ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 53)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu quỹđất nghĩa trang, nghĩa địa và đất rừng ma ở huyện Hướng Hóa. Nghiên cứu một số vấn đềliên quan đến việc quản lý quỹđất nghĩa trang, nghĩa địa và đất rừng ma trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

a. Phm vi thi gian

Đề tài nghiên cứu được tiến hành từ2013 đến 2018; Số liệu thống kê phục vụ nghiên cứu đề tài bao gồm các số liệu, tài liệu về nghĩa trang, nghĩa địa và đất rừng ma từnăm 2013 đến 2018.

b. Phm vi không gian

Các khu đất nghĩa trang, nghĩa địa và đất rừng ma nằm trong địa giới hành chính của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Nghiên cứu trường hợp ở thị trấn Khe Sanh, xã Hướng Phùng và xã A Túc.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 2) Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

3) Đánh giá hiện trang về diện tích sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa và đất rừng ma trên địa bàn các xã của huyện Hướng Hóa

4) Đánh giá thực trạng công tác quản đất nghĩa trang, nghĩa địa và các quy định, phong tục quản lý đất rừng ma tài các điểm nghiên cứu trên địa bàn huyện Hướng Hóa.

5) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa và đặc biệt đất rừng ma của các thôn, bản một cách hợp lý ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1)Phương pháp phân tích, tổng hp, thng kê, x lý s liu

- Thống kê qua tài liệu, báo cáo và sổsách lưu trữ; Các kết quảthu được của quá trình điều tra khảo sát thực địa và phỏng vấn các đối tượng. Sau đó phân tích, xử lý số liệu và đánh giá, đảm bảo các số liệu thu thập có tính đồng bộ cao và tính chính xác

của thông tin.

- Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, xử lý các nội dung của phiếu điều tra và xây dựng bảng số liệu liên quan để phân tích, chứng minh điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa, rừng ma trên địa bàn nghiên cứu.

2) Phương pháp điều tra, thu thp s liu

a. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

Điều tra, thu thập các báo cáo, số liệu, tài liệu tại các phòng, ban, đơn vị chức năng của huyện Hướng Hóa, đểcó được thông tin vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện có liên quan đến công tác quản lý và quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất rừng ma trên địa bàn.

Thu thập văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có liên quan đến nghĩa trang, nghĩa địa từcác cơ quan quản lý nhà nước trong tỉnh.

Thu thập thông tin từ những công trình nghiên cứu đã được công bố, những báo cáo, tài liệu hội thảo để có số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất rừng ma.

b. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp

Phỏng đối với đối tượng là Già làng, trưởng bản và các đối tượng thực thi chức trách liên quan đến quản lý và quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa, rừng ma và các hộ gia đình, cá nhân về tình hình sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa, rừng ma của thị trấn Khe Sanh, xã Hướng Phùng và xã A Túc:

Xây dựng hệ thống các câu hỏi theo 4 mẫu, tương đương với các đối tượng cần điều tra là cán bộ các phòng, ban, Già làng, trưởng bản; cán bộ quản lý đất đai các xã, thị trấn; cán bộ quản trang; hộgia đình, cá nhân có người thân chôn cất tại nghĩa trang, nghĩa địa, rừng ma và các hộ lân cận.

3)Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành điều tra, khảo sát, chụp ảnh thực địa tại một sốđiểm của thị trấn Khe Sanh, xã Hướng Phùng và xã A Túc nhằm kiểm chứng điểm sát thực của thông tin đã thu thập từcơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

4)Phương pháp bản đồ

Sử dụng các loại bản đồ để phân tích và tổng hợp thông tin tại vùng nghiên cứu: bản đồ hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa; bản đồ quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa; bản đồ Google Maps chồng ghép với bản đồ hiện trạng để thống kê, xem xét hiện trạng đất rừng ma tại thị trấn Khe Sanh, xã Hướng Phùng và xã A Túc.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN HƯỚNG HÓA HƯỚNG HÓA

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vtrí địa lý

Hướng Hoá là huyện miền núi nằm tại phía Tây tỉnh Quảng Trị, giáp biên giới với Nước CHDCND Lào. Thị trấn huyện lỵ cách thành phố Đông Hà 55 Km về phía Tây. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình; Phía Nam và phía Tây giáp Nước CHDCND Lào; Phía Đông giáp các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Đakrông.

