PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá xanh (onychostoma fusiforme kottelat, 1998) vùng đakrong – hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 30)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Kế thừa có chọn lọc các thông tin, số liệu từ các công trình nghiên cứu qua sách báo, tạp chí, tài liệu lưu trữ... đã được công bố

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Chúng tôi tiến hành thu mẫu cá Xanh bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trực tiếp đánh bắt cùng ngư dân, mua mẫu ở các chợ địa phương vùng Đakrông – Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị do ngư dân và các chủ buôn bán lại.

Mẫu cá Xanh được xử lý ngay khi đang còn tươi. Mẫu vật phân loại thu từ 30- 40 cá thể có hình thái nguyên vẹn, được giải phẩu phân tích ngay tại hiện trường hoặc định hình ngay trong Formol 4%.

Mẫu phân tích sinh học được xử lý ngay bằng cách cân trọng lượng, đo chiều dài, lấy vảy, giải phẩu để đánh giá các chỉ tiêu về sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản và lấy cơ quan tiêu hoá ngâm vào dung dịch Formol 4%.

Cân đo tuyến sinh dục của cá, định hình trong dung dịch Bouin, làm tiêu bản tổ chức học.

Thu thập các thông tin về tình hình khai thác, đối tượng nghiên cứu vùng Đakrông – Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị bằng phỏng vấn trực tiếp ngư dân và dùng phiếu tham vấn cộng đồng.

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

2.3.3.1. Nghiên cứu về hình thái, tuổi của cá

- Tương quan về chiều dài và khối lượng của cá

Dựa vào các số đo chiều dài và khối lượng để tính tương quan của cá theo phương trình của Beverton - Holt (1956):W = a. Lb

L: Chiều dài toàn thân cá (cm)

a, b: Các hệ số tương quan, được giải theo phương trình thực nghiệm.

Bằng số liệu thực tế nghiên cứu, dựa vào phương trình toán học thực nghiệm để tính các hệ số a, b.

- Xác định tuổi cá

Tuổi cá Xanh được xác định bằng vẩy. Vẩy được xử lý bằng NaOH 4% để tẩy mỡ. Tuỳ theo mức độ bám của mỡ và độ dày của vẩy mà quyết định thời gian ngâm vẩy trong dung dịch tẩy vẩy. Cá Xanh thường được ngâm để tẩy mỡ trong dung dịch NaOH khoảng 30 phút đến 1 giờ. Sau khi tẩy, vẩy được rửa sạch bằng nước, đem lên kính lúp hai mắt để quan sát vòng năm và đo kích thước vòng vẩy. Tùy theo vùng vẩy có vòng năm rõ mà xác định chiều đo của trắc vi thị kính cho thích hợp và đặc trưng cho loài cá Xanh trong suốt thời gian nghiên cứu.

2.3.3.2 Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cá Xanh

- Tốc độsinh trưởng

Dựa vào số đo chiều dài thân và kích thước vẩy đo được, chúng tôi tính ngược sinh trưởng về chiều dài cá theo Rosa Lee (1920).

Công thức phương trình của Rosa Lee có dạng: Lt = (L - a) Vt / V + a Trong đó: Lt: Chiều dài của cá ở tuổi t cần tìm (mm)

L: Chiều dài hiện tại đo được của cá (mm)

Vt: Khoảng cách từ tâm vẩy đến vạch vòng năm ở tuổi t. V: Bán kính vẩy đo từ tâm đến mép vẩy.

a: Kích thước cá khi bắt đầu có vẩy (mm).

Giá trị của hệ số a được xác định dựa vào những số liệu cụ thể về chiều dài và kích thước vẩy đo được ở từng cá thể thông qua phép giải bằng các phương trình thực nghiệm.

