Khái quát tình hình quản lý nghĩa trang ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 32 - 33)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.2.2. Khái quát tình hình quản lý nghĩa trang ở Việt Nam

Quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa là một dạng quản lý đặc biệt mang tính văn hóa tâm linh sâu sắc do cơ quan Nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt được mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, đảm bảo vệ sinh môi trường, thỏa mãn nhu cầu về việc táng của nhân dân và giữ được những phong tục tập quán tốt, văn minh, hiện đại.

Do nghĩa trang nhân dân đô thị là một hệ thống hạ tầng xã hội thiết yếu với sự đầu tư, xây dựng và quản lý của chính quyền đô thị nên hiện công tác quy hoạch xây dựng nghĩa trang nhân dân đô thị cũng đã được đề cập trong nội dung nghiên cứu của các đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát thực tế tại 15 đô thị từ loại đặc biệt đến loại V (thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phốĐà Nẵng, thành phố Nha Trang,…) cho thấy, trong nội dung quy hoạch chung, tại phần hiện trạng, phần lớn các đồ án chỉ dừng ở mức nêu tên, vị trí, diện tích nghĩa trang nhân dân hiện có, hoàn toàn không đề cập đến công nghệ táng cũng như hiện trạng công tác quản lý quy hoạch, xây dựng nghĩa trang.

Về định hướng quy hoạch phát triển lâu dài, nội dung một số đồ án quy hoạch chung cũng chỉđưa ra địa điểm, diện tích xây dựng nghĩa trang nhân dân theo một số quy định chưa đầy đủ của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4449:1987 về quy hoạch xây dựng đô thị và Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam 1997 và đề xuất áp dụng thêm công nghệ táng (hỏa táng) mà không giải thích cơ sở lựa chọn cũng nhưkhông đề cập đến khoảng cách đến khu dân cư gần nhất và hệ thống hạ tầng kỹ thuật của nghĩa trang. Thậm chí một sốđồ án quy hoạch chung còn không đề cập bất cứ thông tin vào về vấn đề hiện trạng và quy hoạch nghĩa trang nhân dân đô thị, kể cả về vị trí lẫn quy mô diện tích.

Năm 1992, UBND Thành phố Hà Nội khởi công xây dựng Đài Hoá thân Hoàn vũ tại nghĩa trang Văn Điển với 2 lò điện táng và chính thức đi vào hoạt động năm 1996. Tuy nhiên, những năm đầu thực hiện điện táng gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi từ tập tục hung táng (mai táng) sang điện táng, do vậy số lượng phục vụ chỉ chiếm 10 - 15% tổng số đám tang tại nghĩa trang Văn Điển. Đến nay, ngoài việc nâng cao chất lượng phục vụ, việc nhận thức của người dân cũng thay đổi, cùng với việc hưởng ứng thực hiện nếp sống văn hoá - văn minh trong tang lễ của người dân Thủđô cũng có nhiều chuyển biến tích cực đã nâng tỷ lệ lên từ 65 - 70% đám tang tại Văn Điển (500 ca điện táng/700 đám tang tại Văn Điển, với 16 ca/ngày) với mức chi phí hỏa táng là 2.850.000 đồng/ca.

Nghĩa trang nhân dân Hội An tọa lạc trong khuôn viên rộng trên địa bàn xã Cẩm Hà, TP Hội An (tỉnh Quảng Nam). Nghĩa trang nằm cạnh tuyến đường liên tỉnh Đà Nẵng - Hội An, rất thuận lợi cho người và phương tiện khi tham gia mai táng người quá cố. Tuy nhiên, qua nhiều năm nghĩa trang đã quá tải, quỹ đất ngày càng hạn hẹp. Nhà hỏa táng Hội An bị bỏ hoang phế, đã xuống cấp nghiêm trọng, hư hỏng, nằm chỏng chơ, nhiều trang thiết bị như ống dẫn nước, bê tông... bị kẻ cắp đập phá, bẻ nát để lấy vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 32 - 33)