3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.6.2. Cấu trúc N/H của lâm phần
Phân bố số cây theo cấp chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hình thái của quần thể thực vật và quy luật kết cấu lâm phần. Về phương diện sinh thái học nó biểu thị cho quá trình cạnh tranh để dành không gian sống của các cá thể cùng loài hay khác loài, trong quá trình đó những cá thể nào có sức sống tốt sẽ vươn lên tầng trên, những cá thể có sức sống yếu sẽ bị đào thải. Đối với rừng tự nhiên nhiều tầng, cấu trúc này rất phức tạp, việc nghiên cứu cấu trúc số cây theo cấp chiều cao có thể đánh giá được cấu trúc tầng thứ cũng như tỷ lệ các loài trong các tầng rừng qua đó hiểu được quy luật phân bố tán cây trong lâm phần.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định, sự phân tầng của rừng theo chiều thẳng đứng có ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ, chống xói mòn đất. Rừng tự nhiên khác tuổi hỗn loài, cấu trúc tầng thứ phản ánh sự phân chia ánh sáng giữa các nhóm quần thụ cây khác nhau về đặc điểm sinh thái, năng lực sinh trưởng và mức độ thành thục. Cấu trúc tầng thứ còn phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái, nó mô phỏng hàng loạt các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa cây cao và cây thấp, cây cùng loài hay khác loài, cùng tuổi hay khác tuổi.
Bảng 3.15. Nắn phân bố N/H theo hàm Weibull TTR THAM SỐ χ2 χ205 β γ TXG 1.5 0.03561 17.61257 18.30704 TXB 1.7 0.023001 15.44399 16.91898 TXN 1.6 0.029936 15.50006 16.91898
(Nguồn: số liệu điều tra 2019)
Từ bảng 3.15, chúng ta có với các tham số β như vậy thì các giá trị χ2< χ205từ đó kết luận phân bố sô cây theo chiều cao (N/H) của 3 trạng thái rừng đều tuân theo quy luật phân bố Weibull và nhìn từ giá trị β của 3 trạng thái rừng thì đều có giá trị nhỏ hơn 3 nên đò thị của 3 trạng thái rừng sẽ có dạng lệch trái.
Bảng 3.16. Phân bố N/H theo hàm Weibull
H TXG TXB TXN ftt flt ftt flt ftt flt 7 19 13 10 8 15 11 9 40 50 31 40 38 50 11 74 60 66 56 69 63 13 70 58 74 59 80 63 15 54 51 63 53 66 55 17 30 41 39 43 42 44 19 30 32 28 32 31 33 21 22 23 16 23 19 23 23 17 16 10 15 13 16 25 11 11 7 9 8 10 27 4 7 4 5 2 6 29 3 8 1 0 0 0 31 1 0 0 0 0 0 375 371 349 343 383 375
Từ bảng 3.16 ta thấy số cây theo chiều cao giảm dần khi chiều cao tăng lên và tập trung nhiều tại chiều 10 – 15 m từ đó cho thấy được trạng thái rừng có Huỷnh phân bố này là rừng mới phục hồi do nguyên nhân từ chiến tranh và tác động của con người vào rừng.
Tóm lại. từ các phân bố trên cho thấy các trạng thái rừng có Huỷnh phân bố đều là rừng non và rừng mới phục hồi. Vì vậy biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm nâng cao chất lương và năng suất rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng bổ sung làm giàu rừng… là rất cần thiết.