Cấu trúc N/D vàN/H của lâm phần cóHuỷnh phân bố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số quy luật cấu trúc lâm phần cây huỷnh (tarrietia javanica blume) tại lâm trường trường sơn tỉnh quảng bình (Trang 61)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.6. Cấu trúc N/D vàN/H của lâm phần cóHuỷnh phân bố

3.6.1. Cấu trúc N/D của lâm phần

Nhân tố đường kính là một nhân tố được đánh giá rất quan trọng, là chỉ tiêu cơ bản dùng để xác định thể tích của cây, trữ lượng, sản lượng lâm phần, mặt khác phân bố số cây theo nhóm đường kính là một phân bố tổng quát nhất khi nghiên cứu cấu trúc rừng nhiệt đới tự nhiên hỗn loài. Kết quả điều tra phân bố số cây theo cấp đường kính của các trạng thái rừng ở khu vực nghiên cứu.

a) Nắn phân bố N/D theo hàm Meyer

Từ kết quả xử lý số liệu ta có được bảng tổng hợp kết quả nắn phân bố N/D theo hàm Meyer của từng trạng thái rừng:

Bảng 3.10. Nắn phân bố N/D theo hàm Meyer TTR THAM SỐ χ2 χ205 α β TXG 176.4856 0.06751 19.24475 19.67514 TXB 207.1338 0.0839 12.59159 16.91898 TXN 468.7007 0.11985 81.96649 14.067

(Nguồn: số liệu điều tra 2019)

Từ bảng 3.10, ta thấy các giá trị của χ2 của trạng thái rừng TXG và TXB có giá trị bé hơn χ2 05 từ đó kết luận phân bố số cây theo đường kính (N/D) của 2 trạng thái rừng (TXG và TXB) tuân theo phân bố Meyer. Từ đó ta có bảng phân bố số cây theo đương kính (N/D)

Bảng 3.11. Phân bố số cây theo đường kính của các trạng thái rừng

D TXG TXB ftt flt ftt flt 10 66 90 84 90 14 80 69 65 64 18 56 52 37 46 22 42 40 39 33 26 23 31 33 23 30 27 23 31 17 34 22 18 15 12 38 12 14 10 9 42 14 10 12 6 46 5 8 9 14 50 9 6 5 0 54 5 13 3 0 58 6 0 2 0 62 3 0 1 0 66 1 0 1 0 70 1 0 1 0 74 1 0 1 0 78 1 0 0 0 82 1 0 0 0 n 375 373 349 313

Từ bảng 3.11, ta thấy phân bố số cây theo đường kính của 2 trạng thái rừng đều có phân bố giảm, số cây ở cả 2 trạng thái rừng tập trung phần lớn ở cỡ kính 10 – 18 cm, phân bố lý thuyết của 2 trạng thái rừng đều có sự chênh lệch nhiều so với phân bố thực tế, đối với trngj thái rừng TXB thì số lượng cây trên OTC giữa phân bố lý thueeys và thực tế là chênh lệch lớn (349 và 313).

b) Nắn phân bố N/D theo hàm khoảng cách

Từ kết quả xử lý số liệu ta có bảng tổng các tham số và giá trị χ2

Bảng 3.12. Năn phân bố N/D theo hàm khoảng cách

TTR THAM SỐ χ2 χ205 ϒ α TXG 0.176 0.753589 8.463287 18.30704 TXB 0.240688 0.746411 12.34809 16.91898 TXN 0.221932 0.597841 5.939969 15.50731

(Nguồn: số liệu điều tra 2019)

Từ bảng 3.12 ta thấy các giá trị χ2 của cả 3 trạng thái rừng đều có giá trị bé hơn χ205 từ đó kết luận phân bố số cây theo đường (N/D) tuân theo phân bố khoảng cách. Ta có bảng phân bố N/D

Bảng 3.13. Phân bố N/D của các trạng thái rừng

D TXG TXB TXN ftt flt ftt flt ftt flt 10 66 66 84 84 85 85 14 80 80.00 65 65.00 111 120 18 56 56.00 37 37.00 71 72 22 42 42.00 39 39.00 53 43 26 23 23.00 33 33.00 27 26 30 27 27.00 31 31.00 18 15 34 22 22.00 15 15.00 10 9 38 12 12.00 10 10.00 3 5

