Quản lý và giáo dục cho cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá xanh (onychostoma fusiforme kottelat, 1998) vùng đakrong – hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 59 - 78)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.8.3. Quản lý và giáo dục cho cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn lợi

Nguyên nhân chính của việc khai thác quá mức nguồn cá Xanh là do nhận thức chưa đúng của con người trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Họ khai thác cá chủ yếu vì nhu cầu mưu sinh hiện tại, mà quên đi việc bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản của huyện. Do vậy, giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi cho cộng đồng dân cư sống trong huyện là điều thiết thức . Giải pháp này có thể tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Tổ chức các lớp tập huấn cán bộ quản lý và ngư dân đánh bắt những kiến thức về ý nghĩa và nguyên tắc của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản để họ trở thành những hạt nhân thực hiện và tuyên truyền rộng rãi cho mọi người trong cộng đồng.

- Đề nghị ngư dân không sử dụng những ngư cụ khai thác mang tính chất hủy diệt. - Chống gây ô nhiễm nguồn nước dẫn đến làm chết cá; các chất thải từ các khu dân cư sống trong huyện, chất thải từ các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, nguồn thức ăn dư thừa trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Ở vùng Đakrong và Hướng Hóa, cá Xanh khai thác có chiều dài từ 67- 257mm, ứng với khối lượng 4-202g. Cá có 4 nhóm tuổi, cao nhất là tuổi 3+. Số lượng cá thể ở nhóm tuổi 0+ và 1+ chiếm tỷ lệ cao. Nhóm tuổi 0+ và 1+, chiều dài và khối lượng con đực lớn hơn con cái, nhưng ngược lại ở nhóm tuổi 2+ và 3+.

Phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng cơ thể cá có dạng: W=5219.10-8 x L2,7211

2. Tốc độ tăng trưởng của cá Xanh tương đối nhanh. Chiều dài trung bình của cá ở các nhóm 1+; 2+; 3+ lần lượt là 174,1mm; 204,8mm và 239,9mm. Cá ở năm tuổi thứ nhất tăng nhanh về chiều dài sau đó thì giảm dần để tập trung dinh dưỡng cho việc tăng khối lượng.

Phương trình sinh trưởng theo Von Bertalanffy (1954) như sau: Về chiều dài: Lt = 280,7 [1-e-0,4717(t+0,9767)]

Về khối lượng: Wt = 502,4[1-e-0,1091(t+0,2699)] 2,7211

3. Thành phần thức ăn của cá Xanh gồm 22 đối tượng đại diện cho 4 ngành sinh vật. Ngành Chân khớp (Arthropoda) có tỷ lệ thấp; 3 ngành là tảo chiếm tỷ lệ cao. Trong 3 ngành tảo thì ngành tảo Silic (Bacillariophyta) chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này có thể khẳng định rằng cá Xanh ăn tảo là chủ yếu.

Trong số các loại thức ăn mà chúng tôi xác định được. Mougeotia là loại thức ăn có mặt trong tất cả các nhóm kích thước và xuất hiện nhiều trong ống tiêu hoá. Có thể đây là loại thức ăn ưa thích.

4. Cường độ bắt mồi của cá ở mức trung bình. Cá ở nhóm tuổi 1+ có cường độ bắt mồi cao nhất. Trong khoảng thời gian đầu mùa mưa (tháng 8, 9) và kết thúc mùa mưa (tháng 10 và 11), cá có cường độ bắt mồi cao.

Mức độ tích lũy mỡ của cá Xanh ở mức độ trung bình. Ở nhóm tuổi càng cao thì mức độ tích lũy mỡ càng thấp. Thời gian tích lũy mỡ lớn nằm trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 11.

Hệ số béo của cá Xanh không cao. Hệ số béo theo Fulton và Clark không chênh lệch nhiều. Trong cùng một nhóm tuổi, hệ số béo của cá cái lớn hơn cá đực.

5. Tuyến sinh dục cá Xanh ở giai đoạn IV bắt gặp vào khoảng tháng 10 tháng 11. Khi cá được 2 tuổi với chiều dài trung bình 204,8mm, khối lượng trung bình 115,2g đã thành thục sinh dục và có thể tham gia vào sinh sản.

Sức sinh sản của cá không cao. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình của 1 cá thể là 4086 tế bào trứng. Sức sinh sản tương đối trung bình 23,8 trứng/g cơ thể; tương đương ở hai nhóm tuổi 2+ và 3+ (25,0 và 23,2 trứng/g cơ thể). Ở nhóm tuổi càng cao, kích thước và khối lượng trung bình càng lớn thì sức sinh sản tuyệt đối càng lớn.

