3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.7. TÌNH HÌNH KHAI THÁC CÁ XANH
3.7.1. Ngư cụ
Để khai thác nguồn lợi, có rất nhiều ngư cụ khác nhau. Tùy vào đối tượng, thủy vực khai thác và văn hóa bản địa mà người dân lựa chọn ngư cụ phù hợp. Dưới đây, chúng tôi mô tả một số loại ngư cụ người dân sử dụng khi khai thác đối tượng cá ở các thủy vực thuộc hệ thống sông suối trên địa bàn vùng Đakrong – Hướng Hóa.
Lưới: là một trong những ngư cụ phổ biến ở nước ta hiện nay. Lưới giăng có thể hoạt động ở rất nhiều thủy vực khác nhau như ao, hồ, sông, suối. Lưới khai thức tầng mặt và tầng giữa. Nguyên lý đánh bắt lưới giăng: lưới được thả chặn ngang đường di chuyển của cá. Cá trên đường đi sẽ bị vướng vào mắt lưới và bị giữ lại lưới”. Lưới giăng có cấu tạo sợi mảnh và có mắt lưới nhỏ. Lưới có thể dài từ vài chục mét cho đến hàng trăm mét, rộng từ 0,4-1 mét. Dây viền dưới gắn chì. Sau khi thả lưới, cần khuấy động cho cá hoảng sợ, chạy vọt vào lưới.
Nghề câu: là loại hình khai thác có từ rất lâu đời, hiệu quả khai thác lớn. Nghề câu có thể khai thác được ở những nơi mà nhiều rạn đá, luồng lách hẹp, các hốc sâu,…. Ngư cụ câu có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm cần câu (hoặc ống câu), dây câu (nhợ câu), lưỡi câu và chì câu.
Dụng cụ kích điện: Có cấu tạo đơn giản, gồm 1 bình ắc quy (loại 12 vôn hoặc lớn hơn), 2 cần tre hoặc hóp khô dài khoảng 1,5m-1,7m. Một cần có đầu là que thép nhọn nối với cực dương gắn công tắc, cần còn lại gắn với vợt sắt nối cực âm. Khi chọc hai cần xuống nước, bật công tắc sẽ xẩy ra hiện tượng xung điện và điện phát ra những tiếng rè rè. Những động vật nằm trong bán kính 3m sẽ bị điện giật chết hoặc gây thương tổn vĩnh viễn. Riêng bình ắc quy được bỏ trong can nhựa đã cắt nửa nhằm tránh bị ướt. Ngoài ra có một bộ nạp điện cho ắc quy trước khi đánh bắt.
Ở Đakrong – Hướng Hóa, tình trạng sử dụng kích điện (xung điện) đánh bắt cá vẫn xuất hiện khá nhiều trên các sông, suối, đây là ngư cụ mang tính tận diệt thủy sản và gây nguy hiểm cho con người. Vì vậy, trong thời gian tới cần có biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với ai sử dụng hành vi xung điện trên địa bàn huyện.
Ngoài ra cá Xanh được khai thác bằng những phương pháp khác nhau như: lưới kéo tay, nơm, chia,….
3.7.2. Sản lượng cá Xanh
Hiện nay nguồn lợi thủy sản ở vùng Đakrong – Hướng Hóa ngày càng cạn kiệt bởi đánh bắt tận thu, đánh bắt lén lút bằng các hình thức cấm như xung điện, cào điện, đánh bắt bằng lưới mùng hoặc các phương tiện không được phép khác đã tàn phá môi trường của các loài thủy sản. Hậu quả nhiều loài thủy sản trước đây vốn phong phú trong môi trường của vùng Đakrong – Hướng Hóa như cá Xanh, cá Leo, cá Sao, tôm…. Còn với số lượng ít.
Bảng 3.15. Sản lượng khai thác thủy sản ở vùng Đakrong – Hướng Hóa năm 2018 Đơn vị tính: Tấn Loài Cá Xanh Cá khác Tôm Các loài thủy sản khác Tổng số lượng khai thác Sản lượng khai thác 0,9 85,8 0,5 23,5 110,7
(Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Đakrông, Hướng Hóa, năm 2018)
Cá Xanh Onychostoma fusiforme có phẩm chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ cho nhu cầu người dân. Loại cá này sống phổ biến ở Đakrong – Hướng Hóa (Đakrong bắt gặp nhiều hơn so với Hướng Hóa), do đánh bắt nhiều và không có chính sách bảo vệ nên cá Xanh ngoài tự nhiên hiện nay trở nên hiếm. Theo kết quả điều tra cho thấy, người dân đánh bắt cá một cách đơn lẻ, tự phát, sản lượng cá đánh bắt phụ thuộc vào các tháng và điều kiện thời tiết. Cá Xanh đánh bắt được nhiều vào các tháng 11 đến tháng 3 năm sau, còn các tháng 5 đến tháng 9 đánh bắt được nhưng ít hơn. Điều này có thể là do thời tiết hoặc là do mùa sinh sản của cá. Theo các thông tin tìm hiểu được của cá Xanh thì chúng đẻ tập trung từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, vì thế nếu tiếp tục đẩy mạnh khai thác cá ở các tháng này thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi và tác động gián tiếp đến năng suất mùa khai thác tiếp theo.