Huyện Hướng Hoá có toạ độđịa lý từ 160 23' đến 170 01’ độ vĩ Bắc; 1060 30’ đến 106049’ độkinh Đông.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 115.283,14 ha với 22 đơn vị hành chính, trong đó có 20 xã và 2 thị trấn. Thị trấn Khe Sanh là trung tâm huyện lỵ. Hướng Hoá có vị trí rất quan trọng không chỉđối với tỉnh Quảng Trị mà còn cả với khu vực Bắc Trung bộ và cả nước bởi tuyến hành lang kinh tếĐông - Tây. Trên địa bàn huyện có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, từđây theo Quốc Lộ 9 về phía Tây có tuyến đường xuyên Á đi qua các nước Lào - Thái Lan - Mianma. Với đặc điểm vị trí địa lý như vậy, Hướng Hoá có lợi thế trong việc phát triển các mối quan hệgiao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội với các huyện trong tỉnh, các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ đặc biệt là với các nước thuộc khối ASEAN như Lào, Thái Lan và Myanma.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mo

Đặc trưng của địa hình Hướng Hoá là bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối dốc theo 2 sườn Đông và Tây Trường Sơn, do đó việc phát triển giao thông, mạng lưới điện cũng như tổ chức sản xuất ởđây gặp khó khăn nhất định.

Có thểchia địa hình ra 3 dạng chính sau:

- Dạng địa hình thung lũng phân bốở Khe Sanh, Hướng Tân, Tân Lập, Tân Liên, Hướng Phùng, Húc, Ba Tầng... Địa hình tương đối bằng, thích hợp cho phát triển các cây trồng nông nghiệp (lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp).

- Dạng địa hình núi thấp, có độ dốc vừa (8-200), với độcao địa hình từ 200 -300m, phân bố tập trung ở các xã tiểu vùng Tây Trường Sơn: A Dơi, A Túc, A Xing, Xy.

Thanh, Thuận (vùng Lìa), Tân Thành, Tân Long và Lao Bảo. Đây là vùng có địa hình thích hợp để phát triển cây hoa màu nguyên liệu và cây lâu năm có quy mô tương đối lớn và tập trung.

- Dạng địa hình núi trung bình, sườn dốc: Đất dốc, độ dốc phổ biến > 200, độ cao địa hình 500 – 700 m. Dạng địa hình này phân bố chủ yếu ở các xã thuộc tiểu vùng Đông Trường Sơn. Đây là vùng địa hình đa phần thích nghi cho phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hu, thi tiết

Hướng Hoá chịu ảnh hưởng của chếđộ nhiệt đới gió mùa, vừa có đặc trưng riêng của một tiểu vùng giao thoa khí hậu nhiệt đới – gió mùa và khí hậu lục địa trên đỉnh trường sơn..

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 22,50C thấp hơn nhiệt độ trung bình của các

vùng khác trong tỉnh từ 2 - 30C, nhiệt độ cao nhất bình quân 38,20C, thấp nhất là 7,70C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân 1850 mm/năm, lượng mưa tập trung từ

tháng 5 đến tháng 11 chiếm 88% lượng mưa cả năm nhưng chủ yếu tập trung vào hai tháng 9 và 10. Mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài thường gây nên thiếu nước, khô hạn....

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình 88,5%, cao nhất từ tháng 8 - 12 (89 - 91%), lượng bốc hơi trung bình 874,3 mm/năm, trong đó các tháng từ 1 đến 4 có lượng bốc hơi cao nhất, nên dễ gây ra khô hạn.

- Gió: Hướng Hoá vừa chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới, gió mùa và gió Tây - Nam khô nóng tuy nhiên nhẹ hơn nhiều so với các địa bàn khác trong tỉnh, các xã vùng Tây Trường Sơn kèm theo mưa do mây từ Ấn độdương tích tụở sườn tây ảnh hưởng tốt cho sự phát triển của cây công nghiệp và cây trồng khác.

