3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.5.3. mỡ của cá Xanh
3.5.3.1. Độ mỡ của cá theo nhóm tuổi
Mức độ tích lũy mỡ của cá Xanh được đánh giá theo thang 5 bậc của M.L. Prozorovxkaia (1956). Kết quả được trình bày ở bảng 3.8 và hình 3.6.
Trong tổng số 352 cá thể nghiên cứu, 36,7% cá thể có độ mỡ bậc 2, chiếm tỷ lệ cao nhất. Cũng ở mức cao là độ mỡ bậc 1, chiếm tỷ lệ 31.8%. Ở mức độ thấp hơn là độ mỡ bậc 3, 4 và 0 với tỷ lệ tương ứng là 17.34%; 9,9% ; 4,3%. Như vậy, số cá thể có độ no bậc 1 và 2 chiếm tỷ lệ 70,18% (lớn hơn 50% tổng số cá thể nghiên cứu). Với kết quả này có thể kết luận mức độ tích lũy mỡ của cá Xanh ở mức trung bình.
Bảng 3.8. Độ mỡ của cá theo từng nhóm tuổi
Nhóm tuổi Bậc độ mỡ N 0 1 2 3 4 n % n % n % n % n % n % 0+ 6 1,7 49 13,9 53 15,1 18 5,1 12 3,4 138 39,2 1+ 6 1,7 44 12,5 36 10,2 16 4,5 10 2,8 112 31,7 2+ 3 0,9 14 4,0 26 7,4 20 5,7 9 2,6 72 20,6 3+ 0 0,0 5 1,4 14 4,0 7 2,0 4 1,1 30 8,5 Tổng 15 4,3 112 31,8 129 36,7 61 17,3 35 9,9 352 100
Mức độ tích lũy ở các nhóm tuổi như sau:
Nhóm tuổi 3+ cá thể ở độ mỡ bậc 2 và 3 chiếm tỷ lệ 4%; 2% cao hơn bậc 1 (1,4%). Không có cá thể ở độ mỡ bậc 0
Nhóm tuổi 2+ độ mỡ bậc 2 chiếm tỷ lệ cao nhất (7,4%), tiếp theo là bậc 3 với 5,7%. Cá thể ở độ mỡ bậc 1 và 4 (4%; 2,6%). Độ mỡ bậc 0 ở mức thấp 0,9%.
Nhóm tuổi 0+ độ mỡ bậc 1 và 2 chiếm tỷ lệ cao (13,9%; 15,1%). Độ mỡ bậc 3 và 4 mức thấp, chiếm tỷ lệ 5,1% và 3,4%.
Vậy ở các nhóm tuổi khác nhau, mức độ tích lũy mỡ khác nhau.
Hình 3.6. Biểu đồ độ mỡ của cá theo nhóm tuổi
3.5.3.2. Độ mỡ của cá qua các tháng nghiên cứu
Kết quả phân tích độ mỡ của cá (thể hiện qua bảng 3.9 và hình 3.7) cho thấy độ mỡ bậc 1, 2 và 3 xuất hiện ở hầu hết các tháng. Mức độ tích lũy mỡ cao (bậc 3 và 4) kéo dài từ tháng 6 cho đến tháng 11 trong năm. Trong đó, độ mỡ bậc 2 cao nhất ở tháng 11 với tỷ lệ 8,2%.