Sau khi tính ngược sinh trưởng chiều dài Lt, chúng tôi tính tốc độ sinh trưởng hàng năm của cá theo công thức: Tt = Lt - L(t-1)

Trong đó: Tt: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá ở tuổi t (mm) Lt: Chiều dài trung bình của cá ở độ tuổi t (mm)

- Xác định các thông sốsinh trưởng

Xác định thông số sinh trưởng của cá Xanh dựa vào phương trình của Von Bertalanffy (1954) theo công thức:

+ Chiều dài: Lt = L∞ [ l - e -k(t -to) ]

+ Khối lượng : Wt = W∞ [ l - e -k(t - to ) ]b Trong đó

Lt và Wt: Chiều dài và khối lượng cá ở tuổi t (năm) t và t0: Thời gian (tuổi) hiện tại và ban đầu của cá

W∞ và L∞: Chiều dài (mm) và khối lượng cực đại của cá (g) b: Hệ số tương quan theo phương trình của Beverton - Holt. k: Hệ số đường cong của phương trình hay hệ số phân giải Protein Các thông số của phương trình được tính theo phương trình thực nghiệm.

2.3.3.3. Nghiên cứu về dinh dưỡng của cá

- Xác định thành phần thức ăn tự nhiên của cá:

Thức ăn được tách khỏi ruột và dạ dày của từng cá thể và được quan sát dưới kính hiển vi hoặc kính lúp hai mắt. Vẽ các mẫu thức ăn trực tiếp trong thị trường của kính hiển vi. Định loại các thành phần thức ăn đến từng nhóm taxon có thể phân loại được. Sử dụng khóa phân loại động vật không xương sống thủy sinh. Đặc biệt, chúng tôi sử dụng cuốn “Sinh vật nổi ở miền Nam Việt Nam” của Shirota (1968) để định loại và so sánh hình thái của chúng. Đếm số lượng thức ăn để xác định tần số suất hiện cũng như các mức độ tiêu hóa thức ăn của cá.

- Xác định cường độ bắt mồi của cá

Chúng tôi dựa vào sức chứa thức ăn trong ống tiêu hóa để đánh giá cường độ bắt mồi của cá. Đó là bậc độ no của cá. Xác định độ no dạ dày và ruột theo thang 5 bậc (từ bậc 0 đến bậc 4) của Lebedep (1954):

- Bậc 0: Ruột và dạ dày không có thức ăn

- Bậc 1: Ruột có ít thức ăn, dạ dày không có thức ăn.

- Bậc 2: Dạ dày và ruột đều có thức ăn ở mức thông thường. - Bậc 3: Dạ dày và ruột có chứa nhiều thức ăn, phình to căng.

- Bậc 4: Dạ dày và ruột chứa đầy thức ăn, vách dạ dày phình to. Dưới tác dụng của áp suất khi mổ có thể vỡ ra.

Đồng thời tham khảo các phương pháp của Kudelina (1950), Pillay (1953) và Odum (1970) để đánh giá đặc tính dinh dưỡng của cá.

- Xác định hệ số béo

Thống nhất với quan điểm của Nikolxki (1963), chúng tôi dùng cả hai phương pháp của Fulton (1902) và của Clark (1928) để xác định hệ số béo của cá.

Công thức Fulton (1902): Q = W.100/L3 Công thức Clark (1928): Q = W0 .100/L3 Trong đó Q: Hệ số béo của cá

L: Chiều dài của cá đo từ mút mõm đến hết tia vây đuôi dài nhất (mm) W: Khối lượng toàn thân cá (g)

W0: Khối lượng cá đã bỏ nội quan (g)

Từ kết quả tính được, chúng tôi so sánh để đánh giá độ béo của cá.

2.3.3.4. Nghiên cứu sinh sản của cá

- Xác định các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá

Chúng tôi quan sát mức độ chín muồi sinh dục (CMSD) của cá theo thang 6 giai đoạn của K.A.Kixelevits (1923) mà ông giới thiệu trong cuốn “Hướng dẫn quan sát sinh vật học”.