KIẾN NGHỊ

1. Cần có những quy định cụ thể về mùa vụ khai thác, tránh đánh bắt cá vào mùa sinh sản. Ngư cụ khai thác phù hợp, sử dụng lưới có kích cỡ mắt lưới >25mm. Nghiên cấm đánh bắt cá bằng các ngư cụ mang tính hủy diệt cao như chất nổ, xung điện,… nhằm bảo vệ nguồn lợi cá, đảm bảo tái sản xuất quần thể. Chính quyền địa phương cần có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các ngư dân sử dụng các ngư cụ đánh bắt có tính hủy diệt.

2. Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa về đặc điểm sinh sản và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Xanh nhằm tạo nguồn giống nuôi thả loài cá đặc sản này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Sách Đỏ Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Bộ Thủy sản (1996), Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 3. Cục thống kê Quảng Bình (2013), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2012,

NXB Công ty Cổ phần in Quảng Bình, Quảng Bình.

4. Lê Văn Dân, Nguyễn Tường Anh và Võ Văn Phú (2007), “Tác dụng của Progesteron (P) và Desoxycorticosteron acetat (DOCA) lên sự chín và rụng trứng in vivo của cá Trôi (Labeo rohita)”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, (39), trang 13-17.

5. Nguyễn Hữu Dực (1995), Góp phần nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Nam

Trung Bộ Việt Nam, Tóm tắt Luận án Phó Tiến sĩ Sinh học, Trường ĐH Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Thư (2003), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cá Lăng Nha (Mytus nemurus)”, Những vấn đề nghiên

cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang

524- 527.

7. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân (2001), Cá nước ngọt Việt Nam, tập 1, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá Nước ngọt Việt Nam, tập 2,3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Đặng Thị Thu Hiền, Võ Văn Phú (1998), “Đặc tính sinh học của cá Chẽm ở hệ đầm phá Tam giang và các vùng phụ cận”, Tạp chí Sinh học, Hà Nội, 20(2), tr 64 -67.

10. Lê Thị Hoàn, Võ Văn Phú (2010), “Đặc điểm sinh trưởng của cá Chỉ vàng

Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế”, Tạp chí

Khoa học, Đại học Huế, số 23 (57), trang 121-128.

11. Thái Hoàng, Lê Minh Xử, Phan Đình Ninh (2007), Địa lý Quảng Bình, NXB Công ty Cổ phần in Quảng Bình, Quảng Bình.

12. Nguyễn Văn Hợp (2002), Nghiên cứu đánh giá hệ sinh thái và môi trường vùng hạ lưu sông Kiến Giang phục vụ phát triển bền vững, Báo cáo khoa học, Quảng Bình.

13. Lê Thị Hương (2012), Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Mòi cờ chấm

Konosirus punctatus (Schelegel, 1846) ở Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sỹ Sinh học, trường Đại học sư phạm, Đại học Huế, Huế. 14. Nguyễn Khắc Hường (1991), Cá biển Việt Nam, tập 2, NXB KH và KT, Hà Nội. 15. Lê Vũ Khôi, Nguyễn Nghĩa Thìn (2000), Địa lý sinh vật, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Phi Loan, Võ Văn Phú, Vũ Trung Tạng (2010), “Đặc tính sinh trưởng của cá Tráp vây vàng (Acanthopagrus latus Houttuyn, 1782) tại đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên”, Tạp chí Kinh tế Sinh thái, số 3 (06/2010), trang 65 – 68. 17. Nguyễn Thị Phi Loan, Võ Văn Phú, Vũ Trung Tạng (2010), “Đặc tính sinh sản

của cá Đối lá (Mugil kelaartii Gunther, 1861) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên”,

Tạp chí Công nghệ Sinh học, tập 8, (3B), trang 1167 - 1172.

18. Nguyễn Đình Mão (1998 ), Cơ sở sinh học một số loài cá kinh tế ở các đầm phá

ven biển Nam Trung Bộ phục vụ cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi, Tóm tắt luận án tiến sĩ Sinh học, ĐH Nha Trang.

19. Hồ Thị Nhi Min (2007), Nghiên cứu đa dạng sinh học cá ở hệ thống sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sỹ Sinh học, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.

20. Nguyễn Giang Nam (2011), Nghiên cứu thành phần loài cá ở sông Long Đại,

tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sỹ Sinh học, Trường Đại học sư phạm, Đại học Huế, Huế.