Bảng 3.9. Độ mỡ của cá qua các tháng trong thời gian nghiên cứu Tháng nghiên cứu Bậc độ mỡ N 0 1 2 3 4 n % n % n % n % n % n % T6 5 1,4 18 5,1 8 2,3 3 0,9 2 0,6 36 10,2 T7 4 1,1 27 7,7 26 7,4 6 1,7 7 2 70 19,9 T8 2 0,6 7 2 19 5,4 12 3,4 4 1,1 44 12,5 T9 1 0,3 10 2,8 28 8 17 4,8 12 3,4 68 19,3 T10 1 0,3 21 6 24 6,8 10 2,8 8 2,3 64 18,2 T11 2 0,6 29 8,2 24 6,8 13 3,7 2 0,6 70 19,9 Tổng 15 4,3 112 31,8 129 36,7 61 17,3 35 10 352 100 3.5.4. Độ béo của cá Xanh
Hệ số béo là giá trị để đánh giá mức độ đồng hóa thức ăn của cá. Chúng tôi sử dụng cả 2 phương pháp Fulton (1902) và Clark (1928) để xác định độ béo của cá. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.10
Bảng 3.10. Hệ số béo của cá Xanh tính theo công thức Fulton và Clark
Nhóm tuổi Giới tính Hệ số béo của cá N Fulton (1902) Clark (1928) N % 0+ Juv. 14881.10-7 10698.10-7 47 13,4 Đực 15352.10-7 12788.10-7 53 15,1 Cái 14105.10-7 11282.10-7 38 10,8 1+ Đực 10194.10 -7 8418.10-7 72 20,5 Cái 10216.10-7 8267.10-7 40 11,4 2+ Đực 12346.10 -7 10740.10-7 33 9,4 Cái 14277.10-7 12649.10-7 39 11,1 3+ Đực 10659.10 -7 8734.10-7 7 2,0 Cái 10782.10-7 9337.10-7 23 6,5
Trong 4 nhóm tuổi, hệ số béo cao nhất ở nhóm tuổi 0+ , nhóm tuổi 2+ có hệ số béo cao thứ 2; kế đến là nhóm 3+ và sau cùng là nhóm 1+.
Hệ số béo khác nhau về giới tính. Trong cùng một nhóm tuổi, hệ số béo của cá cái lớn hơn cá đực
Từ kết quả trên cho thấy hệ số béo Fulton ở các nhóm tuổi và giới đều cao hơn tỷ lệ số béo Clark. Sự chênh lệch này là do sức chứa thức ăn trong ống tiêu hóa của cá.
3.6. ĐẶC TÍNH SINH SẢN
3.6.1. Đặc điểm phát triển của tuyến sinh dục
Thống nhất quan điểm của Xakun O.F và N.A . Buskaia (1986), chúng tôi chia tuyến sinh dục thành 6 giai đoạn phát triển
Giai đoạn 1: Tuyến sinh dục chưa phát triển, nằm sát vào vách cơ thể (theo hai bên đốt sống lưng và dưới bong bơi). Chúng có dạng sợi mảnh, nhỏ, mạch máu chưa phát triển, rất khó phân biệt được tuyến sinh dục đực cái bằng mắt thường.
Tổ chức học:
+ Đối với tế bào sinh dục cái: Các tế bào trứng chủ yếu ở thời kỳ tổng hợp nhân (hình 3.8)
Hình 3.8: Lát cát buồng trứng ở giai đoạn I
Giai đoạn II: Tuyến sinh dục chiếm không quá 1/5 xoang cơ thể. Buồng trứng có màu hồng nhạt, những mạch máu bắt đầu phân bố xung quanh. Hạt trứng bắt đầu hình thành nhưng chưa thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Tuyến sinh dục đực dạng băng dẹt, mỏng, có màu trắng sữa.
+ Đối với tuyến sinh dục cái, tế bào sinh dục chủ yếu là noãn bào ở thời kỳ sinh trưởng sinh chất. Ngoài ra còn gặp một số tế bào ở thời kỳ tổng hợp nhân, xếp sít nhau (hình 3.9)
Hình 3.9: Lát cắt buồng trứng ở giai đoạn II
Giai đoạn III: tuyến sinh dục có kích thước lớn, chiếm 1/3 xoang cơ thể. Buồng trứng có màu vàng. Các tế bào trứng có dạng hạt, có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng chưa tách rời nhau. Tuyến sinh dục đực có màu trắng đục, sắt cạnh. Khi cắt ngang tuyến sinh dục bề mặt nhát cắt phẳng.
Tổ chức học: Đối với tuyến sinh dục cái, noãn bào ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng chủ yếu là ở pha không bào hóa, chiếm khoảng 70%. Một số tế bào ở pha tích lũy noãn hoàng. Ngoài ra còn gặp những tế bào thời kỳ sinh trưởng sinh chất (hình 3.10)
Hình 3.10: Lát cắt buồng trứng ở giai đoạn III
Giai đoạn IV: Ở cá cái buồng trứng căng phồng, chiếm khoảng 3/4 xoang cơ thể; kích thước buồng trứng lớn nhất, dạng hạt trứng lớn, tròn, màu đỏ hồng đặc trưng. Khi cắt buồng trứng và nạo bằng kéo, trứng rời ra từng cái một. Giai đoạn này có thể đếm trứng trong sức sinh sản tuyệt đối, sức sinh sản tương đối.