D TXG TXB TXN ftt flt ftt flt ftt flt 42 14 14.00 12 12.00 1 8 46 5 5.00 9 9.00 1 50 9 9.00 5 14.00 1 54 5 19.00 3 1 58 6 2 1 62 3 1 0 66 1 1 0 70 1 1 0 74 1 1 0 78 1 0 0 82 1 0 0 375 375 349 349 383 383

(Nguồn: số liệu điều tra 2019)

Từ bảng 3.13, ta thấy có ít có sự chênh lệch giữa phân bố lý thuyết và thực tế chỉ có sự gộp lại về cỡ kính ở các trạng thái rừng.

Từ các phaan bố trên cho ta thấy ở các trạng thái rừng đều có số lượng giảm dần theo cỡ kính nên điều nay cho thấy ở các trạng thái rừng có Huỷnh phân bố chủ yếu là các trạng thái rừng non, mới phục hồi nguyên nhân là do sự tác động quá mức của người dân tác động đến rừng.

c) Kiểm tra tính thuần nhất của 3 trạng thái rừng

Do 3 trạng thái rừng có phân bố N/D tuân theo hàm khoảng cách của nên chúng ta kiểm tra 3 trạng thái rừng có thể dung chung được 1 phương hay không?

Bảng 3.14. Kiểm tra tính thuần nhất của 3 trạng thái rừng

trạng thái

rừng Wbi Wbi*bi Wbi*bi^2

χ2 χ205

TXG 111458.6 -8548.76 655.6809

TXB 155714.2 -10512.3 709.6902

TXN 49719.27 -5959.22 714.2571

Tổng 316892.1 -25020.3 2079.628 104.143 21.026

(Nguồn: số liệu điều tra 2019)

Từ bảng 3.14, chúng ta thấy giá trị χ2> χ205. Từ đó kết luận tham sô b chung của 3 trạng thái rừng là không tồn tại hay là 3 trang thái rừng có phân bố khoảng cách độc lập với nhau

3.6.2. Cấu trúc N/H của lâm phần

Phân bố số cây theo cấp chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hình thái của quần thể thực vật và quy luật kết cấu lâm phần. Về phương diện sinh thái học nó biểu thị cho quá trình cạnh tranh để dành không gian sống của các cá thể cùng loài hay khác loài, trong quá trình đó những cá thể nào có sức sống tốt sẽ vươn lên tầng trên, những cá thể có sức sống yếu sẽ bị đào thải. Đối với rừng tự nhiên nhiều tầng, cấu trúc này rất phức tạp, việc nghiên cứu cấu trúc số cây theo cấp chiều cao có thể đánh giá được cấu trúc tầng thứ cũng như tỷ lệ các loài trong các tầng rừng qua đó hiểu được quy luật phân bố tán cây trong lâm phần.

Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định, sự phân tầng của rừng theo chiều thẳng đứng có ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ, chống xói mòn đất. Rừng tự nhiên khác tuổi hỗn loài, cấu trúc tầng thứ phản ánh sự phân chia ánh sáng giữa các nhóm quần thụ cây khác nhau về đặc điểm sinh thái, năng lực sinh trưởng và mức độ thành thục. Cấu trúc tầng thứ còn phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái, nó mô phỏng hàng loạt các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa cây cao và cây thấp, cây cùng loài hay khác loài, cùng tuổi hay khác tuổi.

Bảng 3.15. Nắn phân bố N/H theo hàm Weibull TTR THAM SỐ χ2 χ205 β γ TXG 1.5 0.03561 17.61257 18.30704 TXB 1.7 0.023001 15.44399 16.91898 TXN 1.6 0.029936 15.50006 16.91898

(Nguồn: số liệu điều tra 2019)

Từ bảng 3.15, chúng ta có với các tham số β như vậy thì các giá trị χ2< χ205từ đó kết luận phân bố sô cây theo chiều cao (N/H) của 3 trạng thái rừng đều tuân theo quy luật phân bố Weibull và nhìn từ giá trị β của 3 trạng thái rừng thì đều có giá trị nhỏ hơn 3 nên đò thị của 3 trạng thái rừng sẽ có dạng lệch trái.