Đồng thời xác định và kiểm tra mức độ CMSD của cá bằng tổ chức học tế bào và tuyến sinh dục của cá. Dùng phương pháp nhuộm màu kép theo Heidenhai và đọc tiêu bản để xác định các giai đoạn CMSD theo quan điểm của Xakun và Buxkaia (1968). Trên cơ sở xác định các giai đoạn CMSD, có thể đánh giá được thời gian đẻ và bãi đẻ trứng của cá.

- Xác định sức sinh sản của cá

Trứng của từng cá thể cá ở giai đoạn IV CMSD được định hình theo từng đơn vị khối lượng. Mẫu được lấy ở ba vùng khác nhau trên chiều dài của tuyến sinh dục. Xác định sức sinh sản tuyệt đối bằng cách đếm chính xác số lượng trứng của cá theo phương pháp khối lượng. Số trứng có trong buồng trứng là sức sinh sản tuyệt đối của cá. Đếm lặp lại nhiều lần số trứng ở cả 3 vùng trên một đơn vị khối lượng bằng phòng đếm động vật để có kết quả chính xác. Dựa vào sức sinh sản tuyệt đối, chúng tôi tính được sức sinh sản tương đối. Đó là số lượng trứng của cá trên đơn vị khối lượng cá.

   1 1 1 i x n X Trong đó: q là hệ số thành thục W1: khối lượng tuyến sinh dục W: khối lượng cá

Công thức tính sức sinh sản tuyệt đối (F) F = nW/w Trong đó F: Sức sinh sản tuyệt đối

W: Khối lượng buồng trứng

w: Khối lượng trung bình của mẫu trứng lấy ra để đếm n: Số trứng trung bình của mẫu trứng được lấy ra để đếm Sức sinh sản tương đối = sức sinh sản tuyệt đối / khối lượng thân cá - Nghiên cứu tổ chức tế bào học

Mẫu định hình trong dung dịch Bouin, lấy ra được xử lý theo phương pháp nghiên cứu tổ chức học thông thường.

Buồng trứng nhuộm theo phương pháp Azan của Heidenhai (Hematoxylin – eozin). Đọc tiêu bản theo quan điểm của O.F.Xakun và N.A.Buskaia (1968).

Đo kích thước và chụp ảnh tế bào bằng kính hiển vi chụp ảnh có gắn trắc vi thị kính.

2.3.3.5. Các công thức toán học dùng để xử lý, kiểm tra kết quả thí nghiệm

- Giá trị trung bình:

Trong đó: xi : Chiều dài hay trong lượng của cá thứ i

X : Chiều dài hay trong lượng trung bình của cá n: số mẫu cá đem cân đo

- Độ lệch chuẩn:

Trong đó: : Độ lệch chuẩn

X : Chiều dài và khối lượng cá trung bình xi : Chiều dài hay trọng lượng của cá thứ i

2 1 1 ) ( 1      i i X X n

1    n X - Sai số trung bình: - Hệ số biến thiên:  % 100% X Cv

Trong đó: Cv: Hệ số biến thiên : Độ lệch chuẩn

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI

Vây lưng: D=III,9 ; Vây ngực: P=2,I,15; Vây bụng: V=2,I,9; Vây hậu môn: A=IV,19, Vẩy đường bên: 46-47. Vây đuôi: 24 (hình 2.2)

Cá Xanh có thân dài, dẹp bên, bụng tròn, viền lưng và viền bụng thẳng và nhỏ dần về phía sau. Phần lưng có màu xám vàng, phần bụng màu trắng nhạt, các vây xám có viền mép đậm hơn. Đầu ngắn, đỉnh đầu có các gai nhọn, không có râu. Miệng dưới, rộng bề ngang. Mắt tròn to, nằm phía đường trục. Các vây có phần nhọn màu cam, độ đậm màu càng lớn đối với cá có kích thước càng lớn. Vây bụng nằm ở phần bụng.