21. Nguyễn Phi Nam, Lê Đức Ngoan, Lê Văn Dân (2007), “Kết quả bước đầu nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994)”, Tạp chí Khoa học, ĐH Huế, (39), trang 73- 81.

22. Trần Đại Nghĩa (2011), Nghiên cứu thành phần loài cá ở sông Ròon, tỉnh

Quảng Bình, Luận văn Thạc sỹ Sinh học, trường Đại học sư phạm, Đại học Huế, Huế.

23. Phan Thị Hạnh Nguyên (2009), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tình hình khai

thác cá Đối Lá (Mugil kelaartii Günther, 1861) ở đầm phá Thừa Thiên Huế,

Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học Huế, Huế.

24. Nicolski, G. V. (1963), Sinh thái học cá (Nguyễn Văn Thái, Trần Đình Trọng và Mai Đình Yên, dịch), NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội. 25. Võ Văn Phú, Đặng Thị Diệu Tâm (1978), “Dẫn liệu bước đầu về đặc tính sinh

học của cá Đối Mục (Mugil cephalus) ở đầm phá nước lợ phía Nam tỉnh Bình Trị Thiên”, Thông tin Khoa học, Trường ĐH khoa học Huế, (2), trang 85-101.

26. Võ Văn Phú (1979), Những phương pháp nghiên cứu sinh học của cá xương

vùng Nhiệt đới (tài liệu dịch từ bản tiếng Nga - Những vấn đề nghiên cứu Ngư loại học, Maxkova, tập 20, 21).

27. Võ Văn Phú (1991), “Dẫn liệu về đặc tính sinh học của một số loài cá kinh tế ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế ”, Tuyển tập báo cáo hội nghị Khoa học

toàn quốc về biển lần thứ III, Tập I, trang 212 – 216.

28. Võ Văn Phú (1991), “Góp phần tìm hiểu đặc tính sinh học của cá Mòi Cờ chấm (Clupanodon punctatus) ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Thông tin Khoa học, Trường ĐH Khoa học Huế, (9), trang 191 – 196.

29. Võ Văn Phú (1994), “Dẫn liệu về đặc tính sinh thái của cá Căng bốn sọc (Pelates quadrilineatus) ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế ”, Thông tin Khoa học, Trường ĐH khoa học Huế, (9), trang 197- 202.

30. Võ Văn Phú (1995), Khu hệ cá và đặc tính sinh học của 10 loài cá kinh tế ở hệ

đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tóm tắt Luận án Phó Tiến Sĩ, Trường ĐH Tổng

hợp Hà Nội.

31. Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng (2001), “Đặc tính sinh sản của cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai,1994) ở đầm phá Tam Giang Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Thông tin Khoa học, Trường ĐH khoa học Huế, tập 1, trang 80- 85.

32. Võ Văn Phú, Trương Thị Thu Hà, Hoàng Thị Thúy Liễu (2003), “Cấu trúc thành phần loài cá sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí sinh học, 25(1A), tr.25-27.

33. Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng, Nguyễn Hữu Quyết (2005), “Đặc tính sinh học của cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994) đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, (7), trang 99 - 106.

34. Võ Văn Phú (1998), Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở Vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế

35. Võ Văn Phú, Phan Đỗ Quốc Hùng (2005): Đa dạng sinh học thành phần loài cá hệ sinh thái sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế

36. Võ Văn Phú, Huỳnh Quang Huy (2007): Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá

Diếc (Carassius auratus) ở thủy vực Thừa thiên Huế. 2007. 27

37. Võ Văn Phú, Biện Văn Quyền (2009), “Một số đặc điểm sinh trưởng của cá ong căng ở đầm phá và vùng ven biển Thừa Thiên Huế”, tạp chí Nghiên cứu và phát triển, số 1 (72)

38. Nguyễn Hữu Phụng (1999), Danh mục cá biển Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

39. Lê Thị Thu Phương (2012), Nghiên cứu khu hệ cá ở sông Gianh, tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học Huế, Huế.

40. Pravdin, I.F. (1973), Hướng dẫn nghiên cứu cá (Phạm Thị Minh Giang dịch), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 275 trang.

41. Nguyễn Xuân Quýnh (2001), Định loại các nhóm động vật không xương sống

nước ngọt thường gặp ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

42. Đặng Thị Sy (2005), Tảo học, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội.

