Cấu trúc tổ thành tầng cây cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số quy luật cấu trúc lâm phần cây huỷnh (tarrietia javanica blume) tại lâm trường trường sơn tỉnh quảng bình (Trang 55 - 56)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao

Công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng IV% là chỉ số chỉ mức độ quan trọng của loài đối với lâm phần mà nó phân bố. Chỉ số IV% không chỉ phụ thuộc vào số cây mà còn phụ thuộc vào tổng tiết diện ngang của loài trong hệ sinh thái, loài có chỉ số IV% càng cao thì mức độ ảnh hưởng của nó tới lâm phần càng lớn và ngược lại. Những loài có chỉ số IV% ≥ 5% được coi là những loài kiến tạo nên hoàn cảnh rừng, tạo ra sinh cảnh của lâm phần.

Huỷnh thường mọc hỗn giao với các loài khác ở trong các trạng thái rừng hỗn giao lá rộng thường xanh tạo thành các quần xã ổn định, có quy luật sắp xếp theo không gian và thời gian. Kết quả điều tra tại khu vực lâm trường Trường Sơn được tổng hợp ở bảng 3.3

Bảng 3.3: Tổng hợp về các chỉ số Ni%, Gi% và IV%

Trạng thái rừng loài số cây Dtb Htb Ni% Gi% IV%

TXG Bời lời 43 19.3 13.6 11.54 6.78 9.2 Chủa 66 29.4 16.3 17.69 30.27 23.9 Trám trắng 9 61 26.5 2.31 12.76 7.5 Lim Xanh 55 15.1 11.1 14.62 4.97 9.8 33 loài khác 196 49.5 TXB Bời lời 17 26 15.2 4.85 7.07 6 Chủa 71 26.71 16.7 20.39 35.8 28.1 Ngát 27 14 11.4 7.77 3.54 5.7 Re đá 17 21.4 14.8 4.85 5.35 5.1 Táu nước 20 24 14 5.83 8.33 7.1 26 loài khác 197 47.2 TXN Chủa 40 16.3 12.8 10.4 8.8 9.6 Khổng 15 21.8 13.2 4 9.6 6.8 Nhọ nồi 40 14.4 11.9 10.4 6.8 8.6 Táu nước 18 19.4 12.8 4.8 5.4 5.1 36 loài khác 270 69.9

(Nguồn: số liệu điều tra 2019)

Từ bảng cho thấy số lượng loài xuất hiện cùng với Huỷnh khá đa dạng và có số lượng cây là khá lớn và có cấu trúc tổ thành được tổng hợp ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tổ thành theo IV% trên các trạng thái rừng tự nhiên có Huỷnh phân bố

Trạng thái rừng Số loài Công thức tổ thành

TXG 37 23,9 Chủa+9,8 Lim xanh+9,1 bời lời+7,5 Trám trắng+49,5 loài khác

TXB 31 5,9 Bời lời+28,0 Chủa+ 5,7 Ngát+ 5,1 Re đá +7,1 Táu nước + 47,2loài khác

TXN 40 9,5 chủa + 8,6 Nhọ nồi + 6,8 Khổng + 5,1 Táu nước +69,9 Loài khác

(Nguồn: Số liệu điều tra 2019)

Kết quả tổng hợp ở bảng 3.4 cho thấy:

Số loài xuất hiện ở các trạng thái rừng dao động từ 31 đến 4 loài. Trong đó: Với trạng thái TXG thì có công thức tổ thành là 23,9 Chủa+9,8 Lim xanh+9,1 bời lời+7,5 Trám trắng+49,5 (33 loài khác) với loài Huỷnh chỉ đạt chỉ số 4,4% >5% nên không tham gia vào công thức tổ thành.

Với tạng thái rừng TXB thì có công thức tổ thành là 5,9 Bời lời+28,0 Chủa+ 5,7 Ngát+ 5,1 Re đá +7,1 Táu nước + 47,2 (26 loài khác) vơi loài Huỷnh chỉ đạt 2,2% >5% nên không tham gia vào công thức tổ thành.

Với tạng thái rừng TXN thì có công thức tổ thành là 9,5 chủa + 8,6 Nhọ nồi + 6,8 Khổng + 5,1 Táu nước +69,9 (36 Loài khác) với loài Huỷnh là 2,8% >5% nên không tham gia vào công thức tổ thành.

Kết luận ở các trạng thái rừng thì loài cây chủ yếu tham gia vào công thức tổ thành loài là Bời lời và Chủa đều tham gia công thức tổ thành của 3 trạng thái rừng. b)

Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số quy luật cấu trúc lâm phần cây huỷnh (tarrietia javanica blume) tại lâm trường trường sơn tỉnh quảng bình (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)