Các tiểu vùng sinh thái của huyện Hướng hóa: Do có ba vùng địa hình khác nhau và là huyện chịu ảnh hưởng của yếu tốđộ cao và phân chia địa hình nên khí hậu của huyện chia thành 3 tiểu vùng khác nhau:

- Tiểu vùng Đông Trường Sơn: Chịu rõ nét của khí hậu nhiệt đới gió mùa khô nóng mùa hè, mưa nhiều và ẩm ướt mùa đông chủ yếu là 2 xã Hướng Linh và Hướng Sơn.

- Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp: Chịu ảnh hưởng của khí phân hoá bởi độ cao của dãy Trường Sơn nên nhiệt độ tương đối ôn hoà phân bố ở 8 xã, thị trấn: Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, Ba Tầng và Khe Sanh.

- Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn: Thể hiện rõ nét của chếđộ khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng, lượng mưa thấp, phân bổ chủ yếu ở các xã còn lại.

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh chúng ta có thể chia toàn huyện có 14 loại đất chính, quy mô và cơ cấu các loại đất được thể hiện ở bảng 3.1.

- Nhóm đất phù sa(P&Py): Có tổng diện tích 785 ha. Chiếm 0,68% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đất phù sa tập trung ven sông SêPôn ởđịa phận thị trấn Lao Bảo và xã Tân Lập, ngoài ra phân bố rải rác ở các suối nhỏ thuộc các xã Hướng Lập, Hướng Sơn. Là nhóm đất cơ bản có diện tích nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn đến việc sản xuất lương thực, thực phẩm.

- Nhóm đất đỏ vàng (gồm có Fs, Fe, Fj, Fq, Fa, Fk, Fu): Có tổng diện tích 107.027 ha, chiếm 92,84% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Là nhóm đất chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển cây lâu năm.

Bng 3.1. Quy mô và cơ cấu các loại đất chính ở huyện Hướng Hoá

Số TT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 115.283,14 100 1 Đất phù sa không được bồi P 462,00 0,40 2 Phù sa suối Py 323,00 0,28

3 Đất nâu đỏtrên đá BaZan Fk 2.897,00 2,52 4 Đất nâu vàng trên đá Ba Zan Fu 25,00 0,02 5 Đất đỏvàng trên đá Granit Fa 40.540,00 35,12 6 Đất đỏvàng trên đá Granit-Nai Fj 18.466,00 15,99 7 Đất đỏvàng trên đá Gơnai Fj 425,00 0,37 8 Đất đỏvàng trên đá phiến sét Fs 24.895,00 21,63 9 Đất nâu tím trên đá phiến tím Fe 4.120,00 3,58 10 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 15.659,00 13,61 11 Đất mùn vàng đỏtrên đá Granit Ha 5.900,00 5,13 12 Đất mùn vàng đỏtrên đá Granit-Nai Hj 150,00 0,13 13 Đất thung lũng dốc tụ D 462,00 0,40 14 Đất xói mòn trơ sỏi đá E 959,14 0,82

- Đất đỏ trên đá Bazan (Fk): Diện tích 2.897 ha; đất nâu vàng trên đá bazan (Fu) diện tích 25 ha và đất đỏ vàng trên đá Gơnai diện tích 425 ha. Đây là loại đất thích hợp cho trồng cây cà phê, hồtiêu, cây ăn quả... những loại đất này phân bố tập trung ở các xã: Tân Lập, Tân Liên, Khe Sanh, Tân Hợp, Hướng Phùng. Nằm trên địa hình gò đồi, dốc nhẹ 3 – 120, tầng dày trên 100 cm, thành phần cơ giới thịt nặng, hàm lượng mùn khá (2,5 - 3%), lân và kali dễ tiêu trung bình (10 -15 mg/100 g đất) hơi chua (pHKcl: 4,5 - 5).