3.2. CẤU TRÚC TUỔI

Sau khi quan sát vẩy của 352 cá thể, đã xác định được thành phần tuổi của quần thể cá Xanh ghi ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Cấu trúc tuổi của các xanh

Tuổi

Chiều dài (mm) Khối lượng (g) N

L dao động L(TB) W dao động W(TB) n % 0+ 67 -171 105,1 4-46 16,8 138 39,21 1+ 108-208 174,1 11-114 59,2 112 31,82 2+ 170-254 204,8 74-195 115,2 72 20,45 3+ 220-257 239,9 101-202 149,8 30 8,52 Tổng 73-262 185,6 7-202 85,25 352 100

Qua bảng 3.1 cho thấy cấu trúc tuổi của cá Xanh đơn giản, gồm 4 nhóm tuổi. Nhóm tuổi thấp nhất là 0+ , cao nhất là 3+.

Số lượng cá thu tập trung nhiều ở nhóm tuổi 0+ và 1+ với tỷ lệ tương ứng là 39,21%; 31,82% tổng số cá thể thu được. Hai nhóm tuổi 0+, 1+ này có chiều dài trung bình là 105,1mm và 174,1mm; ứng với khối lượng trung bình 16,8; 59,2g

Nhóm tuổi 2+ có chiều dài trung bình 204,8mm; ứng với khối lượng trung bình 115,2g; chiếm tỷ lệ 20,45% trong tổng số cá thể thu được.

Nhóm tuổi 3+ với số lượng các thể thu được thấp nhất ̣chiếm tỷ lệ 8,52% có chiều dài trung bình 239,9 mm; ứng với khối lượng trung bình 149,8 g

Trong 4 nhóm tuổi của cá, nhóm tuổi 2+ và 3+ thu được với tỷ lệ thấp. Trong khi đó nhóm tuổi 0+ và 1+ thu được với tỷ lệ cao - biểu đồ 3.1. Đây là 2 nhóm cá có kích thước nhỏ, cho chất lượng và giá trị thương phẩm không cao, đa số chưa thành thục sinh dục hoặc chỉ mới tham gia sinh sản lần đầu, là nguồn bổ sung cho đàn, nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất quần thể trong tự nhiên. Với tình trạng khai thác như hiện nay sẽ làm giảm nguồn giống tự nhiên bổ sung cho quẩn thể.

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ (%) thành phần tuổi quần thể cá Xanh

3.3. TƯƠNG QUAN GIỮA CHIỀU DÀI VÀ KHỐI LƯỢNG

Sự tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá trong tự nhiên được thể hiện qua bảng 3.2 và hình 3.2.

Bảng 3.2. Chiều dài và khối lượng cá Xanh theo từng nhóm tuổi

Tuổi Giới tính

Chiều dài (mm) Khối lượng (g) N L dao động L(TB) W dao động W(TB) N % 0+ Juv. 67-117 83,8 5-20 8,8 47 13,35 Đực 71-171 118,3 6-40 21,9 53 15,06 Cái 67-148 113,1 4-35 19,6 38 10,8 1+ Đực 108-206 175,6 11-105 61,4 72 20,45 Cái 142-208 171,4 20-114 55,3 40 11,36 2+ Đực 170-229 202,9 74-137 103,3 33 9,38 Cái 188-254 206,3 100-195 125,3 39 11,08 3+ Đực 220-251 238,7 116-160 144,5 7 1,99

Cái 221-257 240,3 101-202 151,1 23 6,53

Tổng 67-257 172,3 4-202 76,8 352 100

Từ kết quả ở bảng 3.2 cho thấy

Chiều dài cá thu được dao động trong khoảng 67 – 257 mm, ứng với khối lượng dao động từ 4-202g, gồm 4 nhóm tuổi.

Nhóm tuổi 0+ có chiều dài dao động từ 67-171mm, khối lượng dao động từ 4- 40g, chiếm tỷ lệ cao nhất 39,21%.

