Rừng cógiátrị bảo tồn cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số quy luật cấu trúc lâm phần cây huỷnh (tarrietia javanica blume) tại lâm trường trường sơn tỉnh quảng bình (Trang 48 - 54)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.3. Rừng cógiátrị bảo tồn cao

Rừng có giá trị bảo tồn cao được hình thành trong bối cảnh chứng chỉ rừng. Nguyên tác 9 trong số các nguyên tắc và tiêu chí cấp chứng chỉ rừng của Hội đồng Quản trị rừng thế giới được dung để nhận biết riêng các loại rừng có giá trị cao và cần được

bảo vệ đặc biệt do một hoặc một số đặc trưng có liên quan đến thuộc tính của hệ sinh thái, các dịch vụ môi trường và các giá trị xã hội của chúng

Nhằm đưa ra những hướng đẫn chi tiết hơn cho các nhà quản lý rừng, FSC đi xa hơn trong việ định nghĩa rừng có giá trị bảo tồn cao như là những loại rừng có giá trị đặc tính sau:

-HCV1: Rừng chứa đựng các giá trị đa dạng sinh học có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu.

-HCV2: Rừng cấp cảnh quan lớn có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu nằm trong hoặc bao gồm đơn vị quản lý rừng, nơi mà nhiều quần xã của hầu hết nếu không phải tất cả các loài xuất hiện tự nhiên tồn tại trong những mẫu chuẩn tự nhiên.

-HCV3: Rừng thuộc về bao gồm những hệ sinh thái hiếm, đang bị đe dọa hoặc nguy cấp.

-HCV4: Rừng cung cấp những dịch vụ tự nhiên cơ bản trong những tình huống quan trọng.

-HCV5: Rừng đóng vai trò nền tảng trong việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của cộng đồng địa phương

-HCV6: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương ( khu vự có ý nghĩa văn hóa, sinh thái, kinh tế hoặc tôn giáo được nhận biết qua hợp tác với các cộng đồng địa phương đó).

Bảng 3.2: Tổng hợp địa danh, diện tích rừng có giá trị bảo tồn ca Diện tích (HCVF) (ha) Trong đó HCV1 HCV2-HCV3 HCV4 HCV5-HCV6 1.090,51 1.090,51 1.090,51 1.090,51 - 1.274,13 1.274,13 1.274,13 1.274,13 - 1.681,47 1.681,47 1.681,47 1.681,47 - 997,20 997,20 997,20 997,20 - 909,21 - - 909,21 - 1.350,13 - - 1.350,13 - 1.022,11 1.022,11 1.016,94 1.016,94 794,79 794,79 932,44 932,44 1.354,35 - - - 1.354,35 438,52 - - - 438,52 158.43 - - - 158.43 411,80 - - 411,80 1.601,70 1.601,70 1.601,70 1.601,70 - 1.396,12 412,90 412,90 412,90 983,22 665,14 - - - 665,14 313.51 - - - 313.51 176.81 - - - 176.81 254,70 254,70 254,70 254,70 - 17.840,01 11.078,89 7.312,61 9.571,95 4.501,78

(Nguồn: Lâm trường Trường Sơn)

(Nguồn: Lâm trường Trường Sơn)

Đánh giá chung

Lâm trường Trường Sơn là một đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng và phát triển rừng của tỉnh Quảng Bình. Trong những năm qua Lâm trường và Công ty Long Đại, cùng với sự giúp đỡ của các ban ngành liên quan, đã nỗ lực cố gắng tập trung cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả điều tra rừng của Lâm trường đã chứng tỏ rừng ở Lâm trường có trữ lượng lớn, độ che phủ trên 79%, trữ lượng bình quân của rừng khai thác đạt 194,1 m3/ha.

Tuy nhiên, việc quản lý rừng hiện nay so với 10 nguyên tắc quản lý rừng bềnvững của FSC còn chưa đạt yêu cầu. Đây là vấn đề cần được thay đổi để hướng tới quản lý rừng bền vững trên cả 3 khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường. Cụ thể, một số tồn tại cần khắc phục trong chu kỳ kinh doanh rừng sắp tới là:

- Việc theo dõi đánh giá diễn biến tài nguyên rừng chưa thực hiện tốt, chỉ thực hiện lồng ghép 5 năm 1 lần theo Phương án điều chế đơn giản của giai đoạn phục vụ cho công tác quy hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm, do đó chưa phản ánh kịp thời diển biến tài nguyên rừng. Ví dụ như sản lượng khai thác hàng năm cấp chỉ tiêu ít hơn so với năng lực rừng, trong khi đó, tỷ lệ cây chết do thành thục tự nhiên trong lâm phần khá lớn (20,5 m3/ha).

- Quy mô và số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng đã giảm, nhưng việc khai thác, vận chuyển và mua bán lâm sản trái phép vẫn còn diễn ra và chưa chấm dứt hẳn

- Sự chia sẻ lợi ích từ rừng và đất rừng giữa chủ rừng và cộng đồng người dân địa phương vẫn còn mâu thuẫn. Lợi ích kinh tế từ rừng mà người lao động cũng như cộng đồng địa phương trên địa bàn được hưởng chưa tương xứng với công lao động và sự đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng.

- Việc quản lý rừng từ trước đến nay chỉ coi trọng lợi ích kinh tế, mà còn xem nhẹ mục tiêu xã hội và bảo vệ môi trường, thể hiện ở chỗ khi xây dựng phương án quản lý rừng, các tác động xã hội và môi trường đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường chưa được đánh giá, vậy nên cũng chưa đưa ra được biện pháp quản lý rừng khả thi nhất.

- Hiệu quả kinh doanh rừng trên 1 đơn vị diện tích rừng chưa cao;

- Việc tiếp cận quản lý rừng bền vững của CBCNV và người dân trên địa bàn còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số quy luật cấu trúc lâm phần cây huỷnh (tarrietia javanica blume) tại lâm trường trường sơn tỉnh quảng bình (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)