Tổ chức học: Các tế bào trứng trên tiêu bản hiển vi đã kết thúc thời kỳ chín, sinh trưởng dinh dưỡng, chuẩn bị đẻ. Nhân di chuyển từ trung tâm ra ngoại biên tạo nên sự phân cực tế bào. Kích thước trứng cá Đối lá lúc này đạt khoảng 200 đến 250µm. Bên cạnh đó, ta có thể thấy thêm một số tế bào sinh dục ở thời kỳ sinh trưởng sinh chất và tổng hợp nhân nằm xen kẽ. Đây có lẽ là các tế bào hậu bị sẽ bổ sung trứng cho các lứa đẻ kế tiếp (hình 3.11). Giai đoạn này tồn tại không lâu và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn sau.
Hình 3.11: Lát cắt buồng trứng ở giai đoạn IV
3.6.2. Tỷ lệđực cái theo nhóm tuổi của cá Xanh.
Tỷ lệ đực – cái qua từng nhóm tuổi được thể hiện qua bảng 3.11 và hình 3.12.
Bảng 3.11. Tỷ lệ đực cái theo nhóm tuổi của cá Xanh
Nhóm tuổi Juv. Đực Cái N n % n % n % n % 0+ 47 13,4 53 15,1 38 10,8 138 39,2 1+ 72 20,5 40 11,4 112 31,8 2+ 33 9,4 39 11,1 72 20,5 3+ 7 2,0 23 6,5 30 8,5 Tổng 47 13,4 165 47,0 140 39,8 352 100
Nhóm tuổi 0+ với tỷ lệ 39,21% thì có 13,4% số cá thể không phân biệt giới tính; 15,1% cá thể đực và 10,8% cái
Nhóm tuổi 1+ với tỷ lệ 31,82% thì có 20.45% cá đực và 11.36% cá cái Nhóm tuổi 2+ với tỷ lệ 20,5% thì có 9.4% cá đực và 11.1% cá cái
Nhóm tuổi 3+ với tỷ lệ 8,5% thì có 2,0% cá đực và 6,5% cá cái
Từ kết quả cho thấy, trong cùng một nhóm tuổi tỷ lệ đực cái khác nhau. Ở nhóm tuổi 0+ và 1+ tỷ lệ con đực cao hơn con cái. Ngược lại tỷ lệ con đực thấp hơn con cái ở nhóm tuổi 2+ và 3+
Hình 3.12 Biểu đồ tỷ lệ đực – cái theo nhóm tuổi
3.6.3. Sự chín muồi sinh dục theo nhóm tuổi của cá Xanh
Qua thời gian nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy sự phát triển tuyến sinh dục có liên quan đến tuổi của cá. Mối liên quan này được thể hiện qua bảng 3.12 và hình 3.13
Kết quả cho thấy:
Nhóm tuổi 0+, có tuyến sinh dục chủ yếu ở giai đoạn I với tỷ lệ 26,4% và giai đoạn II chiếm 11,6%. Ở nhóm tuổi này, có bắt gặp cá thể có tuyến sinh dục ở giai đoạn III nhưng tỷ lệ thấp (1,1%)
Tương tự, Sau 1 năm tuổi, cá các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục từ giai đoạn I đến giai đoạn III nhưng chủ yếu ở giai đoạn II (22,7%).
Nhóm tuổi 2+ và 3+ cá đã hoàn toàn trưởng thành sinh dục nên không có tuyến sinh dục ở giai đoạn I. Ở 2 nhóm tuổi này, đa số cá thể có tuyến sinh dục phát triển đến giai đoạn II, III và bắt gặp một số cá thể ở giai đoạn IV (lần lượt 1,1% và 2,3%)
Với kết quả trên, bước đầu có thể nhận định rằng trong phạm vi hẹp về thời gian nghiên cứu, chưa khẳng định được thời gian khả năng thành thục sinh dục ở cá Xanh.
