3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Hướng Hoá chịu ảnh hưởng của chếđộ nhiệt đới gió mùa, vừa có đặc trưng riêng của một tiểu vùng giao thoa khí hậu nhiệt đới – gió mùa và khí hậu lục địa trên đỉnh trường sơn..
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 22,50C thấp hơn nhiệt độ trung bình của các
vùng khác trong tỉnh từ 2 - 30C, nhiệt độ cao nhất bình quân 38,20C, thấp nhất là 7,70C.
- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân 1850 mm/năm, lượng mưa tập trung từ
tháng 5 đến tháng 11 chiếm 88% lượng mưa cả năm nhưng chủ yếu tập trung vào hai tháng 9 và 10. Mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài thường gây nên thiếu nước, khô hạn....
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình 88,5%, cao nhất từ tháng 8 - 12 (89 - 91%), lượng bốc hơi trung bình 874,3 mm/năm, trong đó các tháng từ 1 đến 4 có lượng bốc hơi cao nhất, nên dễ gây ra khô hạn.
- Gió: Hướng Hoá vừa chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới, gió mùa và gió Tây - Nam khô nóng tuy nhiên nhẹ hơn nhiều so với các địa bàn khác trong tỉnh, các xã vùng Tây Trường Sơn kèm theo mưa do mây từ Ấn độdương tích tụở sườn tây ảnh hưởng tốt cho sự phát triển của cây công nghiệp và cây trồng khác.
Các tiểu vùng sinh thái của huyện Hướng hóa: Do có ba vùng địa hình khác nhau và là huyện chịu ảnh hưởng của yếu tốđộ cao và phân chia địa hình nên khí hậu của huyện chia thành 3 tiểu vùng khác nhau:
- Tiểu vùng Đông Trường Sơn: Chịu rõ nét của khí hậu nhiệt đới gió mùa khô nóng mùa hè, mưa nhiều và ẩm ướt mùa đông chủ yếu là 2 xã Hướng Linh và Hướng Sơn.
- Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp: Chịu ảnh hưởng của khí phân hoá bởi độ cao của dãy Trường Sơn nên nhiệt độ tương đối ôn hoà phân bố ở 8 xã, thị trấn: Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, Ba Tầng và Khe Sanh.
- Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn: Thể hiện rõ nét của chếđộ khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng, lượng mưa thấp, phân bổ chủ yếu ở các xã còn lại.