Salmonella và trúng độc thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn salmonella gây bệnh trên vịt nuôi tại huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 26)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.1.6. Salmonella và trúng độc thực phẩm

Ngoài các dạng huyết thanh học vi khuẩn Salmonella gây thương hàn và phó thương hàn là S. Typhi (Trực khuẩn thương hàn lợn) S. paratyphi A (trực khuẩn

phó thương hàn) và S. paratyphi B, các dạng huyết thanh học khác có thể là nguyên nhân gây viêm dạ dày- ruột cấp tính. Đau bụng nôn mửa, tiêu chảy và sốt là những triệu chứng chính; thời kỳ nung bệnh từ 18 đến 36 giờ. Ngoài ra, còn có trường hợp nhiễm khuẩn huyết, bại huyết, viêm màng tủy, viêm màng xương…

Các vi khuẩn Salmonella gây trúng độc chủ yếu là Salmonella serovar

Typhimurium, Enteritidis, Thompson…. Thường gây ô nhiễm từ các loài gia súc gia cầm khác nhau, các động vật cảnh, các động vật hoang dã, chim, bò sát, lưỡng thê,…đến nước sông suối, nước thải, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm thức ăn gia súc, thịt trứng, dụng cụ chế biến sữa…

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1.Lịch sử bệnh do Salmonella gây ra ở vịt

Một nghiên cứu thực hiện ở học viện Metnhicốp (1956 - 1958) đã cho thấy trong 156 mẫu Salmonella phân lập được từ gia cầm (trong đó có vịt) có 96/156 (52,9%) là do S. typhimurium. Ở Indonesia, năm 1992 - 1993 đã xác định 26 mẫu huyết thanh vịt, trong đó S. typhimurium là 24%, S. amsterdam là 10,5%, S. virchov là 7,5% và S. thompson là 6,8% .

Trong một nghiên cứu của Jiansen Gong và cs (2014) có tổng cộng 323 chủng Salmonella enterica được phân lập từ 3566 mẫu ngoáy hậu môn của 51 trang trại gia cầm ở bảy vùng của 12 tỉnh của Trung Quốc từ năm 2006 đến năm 2012.

serovar gallinarum biovar pullorum (17,0%), S. enterica serovar typhimurium

(15,5%), và S. enterica serovar enteritidis (12,1%).

Nhìn chung, S. typhimurium là serovar thường được phát hiện nhiều nhất

trong tất cả các đối tượng trên, S. pullorum được phân lập phổ biến nhất từ gà, S.

enteritidis phổ biến nhất ở vịt, S. typhimurium là phổ biến nhất ở ngỗng và chim bồ

câu, và S. enterica serovar saintpaul phổ biến nhất là ở gà tây.

Tại Đài Loan, một nghiên cứu trên 12 trang trại vịt nhằm mục đích điều tra mối liên quan giữa tuổi và tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella ở vịt Bắc Kinh và

ngỗng La Mã, đã khẳng định tỷ lệ nhiễm Salmonella là khác nhau giữa các loài và giữa các độ tuổi (ví dụ, nhóm 1 tuần tuổi có 37,5% số vịt nhiễm và 5,2% đối với ngỗng, so với nhóm 4 tuần tuổi thì có 1% vịt nhiễm và 12,1% số ngỗng nhiễm). Kết quả cho thấy rằng ngỗng nhạy cảm hơn với Salmonella và tỷ lệ nhiễm Salmonella tăng theo độ tuổi. Đồng thời, tỷ lệ nhiễm Salmonella của vịt con chiếm tỷ lệ cao

hơn vịt lớn (Yu CY và cs, 2008).

Tương tự như kết quả của nghiên cứu trên, nghiên cứu của Tsai và Hsiang (2004) cho thấy Salmonella phân lập ở vịt dưới 2 tuần tuổi là cao hơn đáng kể so với các nhóm tuổi khác (> 2 tuần tuổi) (Frederick Adzitey và cs 2012). Cũng theo Frederick Adzitey và cs, (2012) tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella cao nhất đối với môi trường nuôi vịt (chiếm 32,5%), theo sau là thịt vịt và các bộ phận khác (28,4%) và tỷ lệ nhiễm chung của vịt là 19,9%. Nghiên cứu cũng đã xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella của trứng là thấp nhất (17,5%). Cuộc khảo sát này cũng so sánh tỷ lệ nhiễm Salmonella trên vịt giữa các quốc gia, trong đó vịt từ Brazil có tỷ lệ nhiễm Salmonella cao nhất, tiếp theo là vịt từ Vương quốc Anh và Hoa Kỳ được ghi nhận tỷ lệ nhiễm thấp nhất. Giữa các quốc gia khác nhau cũng có các type huyết thanh khác nhau. Trong đó, có các type huyết thanh Salmonella: S. typhimirium (26,7%), S. potsdam (31,9%) và S. saintpaul (29,8%) đã được báo cáo

