KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÊN VỊT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn salmonella gây bệnh trên vịt nuôi tại huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 65)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÊN VỊT

Căn cứ vào kết quả kháng sinh đồ, chúng tôi sử dụng 2 loại thuốc kháng sinh thông dụng trên thị trường để tiến hành điều trị một số vịt mắc bệnh đó là Colistin và Ampicillin.

Vịt bệnh có triệu chứng điển hình của bệnh do Salmonella được chia thành 3 lô thử nghiệm, mỗi lô thí nghiệm 20 con có cùng độ tuổi (11 ngày tuổi).

+ Phác đồ 1 (sử dụng kháng sinh từ kết quả kháng sinh đồ): dùng NOVA - AMCOLI FORT. Thành phần của thuốc gồm Colistin Sulfat 120.000.000 UI/kg thuốc, AmpicilinTrihydrate 40.000mg/kg thuốc. Liều lượng điều trị là 4 gam thuốc/lít nước uống.

+ Phác đồ 2 (phác đồ điều trị của thú y cơ sở): dùng NOVA: STREPTO- TETRAMYCINE; thành phần của thuốc gồm Oxytetracylin HCL 10gam/kg thuôc, Steptomycin Sulfat 5 gam/kg thuốc. Liều điều trị là 4gam thuốc /lít nước uống.

+ Phác đồ 3 (lô đối chứng): không sử dụng thuốc kháng sinh.

Cả 3 phác đồ đều sử dụng thuốc bổ tăng sức đề kháng NOVA-Gluco K-C và NOVA-ADEB.Complex trong suốt thời gian điều trị và thời gian hồi sức sau điều trị. Kết quả điều trị được trình bày ở Bảng 3.8.

Bảng 3.8. Kết quả điều trị trên vịt bệnh do Salmonella Phác đồ Thuốc dùng Số con điều trị Số con khỏi bệnh Tỷ lệ khỏi bệnh (%) Thời gian khỏi bệnh trung bình (ngày) XSE

1 NOVA - AMCOLI FORT 20 17 85 4,76  0,32

2 NOVA:STREPTO -

TETRAMYCINE 20 11 55 5,54  0,43

3 Không dùng kháng sinh 20 2 10 8,00  0,00

Kết quả điều trị ở Bảng 3.8 cho thấy ở phác đồ 1 điều trị bằng NOVA - AMCOLI FORT tỷ lệ vịt khỏi bệnh là cao nhất 85%, thời gian khỏi bệnh trung bình là 4,76 ngày với sai số trung bình 0,32. Ở phác đồ 2 điều trị bằng NOVA: STREPTO-TETRAMYCINE, tỷ lệ vịt khỏi bệnh chỉ đạt 55%, thời gian khỏi bệnh trung bình là 5,54 ngày với sai số trung bình 0,43. Ở lô đối chứng không dùng kháng sinh tỷ lệ vịt tự khỏi bệnh chỉ đạt 10%. Như vậy, phác đồ 1 sử dụng Colistin và Ampicillin từ kết quả kháng sinh đồ có hiệu quả điều trị trên vịt cao nhất.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu đạt được có thể rút ra một số kết luận như sau: - Trong 90 mẫu bệnh phẩm thu thập được từ 90 đàn vịt bị bệnh nghi nhiễm

Salmonella nuôi ở 6 xã của huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định có 54 mẫu phân lập

được vi khuẩn Salmonella, chiếm tỷ lệ 59,96%.

- Tất cả các chủng vi khuẩn phân lập được đều có các đặc tính vi sinh vật học của vi khuẩn Salmonella như các tài liệu trong và ngoài nước đã công bố.

- Các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được đều có độc lực cao, có khả

năng gây chết động vật thí nghiệm với tỷ lệ lớn. Khi mổ khám động vật thí nghiệm thấy có những triệu chứng bệnh tích điển hình của bệnh ở các cơ quan: tim, gan, lách, ruột, xoang bụng.

- Các chủng vi khuẩn được phân lập đã kháng với hầu hết các loại kháng sinh phổ biến hiện nay như: Streptomycin, Cefoxitin, Tetracycline, Gentamicin.

- Phác đồ điều trị sử dụng kháng sinh Colistin và Ampicillin có tỷ lệ vịt khỏi bệnh (85%) cao hơn và thời gian điều trị (4,76 ngày) ngắn hơn so với phác đồ điều trị thường dùng của thú y cơ sở.