Bảng 3.16. Phân bố N/H theo hàm Weibull

H TXG TXB TXN ftt flt ftt flt ftt flt 7 19 13 10 8 15 11 9 40 50 31 40 38 50 11 74 60 66 56 69 63 13 70 58 74 59 80 63 15 54 51 63 53 66 55 17 30 41 39 43 42 44 19 30 32 28 32 31 33 21 22 23 16 23 19 23 23 17 16 10 15 13 16 25 11 11 7 9 8 10 27 4 7 4 5 2 6 29 3 8 1 0 0 0 31 1 0 0 0 0 0 375 371 349 343 383 375

Từ bảng 3.16 ta thấy số cây theo chiều cao giảm dần khi chiều cao tăng lên và tập trung nhiều tại chiều 10 – 15 m từ đó cho thấy được trạng thái rừng có Huỷnh phân bố này là rừng mới phục hồi do nguyên nhân từ chiến tranh và tác động của con người vào rừng.

Tóm lại. từ các phân bố trên cho thấy các trạng thái rừng có Huỷnh phân bố đều là rừng non và rừng mới phục hồi. Vì vậy biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm nâng cao chất lương và năng suất rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng bổ sung làm giàu rừng… là rất cần thiết.

3.7. Mạng hình phân bố

Cấu trúc mặt bằng thể hiện kiểu phân bố và sử dụng không gian dinh dưỡng trên mặt đấtrừng,kiểu dạng phân bố thường được chia thành ba kiểu: ngẫu nhiên, cụm hoặc đều; trong đó kiểuphân bố cụm thể hiện rừng chưa lợi dụng tốt không gian trên mặt đất. Cho nên chặt nuôi dưỡngphải bảo đảm sao cho phân bố cây trên mặt đất rừng đồng đều hơn, tạo ra phân bố cách đềuhoặc ngẫu nhiên, tránh để rừng ở trạng thái phân bố cụm, ảnh hưởng xấu đến quá trình tái sinh, sinh trưởng và phục hồi rừng. Tóm lại nghiên cứu phân bố cây trên mặt đất nhằm phục vụ choviệc đề xuất giải pháp kỹ thuật trong chặt nuôi dưỡng, tỉa thưa, khai thác để điều tiết mật độ trên bề mặt đất rừng. Kết quả nghiên cứu kiểu phân bố cây rừng ở các trạng thái rừng của lâm trường Trường Sơn được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.17. Kiểu phân bố cây ở 3 trạng thái rừng có Huỷnh phân bố

Trạng thái N (lần đo) X (cự ly) λ U (1.96 và -1.96) Kết luận TXG 45 2.46 0.0667 3.4693 196 Cách đều TXB 45 2.57 0.062 3.5914 196 Cách đều TXN 45 2.83 0.0681 6.1265 196 Cách đều

(Nguồn: số liệu điều tra 2019)

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.17 cho thấy kiểu phân bố cây rừng của các trạng thái rừng ở lâm trường đều có U>1,96 nên cây rừng phân bố trên mặt bằng của lâm phần là phân bố cách đều.

3.8. Quan hệ sinh thái giữa Huỷnh với các loài ưu thế

Để nghiên cứu sâu về mối quan hệ qua lại giữa Huỷnh và các loài trong rừng tự nhiên là rất cần thiết cho việc điều chỉnh tổ thành loài cây trong các lâm phần rừng tự nhiên khi cần tác động các giải pháp lâm sinh và quan trọng hơn là làm cơ sở cho việc lựa chọn và phối hợp các loài cây với Huỷnh trong trồng rừng hỗn loài.

Trong rừng tự nhiên, các loài cây có chỉ số IV%>5% được xem là những loài đóng vai trò quan trọng trong hình thành sinh thái rừng. Do đó, đề tài chọn những loài có chỉ số IV%>5% để xem xét quan hệ sinh thái giữa chúng với loài Huỷnh.