là các type huyết thanh chiếm ưu thế. Kết quả so sánh sự phổ biến của vi khuẩn

Salmonella trong một số loài gia cầm cho thấy rằng vịt có tỷ lệ nhiễm cao nhất (29,9%) so với gà (5,6%) và thịt gia cầm khác (8,6%). Một nghiên cứu kéo dài gần 3 năm trên 100 đàn của 9 trang trại vịt ở Bỉ cho thấy, tỷ lệ nhiễm Salmonella ở vịt con thay đổi đáng kể theo thời gian với tỷ lệ lây nhiễm là 50%, 3,4%, 6,7%, 2,6% và 2,9%, tương ứng với các thời điểm 3, 6, 9, 11 và 12 tuần tuổi. Trong thời gian nghiên cứu, 95 chủng vi khuẩn Salmonella đã được phân lập, thuộc 11 type huyết

nhất, trong khi S. typhimurium và S. enteritidis đã được tìm thấy chỉ một lần

(1,1%). Tất cả các chủng kháng với ít nhất 2 loại kháng sinh và có 21,6% của tổng số chủng phân lập được đề kháng với hơn 5 loại kháng sinh (Flament A và cs, 2012).

Có thể thấy rằng thực phẩm ô nhiễm với vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng, những yếu tố quyết định kháng kháng sinh có thể được di truyền cho các vi khuẩn gây bệnh khác, có khả năng ảnh hưởng đến việc điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn. Tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh giữa các tác nhân gây bệnh truyền qua thực phẩm đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây. Sự gia tăng này là do áp lực chọn lọc được tạo ra bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh trong sản xuất thực phẩm động vật (Thi Thu Hao Van và cs, 2007).

Hiện nay đa phần vi khuẩn đã kháng với các thuốc kháng sinh thông thường với các tỷ lệ khác nhau Tetracycline (54,2%), Sulfonamide (52,5%), Streptomycin (41,5%), Trimethoprim (36,4%), và Ampicillin (33,1%). Trong số các chủng đã phân lập, S. enterica, S. derby và S. typhimurium là những type huyết thanh kháng thuốc kháng sinh phổ biến nhất. Chúng có tỷ lệ kháng cao với Tetracycline (77%), Nalidixic acid (41%), Spectinomycin (41%) và hỗn hợp Sulfamethoxazole/Trimethoprim (43%) (Peterson J.W, 1980). Thuốc được lựa chọn điều trị nhiễm trùng Salmonella ở vịt chủ yếu là Norfloxacin, Cephalexin,

Apramycin, Florfenicol, acid Oxolinic, Cefotaxime và Cephalothin. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng đã kháng các kháng sinh này đến 5%. Vi khuẩn đã kháng khá cao với Augmentin (86,9%), Tetracycline (70,6%), Amoxicillin (43,5%), Josamicin/Trimethoprim (38,5%), acid Nalidixic (38,3%), Carbenicillin (33,3%), Doxycycline (30,7%), Sulfamethoxazol/Trimethoprim (30,3%), Streptomycin (24,0%) và Sulfafurazole (20%) (Federick Adzitey và cs 2012).

Theo nghiên cứu của Ogasawara N và cs, (2008) ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam thì có 230 chủng Salmonella có nguồn gốc từ thực phẩm (thịt lợn, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, tôm), vật nuôi (lợn, gà, vịt), và con người (trẻ em bị tiêu chảy) đã kháng đến 10 loại thuốc kháng sinh. Trong số 230 chủng Salmonella được kiểm tra, 38 chủng (16,5%) có khả năng kháng Oxytetracycline, 26 chủng (11,3%) kháng với Chloramphenicol, 17 chủng (7,4%) kháng acid Nalidixic, 16 chủng

Ceftriaxone và Ciprofloxacin. Với tình hình vi khuẩn đã kháng phần lớn các loại thuốc kháng sinh như hiện nay, thì việc tìm ra một loại thuốc kháng sinh để điều trị đặc hiệu bệnh do Salmonella gây ra là một vấn đề nan giải.

