Khái quát tình hình sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 30 - 32)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.2.1. Khái quát tình hình sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ở Việt Nam

Sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa là việc dùng quỹđất đểtáng người đã chết (để xây các mộ phần, khu lưu trữ tro) và xây dựng các công trình phục vụ việc táng (nhà tang lễ, đài tưởng niệm, nhà hỏa táng, đường, hệ thống xử lý rác, nước thải,...)

Theo các số liệu thống kê, hiện nay tỷ lệ diện tích đất nghĩa trang trong các đô thị khá lớn. Trong đó, đa phần (chiếm 80%) là các nghĩa trang nhân dân riêng của các phường, xã, làng, bản, cụm dân cư vẫn đang hoạt động không thuộc sự quản lý của chính quyền địa phương. Trong các nghĩa trang nhân dân đô thịđã khảo sát, hiện tại tỷ lệ sử dụng diện tích đất dùng cho mai táng là khá cao, lên tới 60 - 90% tổng diện tích đất nghĩa trang. Diện tích đất dành cho giao thông nội bộ hiện thường chiếm từ 9,35 - 20,07%; diện tích đất dành cho cây xanh là từ 0 -16%.

Theo các kết quả khảo sát chất lượng môi trường đã được thực hiện tại một số nghĩa trang đô thịvà điểm dân cư xung quanh (thực hiện tại khu vực các nghĩa trang đô thị của thành phố Hà Nội, Huế, Việt Trì, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một, Sầm Sơn) về chất lượng nước mặt và nước ngầm cho thấy: so với Tiêu chuẩn 505 BYT/QĐ ngày 13/4/1992 của Bộ Y tế về vệsinh đối với chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt thì độpH thường là axit, hàm lượng Coliform từ 20 - 3.667 lần, hàm lượng BOD5 và COD của nước mặt và nước

ngầm vượt quá từ2 đến hơn 15 lần, hàm lượng NO3 -

gấp từ 2 - 100 lần.

Về thực trạng tổ chức không gian và hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng đang gặp phải nhiều bất cập. Cụ thể, trong số15 đô thịđã được tiến hành khảo sát thực tế, có tới 4 đô thị có các nghĩa trang nhân dân nằm xen kẽ giữa các điểm dân cư (Hà Nội, TP.HCM, Buôn Ma Thuột…). Đặc biệt, trong tất cả các nghĩa trang đô thị đã được khảo sát đều không có hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom và xử lý nước thấm. Nhiều nghĩa trang hệ thống các tuyến giao thông nội bộ này gần như không có, thậm chí còn thiếu cả các công trình phụ trợnhư tường rào, nhà linh, nhà quản trang, bãi đỗ xe, hệ thống cấp nước.

Việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, MỹĐức, mật độdưới 1.000 người/km². Theo SởLao động, Thương binh và Xã hội Nội, trên toàn địa bàn Thủđô chỉ có 7 nghĩa trang do thành phố quản lý, trong đó có 2 nghĩa trang liệt sỹ là nghĩa trang Ngọc Hồi và nghĩa trang Sài Đồng. Tất cả các nghĩa trang đều đang rất xập xệ và quá tải. Phần đất dành để an táng cho người đã khuất của các nghĩa trang trên địa bàn Thủ đô đang cạn kiệt qua từng ngày. Việc triển khai xây dựng thêm các nghĩa trang phục vụ nhu cầu mai táng cho người dân là chủ trương rất đúng đắn và cấp thiết. Theo Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, sẽđóng cửa các nghĩa trang Vạn Phúc, Xuân Đỉnh, Mai Dịch 1, Yên Kỳ 1 từnăm 2013. Nghĩa trang Văn Điển chỉ duy trì hỏa táng, đồng thời đóng cửa các nghĩa trang phân tán trong khu vực nội đô, trồng cây xanh cách ly.

Tại Đà Nẵng, vấn đềđất nghĩa trang càng cấp bách hơn khi tất cả các nghĩa trang lớn của thành phốđều đã trở nên quá tải. Trên địa bàn thành phốĐà Nẵng có 3 nghĩa trang là Hòa Khương, Hòa Sơn và Hòa Ninh. Nghĩa trang ở Hòa Khương hết chỗ. Nghĩa trang Hòa Sơn còn 1 ha đất dự phòng. Còn nghĩa trang Hòa Ninh đang phải mở rộng do áp lực di dời giải tỏa mồ mả từ các vùng dự án quá lớn. Theo Ban Quản lý nghĩa trang thành phố Đà Nẵng, trung bình mỗi tháng có khoảng 60 trường hợp xin đất an táng. Năm 2012, số mộ phải cải táng từ các vùng dự án khoảng 37.000 mộ và hiện có hơn 2.000 ngôi mộ nằm xen lẫn trong khu vực dân cư sẽ phải di dời để giải phóng mặt bằng. Nhìn chung, đất nghĩa trang tại thành phố Đà Nẵng cũng đang dần cạn kiệt, quá tải. Tình trạng trên đang là vấn đề lo ngại của toàn thành phố.

Không chỉ Hà Nội, Đà Nẵng mà ở thành phố Hồ Chí Minh đất (TPHCM) nghĩa trang cũng đã và đang trở nên quá tải nghiêm trọng. Theo số liệu của Chi cục Thống kê TPHCM, mỗi năm tại TPHCM có khoảng 23 - 24 ngàn người chết. Nhu cầu chôn cất tại các nghĩa trang đang tăng cao, và hầu hết các nghĩa trang hiện nay đều quá tải, hết đất. Nghĩa trang Bình Hưng Hòa đang giải tỏa để xây dựng khu dân cư, đất nghĩa

trang Đa Phước cũng đã được lấp đầy giai đoạn 1 là 7,5 ha (đang đầu tư mở rộng giai đoạn 2). Đất nghĩa trang Gò Dưa (Thủ Đức) cũng đang ở mức báo động, chỉ còn lại chủ yếu là đất rẻo, đất nơi khuất. Với nhu cầu địa táng tăng cao như hiện nay, chỉ trong một thời gian ngắn nữa thì nghĩa trang này cũng sẽ hết chỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 30 - 32)