43. Vũ Trung Tạng (1994), Các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam, NXB KH và KT, Hà Nội.

44. Vũ Trung Tạng (1997), Sinh thái học các thuỷ vực, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

45. Vũ Trung Tạng (2001), Cơ sở sinh thái học, NXB giáo dục, Hà Nội.

46. Vũ Trung Tạng, Nguyễn Đình Mão (2005), Ngư loại học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

47. Vũ Trung Tạng (2008), Sinh thái học các hệ sinh thái nước, NXB Giáo dục, Hà Nội.

48. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980), Định loại động vật

không xương sống nước ngọt miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật,

Hà Nội.

49. Nguyễn Thị Xuân Thu, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Hương (2004), “Tảo đơn bào - cơ sở thức ăn của động vật thuỷ sản”, Tuyển tập các công trình Nghiên cứu khoa học và công nghệ (Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III), trang 405 – 450, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

50. Trung tâm Khí tượng – Thủy văn tỉnh Quảng Bình (2012), Đặc điểm Khí hậu,

Thủy văn tỉnh Quảng Bình, NXB Công ty Cổ phần in Quảng Bình, Quảng Bình.

51. Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III (2004), Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ, tập I và II, NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. 52. Viện Nghiên cứu thuỷ sản I (2003), Tuyển tập báo cáo khoa học về nuôi thuỷ

sản tại hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ II, NXB Nông Nghiệp, Bắc Ninh. 53. Trần Văn Vỹ (1982), Thức ăn tự nhiên của cá, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 54. Xakun.O và N.A. Buskaia (1982), Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên

55. Võ Thị Bảo Ý (2009),Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cá Đối nhọn (Mugil strongylocephalus Richardson, 1846) ở đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế,Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học sư phạm, Đại học Huế, Huế.

56. Mai Đình Yên (1978), Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

57. Mai Đình Yên, Trần Định (1979), “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế ở vùng sông Bạch Đằng”, Thông báo Khoa học Sinh vật học, ĐHTH Hà Nội, tập 3, (1).

58. Mai Đình Yên (1983), Cá kinh tế nước ngọt ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

59. Mai Đình Yên, Nguyễn Hữu Dực (1991), “Thành phần loài cá và sự phân bố các loài cá nước ngọt ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, (3), tr. 47 – 54.

60. Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan (1992), Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Tiếng Anh

61. Biswas, S. P. (1993), Manual of method in fish biology, International Book Co, Absecon Highlans.

62. Eschermeyer (2005), Catalogue of Fish, Volume 1, 2 & 3, Genus of Fish Spcies, Califonia Academy of Sciences: California, USA.

63. Kawamoto. N, Nguyen Viet Truong, Tran Thi Tuy Hoa (1972), Illustrations of Some Fresh Water fishes of the Mekong delta, Viet Nam, Contr, Fae Agr, Univ, Cantho.

64. Shirota. A (1968), The plankton in the South of Vietnam, Freshwater and Marine plankton, Overseas Technical Cooperation Agency, Japan.

PHỤ LỤC

PL1. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CHIỀU DÀI VÀ KHỐI LƯỢNG

Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng được biểu diễn theo phương trình của R.J.H Beverton – S.J. Holt (1956):

W = a.Lb (1)

Trong đó: W: Khối lượng toàn thân cá (g). L: Chiều dài toàn thân cá (mm). a, b: Các hệ số cần tìm.

Lấy logarit thập phân của 2 vế phương trình (1), ta được: lgW = lg(a.Lb)

lgW = lga + lgLb lgW = lga + b.lgL (2)

Đặt Y = lgW; X = lgL; A = lga; B = b

Phương trình (2) được viết dưới dạng: Y = A + BX (3)

Từ phương trình (3) cho phép ta xác định được hệ số a, b theo hai đại lượng biến thiên X (lgL) và Y (lgW)

Để giải phương trình trên ta đưa về dạng tổng quát: nA + B∑X = ∑Y

A∑X + B∑X2 = ∑X.Y

Với n là đại lượng cần theo dõi.

Bảng PL1. Chỉ số tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá theo nhóm tuổi

n Nhóm tuổi L (tb) W (tb) X (lgL) Y (lgW) X2 X.Y

1 0+ 105,1 16,8 2,0217 1,2248 4,0872 2,4762 2 1+ 174,1 59,2 2,2408 1,7723 5,0210 3,9713 3 2+ 204,8 115,2 2,3112 2,0615 5,3417 4,7647

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá xanh (onychostoma fusiforme kottelat, 1998) vùng đakrong – hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 59 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)