Kết quả kiểm tra đặc tính sinh hóa của vi khuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn salmonella gây bệnh trên vịt nuôi tại huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 55 - 60)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.2. Kết quả kiểm tra đặc tính sinh hóa của vi khuẩn

Sau khi phân lập, chúng tôi tiến hành giám định một số đặc tính sinh hóa của các chủng vi khuẩn Salmonella. Từ kết quả kiểm tra có 20 chủng bắt màu Gram âm với những đặc điểm điển hình về hình thái vi khuẩn, hình thái khuẩn lạc, tính chất bắt màu và tính chất nuôi cấy của vi khuẩn Salmonella, các chủng được lựa chọn để giám định đặc tính sinh hóa gồm: HM49, HM72, HM85, HM30; TQN 19, TQN20,

TQN21; HĐ28, HĐ39, HĐ90; HT06, HT15, HT17; HP02, HP10, HP24; HS36.

Kết quả giám định đặc tính sinh hóa được trình bày ở Bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả giám định một số đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn Salmonella

phân lập được

TT Chỉ tiêu kiểm tra Số lượng mẫu Kết quả (+) Tỷ lệ (%)

1 Glucose (acid) 20 20 100,0 2 Glucose (hơi) 20 20 100,0 3 Lactose 20 0 0 4 Saccharose 20 0 0 5 Motility 20 20 100,0 6 Rouge Methyl 20 0 0 7 H2S 20 20 100,0 8 Indol 20 2 10,0 9 Citrate 20 20 100,0 10 Ure 20 0 0 11 Dung huyết 20 0 0

Như vậy, từ kết quả giám định ở Bảng 3.5 và Hình 3.9 cho thấy 20 chủng vi khuẩn giám định đều mang đặc điểm chung của giống Salmonella; 100% các chủng

Salmonella phân lập được đều có khả năng lên men sinh hơi đường glucose, 100%

men phân giải ure, 100% di động. Kết quả này phù hợp với những đặc điểm về hình thái, nuôi cấy, đặc điểm sinh hoá của vi khuẩn Salmonella. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu và mô tả của Nguyễn Thị Chinh và cs (2010), Trần Đức Hạnh (2011). Kết quả của chúng tôi cũng hoàn toàn phù hợp với các tài liệu kinh điển của Quinn và cs (1994), khi nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella. Tuy nhiên trong đó có sự khác biệt là 2 chủng HM30 và chủng HĐ90 cho kết quả dương tính với Indol.

Hình 3.8. Đặc điểm của các môi trường khi chưa nuôi cấy vi khuẩn Salmonella

Ghi chú: Ống 1: Glucose Ống 2: Lactose Ống 3: Saccharose Ống 4: MR Ống 5: MUI Ống 6: KIA Ống 7: Citrat. 1 2 3 4 5 6 7

Hình 3.9. Kiểm tra đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Salmonella Ghi chú: Ống 1: Glucose :(-) đỏ nhạt, (+) màu vàng.

Ống 2: Lactose : (-) đỏ, (+) màu vàng.

Ống 3: Saccharose : (-) đỏ nhạt, (+) màu vàng. Ống 4: MR :(-) vàng nhạt, (+) đỏ hồng.

Ống 5: MUI :(-) vòng màu vàng, (+) vòng màu hồng cánh sen. Ống 6: KIA :(-) màu đỏ,(+) màu vàng/màu đen.

Ống 7: Citrat :(-) xanh lá cây, (+) màu xanh dương.

Trong môi trường Kligler-Iron-Agar (KIA), sau 24 giờ nuôi cấy hình thành khuẩn lạc trắng đục, môi trường chia thành 2 màu rõ rệt, phần thạch đứng dưới đáy màu vàng, phần thạch nghiêng màu đỏ. Vi khuẩn có khả năng sinh hơi nên làm thạch bị đẩy lên khỏi đáy ống nghiệm (Hình 3.10).

Hình 3.10. Đặc điểm của Salmonella trên môi trường KIA

Trong môi trường MUI vi khuẩn không sinh Urease nên không phân giải Ure thành NH3 không làm cho pH của môi trường thay đổi, khi đó chất chỉ thị màu Phenol red không chuyển môi trường sang màu hồng cánh sen. Mặt khác vi khuẩn không có khả năng phân giải Tryptophan vì không có men Tryptophanaza, không sinh Indol, khi nhỏ thuốc thử Kovacs vào môi trường không xuất hiện vòng màu đỏ trên ống nghiệm (Hình 3.11).

Hình 3.11. Đặc điểm của Salmonella trên môi trường MUI

Trên môi trường thạch máu sau khi nuôi cấy 24 giờ, Salmonella hình thành nên những khuẩn lạc có màu trắng đục, không dung huyết (Hình 3.12).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn salmonella gây bệnh trên vịt nuôi tại huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 55 - 60)