3.8. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN LỢI CÁ XANH NGUỒN LỢI CÁ XANH
3.8.1. Khai thác hợp lý nguồn lợi cá Xanh
Khai thác hợp lý là vấn đề mang tính cấp thiết để bảo vệ nguồn lợi thủy sản nói chung và nguồn lợi cá Xanh nói riêng. Khai thác phải gắn liền với phát triển bền vững nguồn lợi.
Để làm được việc này cần dựa trên những nghiên cứu về sinh học, sinh thái, các đặc điểm của nguồn lợi, đặc điểm của vùng nước để đưa ra các quy định khai thác hợp lý như:
Thứ nhất: cấm việc đánh bắt bằng các phương tiện có tính chất hủy diệt như nổ mìn, rà xung điện. Cần có quy định về việc dung mắt lưới có kích cỡ nhất định để tránh khai thác những cá thể có kích cỡ nhỏ, chưa đạt kích thước khai thác. Riêng đối với cá Xanh chỉ nên đánh bắt khi cá có chiều dài trên 170mm
Thứ hai: Cần quy định mùa đánh bắt, không nên đánh bắt cá Xanh đang thời kỳ sinh sản. Tránh khai thác ở những bãi đẻ nhằm đảm bảo sự tái sinh quần thể cá Xanh.
3.8.2. Nuôi thả cá Xanh
Đi đôi với việc khai thác hợp lý, cần áp dụng những thành quả khoa học thuật để nuôi trồng thủy sản. Đây là vấn đề chiến lược nhằm phát triển lâu bền nguồn lợi. Nghề nuôi trồng thủy sản không chỉ nâng cao năng suất sinh học cho thủy vực, tăng sản lượng thủy sản trong chiến lược kinh tế, mà còn giảm được sức ép khai thác tự nhiên, bảo vệ nguồn lợi thủy sản nói chung và nguồn lợi cá Xanh nói riêng.
Để nuôi thả cá Xanh cần:
+ Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài
+ Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Xanh để chủ động nguồn giống. + Nuôi thí điểm cá Xanh theo các mô hình khác nhau: nuôi ghép với tôm, cá chép, cá trê,… theo mật độ khác nhau. Nuôi các loại hình thức khác như chắn lưới lồng bè, ao…. Từ đó kết luận mô hình nuôi cá Xanh cho thích hợp.
3.8.3. Quản lý và giáo dục cho cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn lợi
Nguyên nhân chính của việc khai thác quá mức nguồn cá Xanh là do nhận thức chưa đúng của con người trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Họ khai thác cá chủ yếu vì nhu cầu mưu sinh hiện tại, mà quên đi việc bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản của huyện. Do vậy, giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi cho cộng đồng dân cư sống trong huyện là điều thiết thức . Giải pháp này có thể tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Tổ chức các lớp tập huấn cán bộ quản lý và ngư dân đánh bắt những kiến thức về ý nghĩa và nguyên tắc của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản để họ trở thành những hạt nhân thực hiện và tuyên truyền rộng rãi cho mọi người trong cộng đồng.
- Đề nghị ngư dân không sử dụng những ngư cụ khai thác mang tính chất hủy diệt. - Chống gây ô nhiễm nguồn nước dẫn đến làm chết cá; các chất thải từ các khu dân cư sống trong huyện, chất thải từ các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, nguồn thức ăn dư thừa trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Ở vùng Đakrong và Hướng Hóa, cá Xanh khai thác có chiều dài từ 67- 257mm, ứng với khối lượng 4-202g. Cá có 4 nhóm tuổi, cao nhất là tuổi 3+. Số lượng cá thể ở nhóm tuổi 0+ và 1+ chiếm tỷ lệ cao. Nhóm tuổi 0+ và 1+, chiều dài và khối lượng con đực lớn hơn con cái, nhưng ngược lại ở nhóm tuổi 2+ và 3+.
Phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng cơ thể cá có dạng: W=5219.10-8 x L2,7211
2. Tốc độ tăng trưởng của cá Xanh tương đối nhanh. Chiều dài trung bình của cá ở các nhóm 1+; 2+; 3+ lần lượt là 174,1mm; 204,8mm và 239,9mm. Cá ở năm tuổi thứ nhất tăng nhanh về chiều dài sau đó thì giảm dần để tập trung dinh dưỡng cho việc tăng khối lượng.
Phương trình sinh trưởng theo Von Bertalanffy (1954) như sau: Về chiều dài: Lt = 280,7 [1-e-0,4717(t+0,9767)]
Về khối lượng: Wt = 502,4[1-e-0,1091(t+0,2699)] 2,7211
3. Thành phần thức ăn của cá Xanh gồm 22 đối tượng đại diện cho 4 ngành sinh vật. Ngành Chân khớp (Arthropoda) có tỷ lệ thấp; 3 ngành là tảo chiếm tỷ lệ cao. Trong 3 ngành tảo thì ngành tảo Silic (Bacillariophyta) chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này có thể khẳng định rằng cá Xanh ăn tảo là chủ yếu.
Trong số các loại thức ăn mà chúng tôi xác định được. Mougeotia là loại thức ăn có mặt trong tất cả các nhóm kích thước và xuất hiện nhiều trong ống tiêu hoá. Có thể đây là loại thức ăn ưa thích.
4. Cường độ bắt mồi của cá ở mức trung bình. Cá ở nhóm tuổi 1+ có cường độ bắt mồi cao nhất. Trong khoảng thời gian đầu mùa mưa (tháng 8, 9) và kết thúc mùa mưa (tháng 10 và 11), cá có cường độ bắt mồi cao.
Mức độ tích lũy mỡ của cá Xanh ở mức độ trung bình. Ở nhóm tuổi càng cao thì mức độ tích lũy mỡ càng thấp. Thời gian tích lũy mỡ lớn nằm trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 11.
Hệ số béo của cá Xanh không cao. Hệ số béo theo Fulton và Clark không chênh lệch nhiều. Trong cùng một nhóm tuổi, hệ số béo của cá cái lớn hơn cá đực.
5. Tuyến sinh dục cá Xanh ở giai đoạn IV bắt gặp vào khoảng tháng 10 tháng 11. Khi cá được 2 tuổi với chiều dài trung bình 204,8mm, khối lượng trung bình 115,2g đã thành thục sinh dục và có thể tham gia vào sinh sản.
Sức sinh sản của cá không cao. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình của 1 cá thể là 4086 tế bào trứng. Sức sinh sản tương đối trung bình 23,8 trứng/g cơ thể; tương đương ở hai nhóm tuổi 2+ và 3+ (25,0 và 23,2 trứng/g cơ thể). Ở nhóm tuổi càng cao, kích thước và khối lượng trung bình càng lớn thì sức sinh sản tuyệt đối càng lớn.
KIẾN NGHỊ
1. Cần có những quy định cụ thể về mùa vụ khai thác, tránh đánh bắt cá vào mùa sinh sản. Ngư cụ khai thác phù hợp, sử dụng lưới có kích cỡ mắt lưới >25mm. Nghiên cấm đánh bắt cá bằng các ngư cụ mang tính hủy diệt cao như chất nổ, xung điện,… nhằm bảo vệ nguồn lợi cá, đảm bảo tái sản xuất quần thể. Chính quyền địa phương cần có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các ngư dân sử dụng các ngư cụ đánh bắt có tính hủy diệt.
2. Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa về đặc điểm sinh sản và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Xanh nhằm tạo nguồn giống nuôi thả loài cá đặc sản này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Sách Đỏ Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Bộ Thủy sản (1996), Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 3. Cục thống kê Quảng Bình (2013), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2012,
NXB Công ty Cổ phần in Quảng Bình, Quảng Bình.
4. Lê Văn Dân, Nguyễn Tường Anh và Võ Văn Phú (2007), “Tác dụng của Progesteron (P) và Desoxycorticosteron acetat (DOCA) lên sự chín và rụng trứng in vivo của cá Trôi (Labeo rohita)”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, (39), trang 13-17.
5. Nguyễn Hữu Dực (1995), Góp phần nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Nam
Trung Bộ Việt Nam, Tóm tắt Luận án Phó Tiến sĩ Sinh học, Trường ĐH Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Thư (2003), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cá Lăng Nha (Mytus nemurus)”, Những vấn đề nghiên
cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang
524- 527.
7. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân (2001), Cá nước ngọt Việt Nam, tập 1, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá Nước ngọt Việt Nam, tập 2,3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Đặng Thị Thu Hiền, Võ Văn Phú (1998), “Đặc tính sinh học của cá Chẽm ở hệ đầm phá Tam giang và các vùng phụ cận”, Tạp chí Sinh học, Hà Nội, 20(2), tr 64 -67.
10. Lê Thị Hoàn, Võ Văn Phú (2010), “Đặc điểm sinh trưởng của cá Chỉ vàng
Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế”, Tạp chí
Khoa học, Đại học Huế, số 23 (57), trang 121-128.
11. Thái Hoàng, Lê Minh Xử, Phan Đình Ninh (2007), Địa lý Quảng Bình, NXB Công ty Cổ phần in Quảng Bình, Quảng Bình.
12. Nguyễn Văn Hợp (2002), Nghiên cứu đánh giá hệ sinh thái và môi trường vùng hạ lưu sông Kiến Giang phục vụ phát triển bền vững, Báo cáo khoa học, Quảng Bình.
13. Lê Thị Hương (2012), Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Mòi cờ chấm
Konosirus punctatus (Schelegel, 1846) ở Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sỹ Sinh học, trường Đại học sư phạm, Đại học Huế, Huế. 14. Nguyễn Khắc Hường (1991), Cá biển Việt Nam, tập 2, NXB KH và KT, Hà Nội. 15. Lê Vũ Khôi, Nguyễn Nghĩa Thìn (2000), Địa lý sinh vật, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Phi Loan, Võ Văn Phú, Vũ Trung Tạng (2010), “Đặc tính sinh trưởng của cá Tráp vây vàng (Acanthopagrus latus Houttuyn, 1782) tại đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên”, Tạp chí Kinh tế Sinh thái, số 3 (06/2010), trang 65 – 68. 17. Nguyễn Thị Phi Loan, Võ Văn Phú, Vũ Trung Tạng (2010), “Đặc tính sinh sản
của cá Đối lá (Mugil kelaartii Gunther, 1861) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên”,
Tạp chí Công nghệ Sinh học, tập 8, (3B), trang 1167 - 1172.
18. Nguyễn Đình Mão (1998 ), Cơ sở sinh học một số loài cá kinh tế ở các đầm phá
ven biển Nam Trung Bộ phục vụ cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi, Tóm tắt luận án tiến sĩ Sinh học, ĐH Nha Trang.
19. Hồ Thị Nhi Min (2007), Nghiên cứu đa dạng sinh học cá ở hệ thống sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sỹ Sinh học, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
20. Nguyễn Giang Nam (2011), Nghiên cứu thành phần loài cá ở sông Long Đại,
tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sỹ Sinh học, Trường Đại học sư phạm, Đại học Huế, Huế.
21. Nguyễn Phi Nam, Lê Đức Ngoan, Lê Văn Dân (2007), “Kết quả bước đầu nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994)”, Tạp chí Khoa học, ĐH Huế, (39), trang 73- 81.
22. Trần Đại Nghĩa (2011), Nghiên cứu thành phần loài cá ở sông Ròon, tỉnh
Quảng Bình, Luận văn Thạc sỹ Sinh học, trường Đại học sư phạm, Đại học Huế, Huế.
23. Phan Thị Hạnh Nguyên (2009), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tình hình khai
thác cá Đối Lá (Mugil kelaartii Günther, 1861) ở đầm phá Thừa Thiên Huế,
Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học Huế, Huế.
24. Nicolski, G. V. (1963), Sinh thái học cá (Nguyễn Văn Thái, Trần Đình Trọng và Mai Đình Yên, dịch), NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội. 25. Võ Văn Phú, Đặng Thị Diệu Tâm (1978), “Dẫn liệu bước đầu về đặc tính sinh
học của cá Đối Mục (Mugil cephalus) ở đầm phá nước lợ phía Nam tỉnh Bình Trị Thiên”, Thông tin Khoa học, Trường ĐH khoa học Huế, (2), trang 85-101.
26. Võ Văn Phú (1979), Những phương pháp nghiên cứu sinh học của cá xương
vùng Nhiệt đới (tài liệu dịch từ bản tiếng Nga - Những vấn đề nghiên cứu Ngư loại học, Maxkova, tập 20, 21).
27. Võ Văn Phú (1991), “Dẫn liệu về đặc tính sinh học của một số loài cá kinh tế ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế ”, Tuyển tập báo cáo hội nghị Khoa học
toàn quốc về biển lần thứ III, Tập I, trang 212 – 216.
28. Võ Văn Phú (1991), “Góp phần tìm hiểu đặc tính sinh học của cá Mòi Cờ chấm (Clupanodon punctatus) ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Thông tin