4.2. KIẾN NGHỊ

Cần có những nghiên cứu sâu hơn với lượng mẫu lớn hơn để phân tích dịch tễ học, xác định serotype, các gen mã hóa một số yếu tố độc lực, yếu tố bám dính của vi khuẩn Salmonella trên đàn vịt nuôi tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định để có sự đánh giá một cách toàn diện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

[1]. Trần Văn Bình (2005), Hướng dẫn điều trị một số bệnh thủy cầm, Nhà xuất

bản Lao Động – Xã Hội.

[2]. Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2005), 109 bệnh gia cầm

và cách phòng trị, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Thị Chinh, Nguyễn Quang Tính, Trần Thị Hạnh (2010), Nghiên cứu một số đặc tính của Salmonella Typhimurium và Salmonella Enteritidis trên đàn vịt tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Khoa học kỹ thuật thú y, tập XVII, số 4, tr 28 - 33.

[4]. Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên (2011), Kết quả phân lập và xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella spp gây bênh Phó thương hàn lợn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Khoa học kỹ thuật thú y, số 3, tr 45 - 49.

[5]. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1986), Bệnh ở gia súc non, Nhà xuất

bản Nông nghiệp

[6]. Trần Đức Hạnh (2011), Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Salmonella phân lập từ lợn sau cai sữa bị tiêu chảy và chế tạo thử nghiệm vacxin phòng bệnh, Khoa học kỹ thuật thú y, tập XVIII, số 3, tr 38 – 49.

[7]. Nguyễn Đức Hiền và Phạm Thị Như Thảo (2012). Tình hình nhiễm và mức độ kháng thuốc của Salmonella spp phân lập từ vịt và môi trường nuôi tại thành

phố Cần Thơ, Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIX, số 3, tr 36 – 40.

[8]. Nguyễn Ngọc Huân, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2008), Sự lưu hành

Salmonella trên đàn vịt CV-SUPER M nuôi tại trại vịt giống VIGOVA, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 14, tr 59 – 66.

[9]. Phạm Quang Hùng (2009), Con vịt với người nông dân, Nhà xuất bản Nông

Nghiệp, tr 163 – 166.

[10]. Đỗ Thị Huyền và Tô Long Thành ( 2009 ), Salmonella - tác nhân gây nhiễm độc thực phẩm, Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XVI, số 4, tr 79 - 91.

[11]. Nguyễn Thị Ngọc Liên, Cù Hữu Phú, Phạm Hồng Ngân ( 2004 ), Nghiên cứu đặc tính sản sinh độc tố đường ruột và kiểm tra khả năng gây bệnh của các chủng

[12]. Phạm Hồng Ngân (2008), Phân lập, xác định serotyp và một số yếu tố gây bệnh của Salmonella từ bê dưới 6 tháng tuổi, Khoa học kỹ thuật thú y, tập XV, số 2, tr 39 – 44.

[13]. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Vũ Bình Minh, Đỗ Ngọc Thúy ( 2000, Phân lập vi khuẩn E. coli và Salmonella ở lợn mắc bệnh tiêu chảy, xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng vi khuẩn phân lập được và biện pháp phòng trị, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2000.

[14]. Nguyễn Vĩnh Phước, Vi sinh vật thú y, NXB Đại học và trung học chuyên

nghiệp Hà Nội, 1970.

[15]. Nguyễn Phú Quý, Phùng Đức Cam, Lương Ngọc Trâm, Hoàng Thu Thủy, vi khuẩn thương hàn (Salmonella), Escherichia coli. Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật học. Chủ biên: Hoàng Thủy Long. NXB văn hóa Hà Nội, 1991.

[16]. Phạm Hồng Sơn, Giáo trình Vi sinh vật học chăn nuôi, Nhà xuất bản Đại học Huế, 2012.

[17]. Phạm Hồng Sơn, Giáo trình Vi sinh vật học Thú y, Nhà xuất bản Đại học

Huế, 2013.

[18]. Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Quang Tuyên, Trần Thị Hạnh, Kết quả xác định một số đặc tính sinh hóa và yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella spp. phân lập từ bê, nghé tiêu chảy tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, Khoa học kỹ thuật Thú y tập XII, số 1, 2005.

