ở Việt Trung, ở đây đã có chợ là trung tâm thương mại của xã.

* Ảnh hưởng tích cực

- Lực lượng lao động trên địa bàn khá lớn, nhưng chủ yếu là lao động phổthông, đã quen với hoạt động trong nghề rừng. Đây là yếu tố thuận lợi cho Lâmtrường thu hút được lao động hợp đồng công việc theo mùa vụ để tham gia vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Lâm trường.

- Kết cấu hạ tầng như đường, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, trạm xá... trên địa bàn ngày càng được nhà nước quan tâm đầu tư bằng các chương trình, Dự án cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho Lâm trường trong

việc tổ chức SXKD, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên và người dân trên địa bàn.

- Quỹ đất sản xuất lâm nghiệp của cộng đồng khá lớn, đặc biệt là xã Trường Sơn, điều là cơ sở thuận lợi để tổ chức phát triển sản xuất lâm nghiệp cho cộng đồng.

* Ảnh hưởng tiêu cực

- Lâm trường đóng trên địa bàn là xã miền núi, vùng cao, trình độ dân trí thấp và vẫn còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu. Về cơ sở hạ tầng mặc dù đã được nhà nước đầu tư rất nhiều so với trước đây nhưng nhìn chung so với mặt bằng xã hội thì vẫn còn kém, đặc biệt là một số bản ở xa.

- Trình độ nhận thức, tiếp thu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm bắt những tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, do đó phần nào ảnh hưởng đến thu hút lực lượng lao động trên địa bàn vào hoạt động SXKD của Lâm trường.

- Lực lượng lao động nhàn rổi trong cộng đồng địa phương khá nhiều, trong đó một số bộ phận lao động không chịu khó lao động sản xuất mà chủ yếu là sốngdựa vào rừng, điều này gây nên áp lực về quản lý và bảo vệ rừng ch Lâm trường.

Nhìn chung tình hình kinh tế xã hội khu vực có nhiều thuận lợi cho việc quản lý tài nguyên và sản xuất kinh doanh của Lâm trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số quy luật cấu trúc lâm phần cây huỷnh (tarrietia javanica blume) tại lâm trường trường sơn tỉnh quảng bình (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)