Kiểm tra mối quan hệ sinh thái giữa loài Huỷnh và các loài ưu thế khác trong các lâm phần nghiên cứu dựa trên hệ số tương quan Pearson (ᵨ)và χ2 theo mô tả ở phần phương pháp nghiên cứu và kết quả được tổng hợp ở bảng 3.18

Bảng 3.18. Mối quan hệ sinh thái loài giữa Huỷnh với nhóm loài ưu thế

Loài A Loài B nA (c)

nB (b)

nAB

(a) nAB-d P(A) P(B) P(AB) Χ2 Quan hệ

Huỷnh Chủa 6 14 3 7 0.30 0.57 0.10 -0.31 2.81 NN Huỷnh Bời lời 3 9 6 12 0.30 0.50 0.20 0.22 1.40 NN Huỷnh Lim xanh 4 11 5 10 0.30 0.53 0.17 0.03 0.02 NN Huỷnh Ngát 2 16 7 5 0.30 0.77 0.23 0.02 0.13 NN Huỷnh Táu nước 3 10 6 11 0.30 0.53 0.20 0.17 0.89 NN Huỷnh Re đá 8 8 1 13 0.30 0.30 0.03 -0.27 2.14 NN

(Nguồn: số liệu điều tra 2019)

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.18 cho thấy toàn bộ các giá trị tính toán của trị số Χ2 đều nhỏ hơn 3,84 (mức ý nghĩa 0,05) ở tất cả các so sánh theo từng cặp loài. Từ đó cho thấy rằng Huỷnh chỉ có mối quan hệ ngẫu nhiên với các loài ưu thế khác trong lâm phần.

Như vậy, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, các loài ưu thế trong tổ thành rừng tự nhiên nơi có Huỷnh phân bố là tồn tại độc lập với nhau và không lệ thuộc lẫn nhau, không có quan hệ tương hỗ hoặc bài xích giữa loài Huỷnh với các loài ưu thế khác trong tổ thành rừng. Từ đây cho thấy, khả năng chung sống cùng với loài khác trong lâm phần của Huỷnh là khá rộng. Do vậy việc lựa chọn loài cây để tạo rừng trồng hỗn giao hay loài cây cần loại trừ trong quá trình nuôi dưỡng các lâm phần có Huỷnh phân bố ít bị chi phối bởi mối quan hệ sinh thái loài.

3.9. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng bằng cây Huỷnh

Huỷnh là cây bản địa mộc nhanh, tái sinh dễ, mật độ, tổ thành lớn, gỗ thẳng đẹp có giá trị cao... Phù hợp với điều kiện sinh thái của lâm trường. Chính vì vậy việc gây trồng và phục hồi rừng với tổ thành cây bản địa có cây Huỷnh làm loài cây ưu thế là hướng đi đúng đắn, Qua đó tiến hành đưa ra một số giải pháp khoanh

nuôi phục hồi rừng, nuôi dưỡng, làm giàu rừng bằng cây Huỷnh trên diện tích phân bố sinh thái của chúng như sau:

- Khoanh nuôi phục hồi rừng

+ Đối tượng: Gồm những diện tích đất trống có cây gỗ rải rác tổng số là 891,27ha tại các tiểu khu 276B; 274; 275; 277; 278; 279;280; 281; 299; 300; 301; 302; 303; 304; 305; 316; 317; 318; 326; 328; 329; 335; 336, trong đó:.

+ Biện pháp:Có 2 biện pháp tác động:

- Khoanh nuôi mức độ thấp (XTTS tự nhiên):

Hàng năm các đơn vị tiến hành thiết kế và lập hồ sơ khoanh nuôi không trồng bổ sung.

Giao khoán cho các hộ gia đình thành viên, hoặc cộng đồng, làng bản. Tiến hành ngăn chặn các hoạt động có hại đến quá trình phục hồi rừng như: Chăn thả súc vật, chặt củi, đốt nương làm rẫy...

Thời gian khoanh nuôi phục hồi rừng 5 năm.

- Khoanh nuôi mức độ cao (Khoanh nuôi XTTS có trồng bổ sung): Tiến hành thiết kế và lập hồ sơ khoanh nuôi có tác động.

Mật độ trồng từ 150 – 300 cây/ha.

Loài cây trồng: Huỷnh, Trường, Gội, Vạng, Gụ Lau, Lim Xanh, Giổi... Cây con có thể được lấy từ các khu rừng giàu và rừng trung bình, gần khu khoanh nuôi.

Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Chiều cao lớn hơn 0,5 m, sinh trưởng tốt. Biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thời gian thực hiện theo quy phạm kỹ thuật khoanh nuôi phục hồi rừng có trồng bổ sung (QPN 21-98).

Căn cứ tình hình tái sinh trên vùng phân bố sinh thái Huỷnh thì tiến hành chia thành hai mức độ khoanh nuôi có tác động:

+ Mật độ cây tái sinh thuộc nhóm loài kinh doanh (Huỷnh, Gụ Lau, Lim Xanh, Trường Chua, Trường Vải...) có chiều cao H > 1 m, mật độ > 400 cây/ha, thì không cần trồng bổ sung, chỉ tiến hành phát dọn dây leo, bụi rậm, tạo không gian dinh dưỡng cho cây tái sinh phát triển.

+ Mật độ cây tái sinh thuộc nhóm loài mục đích có chiều cao H > 1 m, mật độ < 400 cây/ha, thì căn cứ vào mật độ tái sinh điều tra để quyết điịnh mật độ trồng bổ sung.

- Làm giàu rừng

+ Đối tượng: Bao gồm rừng phục hồi, rừng nghèo, có số lượng và chất lượng các loài cây gỗ tái sinh mục đích chưa phù hợp với yêu cầu kinh doanh.

+ Diện tích đưa vào làm giàu rừng là: 175 ha thuộc các tiểu khu rừng phục hồi, rừng nghèo (316; 305;279; 304; 305; 316; 329)

+ Biện pháp:

- Tập đoàn cây trồng làm giàu rừng: Với mục đích kinh doanh rừng gỗ, dựa vào đặc điểm sinh thái của cây trồng làm giàu, tổ thành, đặc điểm của cây tái sinh thuộc vùng phân bố sinh thái cây Huỷnh. Đề xuất tập đoàn cây làm giàu như sau: Huỷnh, Gụ Lau, Trường Chua, Trường Vải, Ngát

- Mục tiêu của làm giàu rừng là tận dụng sự hỗ trợ của nền rừng cũ, nhằm xây dựng rừng mới với cây trồng làm giàu chiếm ưu thế.

- Mật độ trồng làm giàu từ 150 – 300 cây/ha. Cây làm giàu phải có chiều cao lớn hơn 0,5 m, sinh trưởng tốt. Có thể lấy cây làm giàu từ những trạng thái rừng giàu và rừng trung bình có mật độ tái sinh lớn, nhưng phải có sự kiểm tra chặt chẻ. - Kỹ thuật làm giàu, chăm sóc thực hiện theo quy phạm kỹ thuật QPN21 – 92 áp dụng cho rừng sản xuất gỗ.

- Nuôi dưỡng rừng

+ Đối tượng: Bao gồm rừng trạng thái có đủ các tiêu chuẩn về mật độ và chất lượng cây gỗ, cây tái sinh phù hợp với mục đích kinh doanh.

+ Diện tích đưa vào nuôi dưỡng thuộc vùng phân bố sinh thái cây Huỷnh là: 19.245,5 ha

+ Biện pháp:

- Điều chỉnh và tạo tổ thành cây đứng cũng như cây tái sinh phù hợp với mục đích kinh doanh.

kinh tế, những cây chèn ép cây mục đích... Tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển nhanh và điều chỉnh rừng theo cấu trúc định hướng.

- Tất cả đối tượng rừng đưa vào nuôi dưỡng đều không được hạ thấp độ tàn che của rừng xuống dưới 0,5.

- Biện pháp kỹ thuật bài cây, số lần và thời điểm chặt thực hiện theo quy phạm kỹ thuật QPN14 – 92 áp dụng cho rừng sản xuất gỗ.

.

1. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu các nội dung, chúng tôi có một số kết luận:

1. Về tổ thành tầng cây cao: Các trạng thái có Huỷnh phân bố trong khu vực nghiên cứu dao động từ 31 - 44 loài. Các loài cây chiếm ưu thế gồm Bời lời vòng, Bưởi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số quy luật cấu trúc lâm phần cây huỷnh (tarrietia javanica blume) tại lâm trường trường sơn tỉnh quảng bình (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)