Thảo luận về tổng quan nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng keo lai trồng tại công ty TNHH lâm nghiệp quy nhơn tỉnh bình định (Trang 25 - 27)

2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu

2.3 Thảo luận về tổng quan nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu đề tài đã tóm lược những tài liệu, kết quả nghiên cứu, thảo luận những vấn đề của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Trong đó, đáng chú ý là ảnh hưởng của sự gia tăng lượng CO2

trong khí quyển và hệ quả của nó là biến đổi khí hậu toàn cầu gây cho thế giới những hiện tượng khí hậu cực đoan, ảnh hưởng không tốt ngày càng nhiều đến đời sống của con người.

Qua phần tổng quan, đề tài đã tổng kết các tài liệu có liên quan đến khả năng hấp thụ CO2 cũng như các nghiên cứu về sinh khối và tích tụ carbon vốn là những nhân tố có liên hệ quan hệ một cách hữu cơ với CO2. Từ tổng quan nghiên cứu chúng tôi có một số nhận định: Nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 của rừng cũng như các nghiên cứu khác để đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế xu hướng biến đổi khí hậu, gây hậu quả xấu cho môi trường sống con người đang trở thành vấn đề toàn cầu và thu hút sự quan tâm sâu sắc của các nhà khoa học.

Việc định lượng giá trị của khả năng hấp thụ CO2 của rừng cũng như các lợi ích khác của rừng luôn là vấn đề phức tạp nhưng đều có thể thực hiện được trên cơ sở khoa học với độ chính xác cho phép. Điều đó cho phép trong tương lai gần việc lượng

hóa giá trị khả năng hấp thụ CO2 để làm cơ sở cho các dịch vụ chi trả môi trường, cũng như buôn bán khí thải trở nên phổ biến và hiện thực hơn.

Trong thời gian gần đây, nghiên cứu về tích tụ carbon cũng như khả năng hấp thụ CO2 trong nước và trên thế giới ngày càng nhiều, tuy nhiên các nghiên cứu này hầu hết tập trung vào đối tượng rừng trồng và trong đó tập trung vào một số bộ phận dễ xác định.

Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu để xác định khả năng hấp thụ CO2 bước đầu được hệ thống và hoàn thiện đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và áp dụng từ thực tiễn.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể chủ yếu là rút mẫu, đo tính các nhân tố kích thước và trọng lượng của cá thể cây rừng, xác định khả năng hấp thụ của cá thể rồi suy ra khả năng hấp thụ của quần thể.

Các phương pháp nghiên cứu đều dựa vào mối quan hệ hữu cơ giữa sinh khối, lượng tích tụ carbon và khả năng hấp thụ CO2 để ước lượng hoặc dự đoán khả năng hấp thụ CO2.

Hầu hết các nghiên cứu đều mô hình hóa các mối quan hệ giữa các nhân tố khó xác định và các nhân tố điều tra dễ đo đếm bằng các phương trình tương quan với các tham số thống kê nằm trong giới hạn cho phép.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng keo lai trồng tại công ty TNHH lâm nghiệp quy nhơn tỉnh bình định (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)