Cường độ bắt mồi của cá Xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá xanh (onychostoma fusiforme kottelat, 1998) vùng đakrong – hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 43 - 46)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.2. Cường độ bắt mồi của cá Xanh

3.5.2.1. Cường độ bắt mồi của cá Xanh theo nhóm tuổi

Bảng 3.6. Độ no của cá Xanh theo từng nhóm tuổi

Nhóm tuổi Bậc độ no N 0 1 2 3 4 N % N % N % N % N % N % 0+ 5 1,4 80 22,7 41 11,7 12 3,4 0 0 138 39,2 1+ 3 0,9 35 9,9 45 12,8 28 8,0 1 0,3 112 31,8 2+ 0 0 11 3,1 34 9,7 25 7,1 2 0,6 72 20,5 3+ 1 0,3 6 1,7 15 4,3 7 2,0 1 0,3 30 8,5 Tổng 9 2,6 132 37,4 135 38,5 72 20,5 4 1,2 352 100 Cường độ bắt mồi của cá biểu hiện qua chỉ số độ no trong dạ dày và ruột . Việc đánh giá độ no của cá dựa theo thang 5 bậc của Lebedep.

Kết quả nghiên cứu độ no của 352 cá thể cho thấy chỉ số độ no đạt từ bậc 0 đến bậc 4. Tỷ lệ cá có độ no bậc 3 và 4 chiếm tỷ lệ thấp 2,56% trong đó chủ yếu là độ no

bậc 3 (20,45%). Độ no bậc 1 và 2 chiếm tỷ lệ cao 75,85% (bảng 3.6). Điều này cho thấy cá Xanh có cường độ bắt mồi ở mức trung bình.

Cường độ bắt mồi ở các nhóm tuổi khác nhau có sự khác nhau.

Nhóm tuổi 0+ độ no bậc 1 chiếm ưu thế cao, đạt tỷ lệ 22,73%; không có cá thể nào ở độ no bậc 4.

Nhóm tuổi 1+ độ no bậc 1;2;3 chiếm tỷ lệ cao; ứng với tỷ lệ 9,94%; 12,78%; 7,95%. Độ no bậc 1 và 4 chiếm tỷ lệ thấp (0,85% và 0,28%)

Nhóm tuổi 2+ độ no bậc 2 chiếm tỷ lệ cao nhất với 9,66%, sau đó là bậc 3 với 7,1%. Ở tỷ lệ thấp là độ no bậc 1 và 4 (3,13%; 0,57%); không có cá thể ở độ no bậc 0.

Nhóm tuổi 3+ độ no bậc 2 chiếm tỷ lệ cao, bậc 1 và 3 ở mức trung bình. Ở mức thấp là độ no bậc 0, 1 cá thể; có 1 cá thể ở độ no bậc 4.

Hình 3.4. Biểu đồ mức chứa thức ăn (theo độ no) của cá ở các nhóm tuổi (%)

Từ kết quả trên cho thấy, cá ở nhóm tuổi 0+ và 1+ có cường độ bắt mồi cao nhất (tỷ lệ độ no bậc 2 và 3 đều ở mức cao). Điều này lý giải cá ở lứa tuổi này cần tập trung dinh dưỡng để tăng nhanh về kích thước.

3.5.2.2. Cường độ bắt mồi của cá theo tháng

Cường độ bắt mồi của cá qua các tháng có sự khác nhau. Điều này được thể hiện qua kết quả ở bảng 4.7 và hình 4.5.

Tháng 6 và tháng 8 của năm 2018, không bắt gặp cá thể có độ no ở bậc 0; 4; độ no bậc 4 ở mức trung bình. Ở mức khá cao là độ no bậc 1 (chiếm 6,8% ở tháng 6) và bậc 2 (chiếm 5,4% vào tháng 8)

Tháng 7 bắt gặp độ no bậc 1 lớn nhất đến 15,6%. Không bắt gặp độ no bậc 4 trong thời gian này.

Tháng 9, 10 và 11 bắt gặp độ no ở bậc 0 rất ít; độ no ở bậc 1, 4 chiếm tỷ lệ trung bình (độ no bậc 1 chiếm 5,4% ở tháng 10, 4,6 ở tháng 11, 5,4% ở tháng 9)

Không xuất hiện độ no bậc 4 ở tháng 11.

Bảng 3.7. Độ no của cá Xanh qua các tháng nghiên cứu

Tháng nghiên cứu Bậc độ no N 0 1 2 3 4 5 N % N % N % N % N % N % T6 0 0 24 6,8 6 1,7 6 1,7 0 0 36 10,2 T7 4 1,1 55 15,6 7 2,0 4 1,1 0 0 70 19,9 T8 0 0 16 4,6 19 5,4 9 2,6 0 0 44 12,5 T9 1 0,3 19 5,4 28 8,0 18 5,1 2 0,6 68 19,3 T10 2 0,6 2 0,6 37 10,5 21 6,0 2 0,6 64 18,2 T11 2 0,6 16 4,6 38 10,8 14 4,0 0 0 70 19,9 Tổng 9 2,6 132 37,5 135 38,4 72 20,5 4 1,1 352 100

Vậy với kết quả trên, có thể nhận định cường độ bắt mồi của cá Xanh ở mức cao trong các tháng 7, tháng 10, tháng 11 năm 2018. Nguyên nhân có thể do đây là khoảng thời gian đầu và giữa mùa mưa, lượng thức ăn dồi dào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá xanh (onychostoma fusiforme kottelat, 1998) vùng đakrong – hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)