Bảng 3.12. Các giai đoạn chín muồi sinh dục theo nhóm tuổi của cá Xanh.
Nhóm tuổi
Các giai đoạn chín muồi sinh dục
N I II III IV n % n % n % n % n % 0+ 93 26,4 41 11,6 4 1,1 0 0 138 39,2 1+ 19 5,4 80 22,7 13 3,7 0 0 112 31,8 2+ 0 0 46 13,1 22 6,3 4 1,1 72 20,5 3+ 0 0 14 4 8 2,3 8 2,3 30 8,5 Tổng 112 31,8 181 51,4 47 13,4 12 3,4 352 100
Hình 3.13. Biểu đồ sự chín muồi sinh dục cá theo nhóm tuổi
3.6.4. Thời gian sinh sản của cá Xanh
Quá trình phát triển tuyến sinh dục của cá không chỉ phụ thuộc vào lứa tuổi mà còn phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu của vùng nghiên cứu ở các tháng trong năm. Vì vậy chúng tôi trình bày các giai đoạn phát dục của cá theo các tháng nghiên cứu ở bảng 3.13 và hình 3.14
Bảng 3.13. Các giai đoạn CMSD của cá Xanh theo tháng trong năm
Tháng
Các giai đoạn chín muồi sinh dục
N I II III IV n % n % n % n % N % 6 23 6,5 13 3,7 0 0 0 0 36 10,2 7 31 8,8 27 7,7 12 3,4 0 0 70 19,9 8 17 4,8 22 6,3 5 1,4 0 0 44 12,5 9 24 6,8 34 9,7 10 2,8 0 0 68 19,3 10 12 3,4 41 11,6 6 1,7 5 1,4 64 18,2 11 5 1,4 44 12,5 14 4 7 2 70 19,9 Tổng 112 31,7 181 51,5 47 13,3 12 3,4 352 100
Kết quả cho thấy, tháng 6, 7, 8 và tháng 9 tuyến sinh dục phát triển ở các giai đoạn I; II và III. Trong tổng số 352 cá thể nghiên cứu, không bắt gặp tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn IV trở lên. Tuy nhiên, trong tháng 6 không bắt gặp cá thể phát triển ở giai đoạn III.
Vào tháng 10 và tháng 11, bắt đầu bắt gặp cá thể có tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn IV. Như vậy cá bắt đầu bước vào thời gian sinh sản, tuy nhiên tỷ lệ bắt bặp thấp ở mức 1,4% và 2,0%. Có thể kết luận thời gian sinh sản của cá Xanh từ tháng 10 nhưng chưa đủ luận cứ để khẳng định thời gian sinh sản tập trung của cá Xanh. Có thể sẽ tập trung sinh sản trong thời gian mùa mưa hoặc sắp kết thúc mùa mưa, thức ăn phong phú thích hợp cho sự phát triển của cá con.
Hình 3.14. Biểu đồ các giai đoạn CMSD của cá theo tháng nghiên cứu
3.6.5. Sức sinh sản tương đối và tuyệt đối của cá Xanh
Nghiên cứu sức sinh sản tương đối và tuyệt đối bằng cách đếm trứng của tuyến sinh dục giai đoạn IV nhằm xác định khả năng đẻ trứng/ lần đẻ. Khả năng đẻ trứng của nhóm tuổi. Điều này có ý nghĩa trong việc đánh bắt và khai thác đàn cá. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.14.
Bảng 3.14. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá Xanh
Nhóm tuổi
Cá cái ở giai đoạn IV
N Chiều dài L(mm) Khối lượng W(g) Sức sinh sản
Ldđ L tb Wtb cá Wtb TSD Tuyệt đối (trứng) Tương đối (trứng/g cơ thể) 2+ 217-254 240,8 168,8 20,0 4171 25,0 4 3+ 222-257 248,1 174,3 24,1 4044 23,2 8 TB 217-257 245,7 172,4 22,7 4086 23,8 12
Qua kết quả ở bảng 4.14 cho thấy, sức sinh sản tuyệt đối của cá dao động từ 4044 - 4171 tế bào trứng. Ở nhóm chiều dài trung bình 240,8mm, khối lượng trung bình 168,8g; ứng với nhóm tuổi 2+ có sức sinh sản tuyệt đối là 4171 tế bào trứng. Sức sinh sản tuyệt đối ở nhóm tuổi 3+ cao hơn nhóm 2+; ứng với kích thước trung bình
248,1mm, khối lượng trung bình 174,3g. Như vậy, ở nhóm tuổi càng cao, kích thước và khối lượng trung bình càng lớn thì sức sinh sản tuyệt đối càng lớn. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình của 1 cá thể là 4086 tế bào trứng.
