3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.7.2. Sản lượng cá Xanh
Hiện nay nguồn lợi thủy sản ở vùng Đakrong – Hướng Hóa ngày càng cạn kiệt bởi đánh bắt tận thu, đánh bắt lén lút bằng các hình thức cấm như xung điện, cào điện, đánh bắt bằng lưới mùng hoặc các phương tiện không được phép khác đã tàn phá môi trường của các loài thủy sản. Hậu quả nhiều loài thủy sản trước đây vốn phong phú trong môi trường của vùng Đakrong – Hướng Hóa như cá Xanh, cá Leo, cá Sao, tôm…. Còn với số lượng ít.
Bảng 3.15. Sản lượng khai thác thủy sản ở vùng Đakrong – Hướng Hóa năm 2018 Đơn vị tính: Tấn Loài Cá Xanh Cá khác Tôm Các loài thủy sản khác Tổng số lượng khai thác Sản lượng khai thác 0,9 85,8 0,5 23,5 110,7
(Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Đakrông, Hướng Hóa, năm 2018)
Cá Xanh Onychostoma fusiforme có phẩm chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ cho nhu cầu người dân. Loại cá này sống phổ biến ở Đakrong – Hướng Hóa (Đakrong bắt gặp nhiều hơn so với Hướng Hóa), do đánh bắt nhiều và không có chính sách bảo vệ nên cá Xanh ngoài tự nhiên hiện nay trở nên hiếm. Theo kết quả điều tra cho thấy, người dân đánh bắt cá một cách đơn lẻ, tự phát, sản lượng cá đánh bắt phụ thuộc vào các tháng và điều kiện thời tiết. Cá Xanh đánh bắt được nhiều vào các tháng 11 đến tháng 3 năm sau, còn các tháng 5 đến tháng 9 đánh bắt được nhưng ít hơn. Điều này có thể là do thời tiết hoặc là do mùa sinh sản của cá. Theo các thông tin tìm hiểu được của cá Xanh thì chúng đẻ tập trung từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, vì thế nếu tiếp tục đẩy mạnh khai thác cá ở các tháng này thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi và tác động gián tiếp đến năng suất mùa khai thác tiếp theo.