2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp
- Các số liệu về tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các hồ sơ liên quan đến rừng trồng keo lai được thu thập từ tài liệu, báo cáo… thông qua các phòng ban công ty.
Số liệu sơ cấp
- Lập ô tiêu chuẩn 20 x 25m: đo D1.3, Hvn
+ Ô chuẩn được lựa chọn đại diện cho các điều kiện lập địa, tuổi rừng, một tuổi lập 3 ô.
+ Sinh khối cây tiêu chuẩn được xác định cho các bộ phận gồm thân, cành, lá Xác định sinh khối tươi: Sau xác định thể tích cây xong tiến hành cắt khúc thân cây, mỗi khúc tách riêng từng bộ phận thân, cành, lá và tiến hành cân trọng lượng tươi từng bộ phận ngay ngoài thực địa.
Sau khi xác định được trọng lượng tươi, tiến hành lấy mẫu từng bộ phận tươi đem về phòng thí nghiệm để phân tích.
Lấy mẫu và phân tích: Các cây đã chặt hạ được chia thành 6 cấp có tiết diện ngang bằng nhau. Mỗi cấp tiết diện ngang chọn 3 cây đại diện, như vậy 6 cấp tiết diện ngang có 18 cây đại diện. Trong mỗi cây tiến hành lấy mẫu theo các bộ phận cây là thân, cành, lá. Lấy 1 mẫu cành, 1 mẫu lá, riêng thân thì phân thành 3 đoạn bằng nhau, mỗi đoạn lấy 1 mẫu thân (ở giữa đoạn của cây đã chặt). Mỗi loại lấy 1 kg cho vào bao
nylon buộc kín đem về phòng thí nghiệm sấy khô ở 1050C đến khi trọng lượng không đổi. Mẫu lá của cây đại diện bỏ vào túi nylon đem về phòng thí
nghiệm sấy khô ở 760C cho đến khi trọng lượng không đổi. Trên cơ sở đó xác định được sinh khối khô trong các mẫu.
Sử dụng công thức tính carbon thông qua việc sử dụng hệ số mặc định của IPCC (IPCC 2003) theo đó trữ lượng carbon được tính bằng ½ sinh khối khô.
Từ kết quả sinh khối khô và kết quả phân tích hàm lượng Cacbon của các bộ phận quy đổi ra khả năng hấp thụ CO2 bằng cách nhân hàm lượng cacbon với hệ số
3,67. Lượng CO2 hấp thụ = Lượng C tích lũy *44/12 hay 1 tấn carbon tương ứng với 3,67 tấn CO2 mà cây hấp thụ.