Sức sinh sản tương đối của cá dao động từ 23,2 đến 25 tế bào trứng/g cơ thể. Nhóm tuổi 3+ có sức sinh sản tương đối 23,2,0 trứng/g cơ thể thấp hơn nhớm tuổi 2+ 25,0 trứng/g cơ thể. Sức sinh sản tương đối trung bình là 23,8 tế bào trứng/g cơ thể cá.
3.7. TÌNH HÌNH KHAI THÁC CÁ XANH 3.7.1. Ngư cụ 3.7.1. Ngư cụ
Để khai thác nguồn lợi, có rất nhiều ngư cụ khác nhau. Tùy vào đối tượng, thủy vực khai thác và văn hóa bản địa mà người dân lựa chọn ngư cụ phù hợp. Dưới đây, chúng tôi mô tả một số loại ngư cụ người dân sử dụng khi khai thác đối tượng cá ở các thủy vực thuộc hệ thống sông suối trên địa bàn vùng Đakrong – Hướng Hóa.
Lưới: là một trong những ngư cụ phổ biến ở nước ta hiện nay. Lưới giăng có thể hoạt động ở rất nhiều thủy vực khác nhau như ao, hồ, sông, suối. Lưới khai thức tầng mặt và tầng giữa. Nguyên lý đánh bắt lưới giăng: lưới được thả chặn ngang đường di chuyển của cá. Cá trên đường đi sẽ bị vướng vào mắt lưới và bị giữ lại lưới”. Lưới giăng có cấu tạo sợi mảnh và có mắt lưới nhỏ. Lưới có thể dài từ vài chục mét cho đến hàng trăm mét, rộng từ 0,4-1 mét. Dây viền dưới gắn chì. Sau khi thả lưới, cần khuấy động cho cá hoảng sợ, chạy vọt vào lưới.
Nghề câu: là loại hình khai thác có từ rất lâu đời, hiệu quả khai thác lớn. Nghề câu có thể khai thác được ở những nơi mà nhiều rạn đá, luồng lách hẹp, các hốc sâu,…. Ngư cụ câu có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm cần câu (hoặc ống câu), dây câu (nhợ câu), lưỡi câu và chì câu.
Dụng cụ kích điện: Có cấu tạo đơn giản, gồm 1 bình ắc quy (loại 12 vôn hoặc lớn hơn), 2 cần tre hoặc hóp khô dài khoảng 1,5m-1,7m. Một cần có đầu là que thép nhọn nối với cực dương gắn công tắc, cần còn lại gắn với vợt sắt nối cực âm. Khi chọc hai cần xuống nước, bật công tắc sẽ xẩy ra hiện tượng xung điện và điện phát ra những tiếng rè rè. Những động vật nằm trong bán kính 3m sẽ bị điện giật chết hoặc gây thương tổn vĩnh viễn. Riêng bình ắc quy được bỏ trong can nhựa đã cắt nửa nhằm tránh bị ướt. Ngoài ra có một bộ nạp điện cho ắc quy trước khi đánh bắt.
Ở Đakrong – Hướng Hóa, tình trạng sử dụng kích điện (xung điện) đánh bắt cá vẫn xuất hiện khá nhiều trên các sông, suối, đây là ngư cụ mang tính tận diệt thủy sản và gây nguy hiểm cho con người. Vì vậy, trong thời gian tới cần có biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với ai sử dụng hành vi xung điện trên địa bàn huyện.
Ngoài ra cá Xanh được khai thác bằng những phương pháp khác nhau như: lưới kéo tay, nơm, chia,….
3.7.2. Sản lượng cá Xanh
Hiện nay nguồn lợi thủy sản ở vùng Đakrong – Hướng Hóa ngày càng cạn kiệt