- Đất đỏ vàng trên phiến đá sét (Fs): Diện tích 24.895 ha và đất nâu tím trên đá sét tím (Fe) diện tích 4.120 ha. Hai loại đất này chiếm 25,21 tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, chúng phân bố nhiều ở các xã: Hướng Lập, Hướng Tân, Tân Lập, Thuận, Ba Tầng, Thị trấn Lao Bảo. Chúng thường nằm trên dạng địa hình đồi núi. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét nặng, hàm lượng mùn trung bình (1,5 - 2%), lân dễ tiêu nghèo (3 – 5 mg/100 g đất), kali dễ tiêu trung bình (7 – 10 mg/100 g đất), đất có phản ứng chua, tầng dày phổ biến 50 – 100 cm. Các loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng. Hướng sử dụng: Nơi ít dốc, tầng đất dày khai thác để trồng cà phê, cao su, cây ăn quả; nơi đất dốc đầu tư phát triển lâm nghiệp.

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích: 15.659 ha, chiếm 13,61% và đất đỏ vàng trên đá Granít diện tích 40.540 ha, chiếm 35,13% tổng diện tích tự nhiên. Hai loại đất này phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, trong đó tập trung nhiều ở các xã tiểu vùng Tây Trường Sơn. Tầng đất dày chủ yếu từ 50 – 70 cm. Thành phần cơ giới từcát pha đến thịt nhẹ, hàm lượng mùn nghèo (1 - 1,5%) lân và kali dễ tiêu nghèo (3 – 5 mg/100 g đất), đất chua pHKcl: 3,5 - 4. Đây là loại đất thích hợp cho trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu), cây ăn quả, cao su.

- Đất đỏ vàng trên đá biến chất(Fj): Diện tích 18.466 ha chiếm 15,99% tổng diện tích tự nhiên, phân bố nhiều ở các xã: Hướng Lập, Hướng Sơn, Hướng Phùng, Húc, Ba Tầng. Đất thường dốc 20 – 250, tầng dày 70 – 100 cm, hàm lượng mùn trung bình (1,5 - 2%), lân dễ tiêu nghèo (3 – 5 mg/100 g đất), kali dễ tiêu trung bình (7 – 10 mg/100 g đất), thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét nặng, đất hơi chua pHKcl:4 - 4,5. Đất này thích hợp cho trồng cà phê, cao su.

- Nhóm đất dốc tụ (D): Diện tích 462 ha, chiếm 0,4% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, phân bố rải rác ở các chân đồi và khe suối hẹp, nó là sản phẩm của quá trình bào mòn, rửa trôi. Đất có hàm lượng mùn khá (trên 2%), lân và kali dễ tiêu trung bình (10 – 15 mg/100 g đất) đất chua vừa pHKcl: 5 - 5,5. Đất này thích hợp với trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất nâu đỏ vàng trên núi cao (Ha, Hj): Diện tích 6.050 ha; chiếm 5,26% tổng diện tích tự nhiên, phân bố trên các đỉnh núi cao ở các xã: Hướng Sơn, Hướng Phùng, độ dốc lớn thường trên 250, thảm thực vật chủ yếu là cây rừng tự nhiên và cây

gỗ rải rác. Hàm lượng mùn khá (2,5 - 3%), tầng đất dày 70 – 100 cm, thành phần cơ giới nhẹ, đất chua pHKcl: 3,5 - 4. Đất này thích hợp cho phát triển rừng.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Diện tích 959,14 ha, chiếm 0,82 % diện tích tự nhiên huyện. Hướng sử dụng: Khoanh nuôi bảo vệ và phục hồi rừng.

Đánh giá chung: Tài nguyên đất của huyện Hướng Hoá có sự phong phú về

nhóm, loại đất nên quá trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hóa các loại hình sử dụng với nhiều loại cây trồng như cây rừng, cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình và đặc điểm khí hậu nên phần lớn đất nghèo dinh dưỡng, một số nơi bị xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng... Vì vậy để góp phần khai thác tốt nguồn tài nguyên đất đai, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có sự đầu tư thỏa đáng, đặc biệt là các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 53)