Để xác định tình hình nhiễm và mức độ kháng thuốc của Salmonella spp. trên vịt nuôi tập trung tại Cần Thơ, Việt Nam, một khảo sát được tiến hành trên 389 mẫu ruột, phân nền chuồng, nước ao nuôi và thức ăn vịt thu thập từ 270 trại chăn nuôi vịt. Kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm Salmonella spp. chung cho vịt ở vùng khảo

sát là 27,0% và từ môi trường nuôi vịt là 9,2%, trong đó serovar Enteritidis chiếm tỷ lệ 5,9% và Typhimurium là 19,1%. Các chủng Salmonella phân lập đã kháng với phần lớn các loại kháng sinh đang lưu hành, ngoại trừ Marbofloxacine, Oxytetracycline, Fosfomycine, Amikacine và hỗn hợp Doxycycline+Neomycine (Nguyễn Đức Hiền và Phạm thị Như Thảo, 2012).

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Chinh và cs (2010), về một số đặc tính của

Salmonella typhimurium và Salmonella enteritidis trên đàn vịt tại Bắc Ninh, Bắc

Giang cho thấy mức độ nhiễm Salmonella chung trên vịt tại hai địa bàn Bắc Ninh và Bắc Giang là 19,02%. Tuy nhiên, các loại mẫu khác nhau thì tỷ lệ nhiễm cũng khác nhau, tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở mẫu trứng tắc (23,44%), thấp nhất là ở trứng thường (0%). Trong nghiên cứu, 100% số chủng vi khuẩn Salmonella phân lập đều có các đặc tính nuôi cấy, sinh vật hóa học đặc trưng của giống Salmonella. Từ 35 chủng Salmonella ngưng kết với kháng huyết thanh Poly OH đã định type 2 chủng

S. Enteritidis, chiếm tỷ lệ 5,7% và 9 chủng S. typhimurium, chiếm tỷ lệ 25,7%. Thử

độc lực 2 chủng S. enteritidis và 4 chủng S. typhimurium, kết quả cho thấy tất cả

các chủng thử đều giết chết chuột trong vòng 12h. Điều này chứng tỏ độc lực của các chủng là rất mạnh. Tất cả các chủng thử nghiệm đều kháng với các loại kháng sinh thử nghiệm như Ampicillin, Gentamicin, Nitrofurantrin, ngoại trừ Norfloxacin, Trimethoprim và Ceftazidim.

Tỷ lệ nhiễm bình quân chung Salmonella trong mẫu xét nghiệm ở vịt CV-

Super M nuôi nhốt trong điều kiện trại giống là 8,88% (dao động từ 3,54% đến 16,19%). Tỷ lệ nhiễm Salmonella khác nhau ở các loại mẫu xét nghiệm, cao nhất là ở trứng sát 16,19%, giảm dần theo thứ tự ở vịt con, phân vịt con, phân vịt đẻ, phân vịt hậu bị với tỷ lệ nhiễm (%) tương ứng là 12,19; 10,91; 4,65; 3,54. Nếu so sánh tỷ lệ này ở mẫu phân vịt thì tăng dần từ vịt hậu bị, vịt đẻ, vịt con. Tỷ lệ nhiễm

Salmonella ở vịt CV- Super M có sự khác biệt giữa 2 mùa, mùa mưa tỷ lệ nhiễm

mức độ nhiễm Salmonella, sát trùng tiêu độc 2 lần/tuần và điều kiện vệ sinh thú y tốt thì tỷ lệ nhiễm (2,70%) thấp hơn so với sát trùng tiêu độc 1 lần/tháng (12,46%). Phát hiện 3 chủng serovar Salmonella là S. typhimurium, S. senftenberg, S. amsterdam với tần suất tương ứng là 36,36%, 27,27% và 18,18%. Kết quả kháng

sinh đồ cho thấy, dùng Amoxilline và Norfloxacine có hiệu quả cao (100%) đối với các chủng Salmonella (Tô Thị Phấn, 2008).

Một nghiên cứu về khả năng gây bệnh của các chủng Salmonella phân lập từ vịt trên động vật thí nghiệm của (Nguyễn Thị Ngọc Liên và cs, 2004) cho thấy, từ 78 chủng vi khuẩn Salmonella đã được xác định, thử nghiệm trên chuột bạch có 61 chủng có khả năng gây chết chuột, chiếm tỷ lệ 78,20% và 17 chủng không có khả năng gây chết chuột, chiếm tỷ lệ 21,79%. Hầu hết các chủng Salmonella được lựa chọn kiểm tra đặc tính gây bệnh trên động vật đều có khả năng gây bệnh cho vịt con với những biểu hiện triệu chứng, bệnh tích đặc trưng.

Kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi về sự kháng thuốc cũng cho kết quả đáng lo ngại: ngoại trừ Amoxillin và Norfloxacin là những thuốc mới sử dụng gần đây, còn lại các kháng sinh thử nghiệm gồm: Bactrim, Gentamycin, Ampicillin, Neomycin, Kanamycin, Colistin, Tetracycline, Streptomycin đều bị Salmonella đề kháng ở mức độ khác nhau (từ

5,88 - 17,65% trường hợp).

Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của (Ogasawara N và cs, 2008) đã cho thấy rằng, có sự kháng thuốc ở các chủng Salmonella tại Đài Loan: Vi khuẩn này đều đã đề kháng với Amoxillin, Florfenicol, Flumequine, Nalidixic acid, Norfloxacin, Tetracycline Josamicin/Trimethoprim, Sulfamethoxazole/Trimethoprim, Ofloxacin và Polymyxin B.

1.2.2. Salmonella và bệnh phó thương hàn vịt

Bệnh do Salmonella gây ra ở vịt hay còn gọi là bệnh phó thương hàn vịt.

Đây là một bệnh truyền nhiễm xảy ra với dạng nhiễm trùng huyết và rối loạn tiêu hóa ở vịt non, dạng mang trùng ẩn tính ở vịt trưởng thành (Trần Văn Bình, 2005). Bệnh phó thương hàn vịt đóng vị trí quan trọng trên hai mặt của vấn đề: Thứ nhất là bệnh thường xuyên nổ ra, nhất là đối với vịt con, đôi khi gây tỷ lệ chết cao. Thứ hai là bởi các chủng Salmonella xâm nhập, tăng sinh và tiết ra các độc tố rất bền

1.2.2.1. Nguyên nhân bệnh do Salmonella gây ra ở vịt

Ở thủy cầm có 3 serotype Salmonella hay gây bệnh là S. anatum, S. enteritis và S. typhimurium (Trần Văn Bình, 2005). Nhiều gia cầm chỉ bị nhiễm một chủng

Salmonella, nhưng số khác thì có thể bị nhiễm nhiều chủng một lúc. Các chủng Salmonella khu trú thường xuyên trong ruột già và manh tràng của vịt. Vịt ở mọi

lứa tuổi đều mẫn cảm và có thể bị nhiễm Salmonella, nhưng bệnh lâm sàng thường chỉ thấy ở vịt con dưới 3 tuần tuổi. Salmonella pullorum và Salmonella gallinarum là hai tác nhân gây bệnh quan trọng nhất của bệnh thương hàn đối với gia cầm nhưng lại ít có ý nghĩa trong bệnh phó thương hàn vịt. Người ta đã ghi nhận vịt con nhiễm S. pullorum khi nhốt chung với gà bị bệnh bạch lỵ nhưng bệnh không biểu hiện khuynh hướng lây truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. S. gallinarum được

ghi nhận trong một số trường hợp có thể gây bệnh tự nhiên làm thiệt hại lớn đối với vịt con 1 – 14 ngày tuổi. Nhưng nhiều người cho rằng vịt khó mắc bệnh do loại vi khuẩn này hơn là gà (Nguyễn Đức Trọng, 2008). Salmonell anatum thường gây

chết vịt con đột ngột nhưng đôi khi chuyển sang thể mạn tính trong vài ngày. Một ổ dịch vịt nguy hiểm gây thiệt hại tới 30%. Trong một ổ bệnh vịt con chết từ lúc mới nở thiệt hại từ 1-60% (Phạm Quang Hùng, 2009). Các serotype Salmonella khác

nguy hiểm và hay gây bệnh cho ngan vịt là S. typhimurium, S. enteritidis, ít ảnh

hưởng hơn là các chủng S. panama, S. Give (Nguyễn Đức Trọng, 2008).

1.2.2.2. Phương thức truyền lây

Truyền lây từ mẹ sang trứng (khi vịt mẹ đã mang mầm bệnh), mầm bệnh nhiễm từ máu vào buồng trứng. Nếu trứng đem ấp, mầm bệnh nhiễm vào phôi, gây chết phôi (vịt sát), sưng rốn, tiêu chảy ngay trong 1-4 ngày tuổi.