Nhóm tuổi 1+ có chiều dài dao động từ 108 – 208mm, khối lượng dao động từ 11 - 114g, chiếm tỷ lệ cao 31,81 %

Nhóm tuổi 2+ có chiều dài dao động từ 170-254mm, khối lượng dao động từ 74- 195g, chiếm tỷ lệ 20,06%

Nhóm tuổi 3+ có chiều dài dao động từ 220 – 257mm, khối lượng dao động từ 101 – 202g, chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,52%.

Khi xét mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng theo giới cho thấy sự khác nhau giữa các cá thể đực trong cùng 1 nhóm tuổi và giữa các nhóm với nhau. Ở nhóm tuổi 0+ và 1+ con đực có kích thước, khối lượng trung bình lớn hơn con cái. Ngược lại con đực có kích thước khối lượng nhỏ hơn con cái ở nhóm tuổi 2+. Điều này lien quan đến sự chín muồi sinh dục.

Hình 3.2 Đồ thị sự tương quan gữa chiều dài và khối lượng cá Xanh

Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá được xác định theo phương trình hàm mũ của R.J.H. Beverton – S.J. Holt (1956): W=a.Lb, trong đó a,b là các hệ số tương quan được tính bằng phương trình thực nghiệm dựa trên phương pháp tính toán hồi quy và các kết quả của nhóm kích thước, khối lượng cá thu được qua thời gian nghiên cứu (PL1)

Phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng cơ thể cá: W=5219.10-8 x L2,7211

3.4. TỐC ĐỘTĂNG TRƯỞNG CHIỀU DÀI HÀNG NĂM CỦA CÁ XANH

Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng hàng năm về chiều dàu của cá Xanh

Tuổi

Sinh trưởng L hàng

năm (mm) Tốc độ tăng trưởng L hàng năm (mm) N L1 (tb) L2 (tb) L3 (tb) T1 (tb) T2 (tb) T3 (tb) mm mm % mm % 1+ 174,1 174,1 112 2+ 171,4 204,8 171,4 33,4 16,3 72 3+ 168,9 196,6 239,9 169,7 27,7 14,1 43,3 18,0 30 TB 171,5 200,7 239,9 171,5 30,6 15,2 43,3 18 214

Dựa vào việc phân tích số liệu về chiều dài 352 cá thể cá thu được và kích thước vẩy tương ứng chúng tôi tính ngược tốc độ sinh trưởng theo Rosa Lee (1920). Hệ số a khi giải phương trình thực nghiệm theo Rosa Lee là 7,1 mm. Đó là kích thước của cá khi bắt đầu hình thành vẩy. Kích thước vẩy vẩy tăng dần theo sự sinh trưởng về chiều dài, cá càng lớn thì kích thước vẩy càng lớn.

Phương thức tính ngược sinh trưởng của cá Xanh theo Rosa Lee (1920) được viết dưới dạng:

Lt = (L – 7,1) + 7,1

Dựa vào phương trình tính ngược sinh trưởng, xác định được sinh trưởng chiều dài hàng năm và tốc độ tăng trưởng chiều dài tương ứng (bảng 3.3.)

Qua bảng 3.3 cho thấy sinh trưởng chiều dài năm thứ nhất trung bình đạt 171,5mm; năm thứ hai là 200,7mm và năm thứ ba kích thước trung bình cá 239,9mm. Tốc độ tăng trưởng chiều dài cá ở năm đầu tiên 171,5mm sau năm thứ hai trung bình tăng thêm 30,6mm (15,2%); đến năm thứ ba cá tăng thêm 43,3mm (18%), tương đương mức tăng năm thứ hai.. Như vậy, cá tăng nhanh về kích thước ở năm thứ nhất, sau đó thì giảm dần qua các năm sinh trưởng.

Dựa vào số liệu về chiều dài và khối lượng cá thu được, chúng tôi tính được các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá xanh (onychostoma fusiforme kottelat, 1998) vùng đakrong – hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)