[19]. Lê Văn Tạo và cs, Kết quả phân lập định danh vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho lợn, Báo cáo khoa học mã số: KN 02-15; NXB Nông nghiệp, Hà Nôi 1997 [20]. Nguyễn Như Thanh, Vi sinh vật Thú y, NXB Nông nghiệp, Trường Đại học

Nông nghiệp I, Hà Nội, 1997.

[21]. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Lan Hương, Giáo trình vi sinh vật thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2001.

[22]. Tô Liên Thu, Tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella và E.coli phân lập được từ thịt lợn và thịt gà tại vùng đồng bằng Bắc bộ, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XI, số 4, 2004.

[23]. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Hoàng Thị Lan, Chăn nuôi vịt ngan – An toàn sinh học đảm bảo tính bền vững, 2008.

Tài liệu tiếng nước ngoài

[24]. Bauer, A. W., D. M. Perry, and W. M. M. Kirby. 1959. Single disc antibiotic sensitivity testing of Staphylococci. A.M.A. Arch. Intern. Med. 104:208–216. [25]. Evan D.G., Evan D.J., Gorbch S.L., Production of vascular permeability factor by enterotoxigenic Escherichia coli isolated fromman. Infect.Immun, V8,

pp.725-730, 1973.

[26]. Ewing, Eward, Indentification of Enterobacteriaceae, Edicion Revolucionnalria, Instituto Cubano Del libro 19 No 1002, Vedado Habana, 1970. [27]. Flament A, Soubbotina A, Mainil J, Marlier D, Prevalence Salmonella serotypes in male mule ducks in Belgium, Vet Rec, 2012.

[28]. Frederick Adzitey, Nurul Huda and Gulam Rusul Rahmat Ali, Prevalence and Antibiotic Resistance of Campylobacter, Salmonella and L.monocytogenes in Ducks, Foodborne pathogens and disease, Volume 9, Number 6, 2012.

[29]. Jiansen Gong, Jinqiu Zhang, Ming Xu, Chunhong Zhu, Yan Yu, Xuexian Liu, Patrick Kelly, Bu Xu and Chengming Wang, Prevalence and Fimbrial Genotype Distribution of Poultry Salmonella Isolates in China (2006 to 2012),

Appl Environ Microbiol, 2014.

[30]. Ogasawara N, Tran TP, Ly TL, Nguyen TT, Iwata T, Okatani AT, Watanabe M, Taniguchi T, Hirota Y, Hayashidani H, Antimicrobial susceptibilities of Salmonella from domestic animals, food and human in the Mekong Delta, Vietnam,

J Vet Med Sci, 2008.

[31]. Peterson J.W., Salmonella toxin, Pharm Ather, VII, 1980, pp. 719-724.

[32]. Phan TT, Khai LT, Ogasawara N, Tam NT, Okatani AT, Akiba M, Hayashidani H, Contamination of Salmonella in retail meats and shrimps in the Mekong Delta, Vietnam, J Food Prot, 2005.

[33]. Quinn P.J., Carter M.E., Markey B., Carte G.R., Clinical veterinary microbiology, 1994, pp. 98- 220

[34]. Quinn P.J, Carter M.E, Makey B, Carter G.R, Clinical veterinary microbiology, Wolfe Publishing, London WC1 H9LB, England, 2002, p. 209-236.

[36]. Thi Thu Hao Van, George Moutafis, Taghrid Istivan, Linh Thuoc Tran, Peter J. Coloe, Detection of Salmonella spp. in Retail Raw Food Samples from Vietnam and Characterization of Their Antibiotic Resistance, Appl Environ Microbiol, 2007.

[37]. Wei B, Cha SY, Kang M, Park IJ, Moon OK, Park CK, Jang HK, Development and application of a multiplex PCR assay for rapid detection of 4 major bacterial pathogens inducks, Oult Sci, 2013.

[38]. Yu CY, Chu C, Chou SJ, Chao MR, Yeh CM, Lo DY, Su YC, Horng YM, Weng BC, Tsay JG, Huang KC, Comparison of the association of age with the infection of Salmonella and Salmonella enterica Serovar Typhimurium in Pekin ducks and Roman geese, Poult Sci, 2008.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn salmonella gây bệnh trên vịt nuôi tại huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)