Truyền lây qua vỏ trứng: Do vi khuẩn có sẵn ở môi trường, ở ổ đẻ nhiễm vào vỏ trứng. Từ vỏ trứng vi khuẩn sẽ xâm nhập qua lớp vỏ vào trong trứng (vì vi khuẩn có lông roi và có thể di động được), vi khuẩn phát triển trong phôi gây chết phôi (nếu nhiễm nặng). Hoặc vịt nở ra bị bệnh ngay.

Truyền lây qua thức ăn, nước uống: Đặc biệt thức ăn là bột cá hay cá, tép khô, khi phơi để nhiễm mầm bệnh từ môi trường đất, bụi cát (Nguyễn Xuân Bình và cs, 2005).

1.2.2.3. Cách sinh bệnh

Sau khi vào cơ thể thủy cầm, Salmonella xâm nhập qua thành ruột và khu trú ở trong đại thực bào. Ở đây chúng sinh sôi phát triển và dưới tác dụng diệt khuẩn của đại thực bào cũng như bạch cầu chúng sẽ chết và giải phóng ra nội độc tố (Endotoxin), các nội độc tố này tác động ngay tại chỗ hoặc theo đường máu tác động khắp cơ thể. Trong một thời gian Salmonella có thể không có ở trong máu,

lúc đó chúng khu trú với số lượng rất lớn ở trong gan, túi mật, ruột, lách và cả ở trong buồng trứng. Vì vậy có những lúc lấy mẫu máu không phân lập được

Salmonella. Nếu đảm bảo quy trình chăm sóc nuôi dưỡng tốt và sức đề kháng của

vật chủ cao, trong vòng 1-5 ngày Salmonella sẽ bị chết ở trong đường tiêu hóa của vật chủ, trong trường hợp này vi khuẩn không thể gây bệnh được (Trần Văn Bình, 2005).

1.2.2.4. Triệu chứng lâm sàng

Khi một trại có tiềm tàng bệnh, triệu chứng đầu tiên là tỷ lệ trứng ung và phôi chết cao, trứng nở không cao (Nguyễn Đức Trọng, 2008).

Thủy cầm non thường bị bệnh ngay từ những ngày tuổi đầu tiên. Nếu vịt con bị nhiễm Salmonella từ trong trứng thì biểu hiện đầu tiên là vị trí gạo mỏ cao và phôi chết ở giai đoạn gạo mỏ. Những con chết trong khi ấp hoặc sau khi nở vài ngày mà không có triệu chứng rõ ràng chứng tỏ trứng đã bị nhiễm trước hoặc trong quá trình ấp. Trong thực tế bệnh có thể xảy ra với thể cấp tính, á cấp tính và mạn tính.

Trong thể cấp tính thủy cầm bỏ ăn, yếu, ngại bơi lội. Những con ốm đi khập khiễng hoặc đi lảo đảo. Kết mạc bị viêm thanh dịch (mắt chảy nước), thở khó, tiếng thở khò khè. Tiêu chảy phân lỏng lẫn bọt khí, bởi vậy những con ốm rất khát nước, lông xung quanh hậu môn dính đầy muối urat (lông dính chất muối màu trắng). Trong thể cấp tính một triệu chứng thường gặp là xuất hiện các cơn thần kinh, biểu hiện vịt ốm co giật rồi ngã về một bên hoặc nằm ngửa ra sàn, hai chân bơi trong không khí, khi chết đầu ngoẹo ra đằng sau. Nếu không can thiệp kịp thời có thể chết 90% tổng đàn. Nếu bị nhiễm qua trứng thì tỷ lệ chết rất cao.

Thể á cấp tính kéo dài 7-14 ngày với dạng rối loạn tiêu hóa, thủy cầm còi cọc. Các khớp chân, cách bị viêm sưng. Kết mạc viêm chảy nước có khi dính hai

Thể mạn tính xảy ra với triệu chứng lâm sàng không điển hình. Những thủy cầm trưởng thành mang trùng bên ngoài nhìn vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường, nhưng có những giai đoạn phúc mạc bị viêm có màu vàng và viêm ở ổ nhớp. Bệnh do Salmonella ở vịt có thể là bệnh thứ phát trên nền của một bệnh nguyên phát

khác. Ví dụ người ta thường thấy ở giai đoạn cuối ổ dịch Viêm gan hoặc Dịch tả vịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn salmonella gây bệnh trên vịt nuôi tại huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 26)