3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.6.1. Đặc điểm phát triển của tuyến sinh dục
Thống nhất quan điểm của Xakun O.F và N.A . Buskaia (1986), chúng tôi chia tuyến sinh dục thành 6 giai đoạn phát triển
Giai đoạn 1: Tuyến sinh dục chưa phát triển, nằm sát vào vách cơ thể (theo hai bên đốt sống lưng và dưới bong bơi). Chúng có dạng sợi mảnh, nhỏ, mạch máu chưa phát triển, rất khó phân biệt được tuyến sinh dục đực cái bằng mắt thường.
Tổ chức học:
+ Đối với tế bào sinh dục cái: Các tế bào trứng chủ yếu ở thời kỳ tổng hợp nhân (hình 3.8)
Hình 3.8: Lát cát buồng trứng ở giai đoạn I
Giai đoạn II: Tuyến sinh dục chiếm không quá 1/5 xoang cơ thể. Buồng trứng có màu hồng nhạt, những mạch máu bắt đầu phân bố xung quanh. Hạt trứng bắt đầu hình thành nhưng chưa thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Tuyến sinh dục đực dạng băng dẹt, mỏng, có màu trắng sữa.
+ Đối với tuyến sinh dục cái, tế bào sinh dục chủ yếu là noãn bào ở thời kỳ sinh trưởng sinh chất. Ngoài ra còn gặp một số tế bào ở thời kỳ tổng hợp nhân, xếp sít nhau (hình 3.9)
Hình 3.9: Lát cắt buồng trứng ở giai đoạn II
Giai đoạn III: tuyến sinh dục có kích thước lớn, chiếm 1/3 xoang cơ thể. Buồng trứng có màu vàng. Các tế bào trứng có dạng hạt, có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng chưa tách rời nhau. Tuyến sinh dục đực có màu trắng đục, sắt cạnh. Khi cắt ngang tuyến sinh dục bề mặt nhát cắt phẳng.
Tổ chức học: Đối với tuyến sinh dục cái, noãn bào ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng chủ yếu là ở pha không bào hóa, chiếm khoảng 70%. Một số tế bào ở pha tích lũy noãn hoàng. Ngoài ra còn gặp những tế bào thời kỳ sinh trưởng sinh chất (hình 3.10)
Hình 3.10: Lát cắt buồng trứng ở giai đoạn III
Giai đoạn IV: Ở cá cái buồng trứng căng phồng, chiếm khoảng 3/4 xoang cơ thể; kích thước buồng trứng lớn nhất, dạng hạt trứng lớn, tròn, màu đỏ hồng đặc trưng. Khi cắt buồng trứng và nạo bằng kéo, trứng rời ra từng cái một. Giai đoạn này có thể đếm trứng trong sức sinh sản tuyệt đối, sức sinh sản tương đối.
Tổ chức học: Các tế bào trứng trên tiêu bản hiển vi đã kết thúc thời kỳ chín, sinh trưởng dinh dưỡng, chuẩn bị đẻ. Nhân di chuyển từ trung tâm ra ngoại biên tạo nên sự phân cực tế bào. Kích thước trứng cá Đối lá lúc này đạt khoảng 200 đến 250µm. Bên cạnh đó, ta có thể thấy thêm một số tế bào sinh dục ở thời kỳ sinh trưởng sinh chất và tổng hợp nhân nằm xen kẽ. Đây có lẽ là các tế bào hậu bị sẽ bổ sung trứng cho các lứa đẻ kế tiếp (hình 3.11). Giai đoạn này tồn tại không lâu và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn sau.
Hình 3.11: Lát cắt buồng trứng ở giai đoạn IV