2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu
3.9.5 xuất nguyên lý canh tác cho rùng Keo lai tại khu vực nghiên cứu
Đường kính tăng nhanh trong giai đoạn từ tuổi 2 và tuổi 3, chiều cao tăng mạnh trong giai đoạn từ 3 – 4 tuổi (bình quân khoảng 4,3 m/năm) lúc này cần tăng cường dinh dưỡng, bón thúc kết hợp chăm sóc phát dọn thực bì tạo không gian thông thoáng cho cây sinh trưởng tối ưu nhất để rừng sớm thực hiện chức năng phòng hộ của rừng.
Quy trình kỹ thuật trồng như sau: Chuẩn bị hiện trường trồng rừng, như xử lý thực bì, phương thức xử lý là xử lý thực bì toàn diện bằng phương pháp phát dọn bằng phương pháp thủ công, chiều cao gốc phát cao không quá 15cm. Những thân cây bụi hoặc cây gỗ, dây leo phải chặt bỏ và băm nhỏ rải trên mặt đất, xếp thành luốn nhất thiết không được xếp đống.
Thời gian xử lý muộn nhất không quá 31/08. Làm đất bằng phương thức là làm đất cục bộ thông qua phương pháp như sau: Tiến hành đào hố theo kích thước 30x30x30cm, bố trí hàng song song đường đồng mức, hố bố trí dạng so le hình nanh sấu. Cự ly hàng cách hàng 2,5m, cây cách cẩy 2m (mật độ 2000 cây/ha). Khi đào hố phải cuốc lớp đất mặt để riêng ra một bên, dùng cuốc vạc lớp đất mặt đầy 2/3 hố, trộn đều với phân bón lót, sau đó lấp đất cao hơn mặt đất tự nhiên từ 2–3 cm. Thời gian làm đất thực hiện xong muộn nhất không quá 30/9.
Kỹ thuật lấp hố và kết hợp bón phân bằng cách trộn đều phân với đất mặt lấp 2/3 hố, sau đó lấp đầy miệng hố và phải thực hiện trước lúc trồng 7 – 15 ngày, bón lót phân vi sinh khoảng 0,2 kg/hố, Cách bón như sau: Dùng cuốc cào đất lấp đầy 1/3 thể tích hố sau đó đổ lượng phân vi sinh theo qui định xuống hố, tiếp tục cho đất màu xuống hố đến 2/3 thể tích rồi trộn đều với phân trong hố. Sau cùng lấp đầy miệng hố
Trồng rừng với mật độ là 2.000 cây/ha hợp lý nhất, cự ly hàng 2,5 m, cây cách cây 2 m, trồng bằng Cây con có túi bầu
Trồng vào thời vụ Từ 15/09 đến 30/10 tuyệt đối không trồng vào những ngày mưa to, gió lớn. Tiêu chuẩn cây con đem trồng phải đạt Tuổi cây từ 3,5 – 5 tháng lúc bắt đầu giâm, cấy, chiều cao từ 25 cm trở lên, rễ phát triển tốt, không cong queo sâu bệnh và không cụt ngọn
Xu hướng sinh trưởng khá tốt. Đã đảo bầu và cắt rễ mọc ra ngoài bầu.Trồng vào mùa mưa chọn những ngày mưa nhỏ, trời râm mát, đất trong hố đủ ẩm để trồng cây.
Dùng cuốc hoặc bay moi một lỗ sâu 14 – 15 cm ở giữa hố đã lấp, dùng dao bén hoặc lưỡi lam rạch túi bầu, gỡ nhẹ túi bầu ra khỏi bầu, đặt bầu ngay ngắn xuống lỗ, lấp đất ngập ½ bầu (chiều cao bầu) ấn chặt giữ bầu ổn định, sau đó vun đất cao hơn mặt bầu 3 – 4 cm và ấn chặt xung quanh bầu, các thao tác phải hết sức khéo léo, tuyệt đối tránh làm vỡ bầu.
Sau khi trồng xong 10-15 ngày tiến hành kiểm tra, nếu phát hiện có mối xâm hại phải dùng thuốc chống mối trong các trường hợp sau: Tỷ lệ số cây bị nhiễm mối < 10% số cây phải dùng thuốc chống mối đối với những cây bị nhiễm mối. Tỷ lệ số cây bị nhiễm mối 10% số cây thì phải rắc thuốc mối phòng trừ cho toàn bộ số cây trồng với liều lượng 5 gam/hố rắc và trộn đều 1/3 đất đã lấp phần trên của hố.
Chăm sóc rừng trồng sau khi trồng từ 8 – 10 ngày phải kiểm tra cây, xác định tỷ lệ cây sống, tỷ lệ cây chết. Việc kiểm tra phải tiến hành 2-3 đợt sau khi đã trồng chính và trồng dặm xong. Sau mỗi đợt kiểm tra phải xác định cụ thể cây chết và tiến hành trồng dặm ngay sau khi kiểm tra. Cây con trồng dặm phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật như cây trồng chính, yêu cầu trong năm đầu tỷ lệ cây sống phải đạt 95% trở lên . Số năm chăm sóc và số lần chăm sóc như sau: Số năm chăm sóc : 4 năm kể cả năm trồng mới, Số lần chăm sóc : 5 lần/ 4 năm, Chăm sóc năm thứ nhất (năm trồng mới) : 1 lần, chăm sóc năm thứ hai 2 lần, chăm sóc năm thứ ba 1 lần, chăm sóc năm thứ tư 1 lần
Chăm sóc năm thứ nhất được tiến hành sau khi trồng rừng 1 - 2 tháng bằng cách thức như sau dẫy cỏ, xới đất và vun đất xung quanh gốc cây trong phạm vi đường kính 0,6 – 0,8 m. Kết hợp trồng dặm thay thế những cây trồng bị chết, Phải chăm sóc trước ngày 10/12 trong năm trồng rừng.
Chăm sóc năm thứ 2 thực hiện 2 lần/ năm, lần đầu chỉ phát thực bì toàn diện, cắt và gỡ dây leo quấn ghì cây trồng.thời vụ từ tháng 2 – tháng 3, lần 2 thì Phát thực bì toàn diện, cắt và gỡ dây leo quấn ghì cây trồng. Dẫy cỏ, xới đất vun gốc trong phạm vi đường kính 0,8 - 1m, chú ý tránh làm tổn hại đến rễ cây trồng và bón thúc 100 g NPK (10:10: 5)/ gốc. Cách bón đối với đất dốc đào rãnh phía trên dốc hình vòng cung, đối với đất bằng thì đào rãnh xung quanh gốc cây trồng rộng 10cm, sâu 10 - 15cm cách gốc 30 - 40cm, rắc phân vào sau đó lấp lại.
Trồng dặm cây mới thay thế những cây đã chết, thời vụ: Từ tháng 9 – tháng 11. Năm thứ 3 thực hiện 1 lần chăm sóc là Phát thực bì toàn diện, cắt và gỡ dây leo quấn ghì cây trồng, tỉa cành, tỉa 1/3 cành trên thân cây (để lại 2/3 cành chính phía trên cùng của cây, tỉa cách thân cây 5 cm không được làm tổn thương đến thân cây), thời vụ : Từ tháng 9 – tháng 11. Năm thứ 4 chỉ phát thực bì toàn diện, cắt và gỡ dây leo quấn ghì cây trồng, tỉa cành, tỉa 1/3 cành trên thân cây (để lại 2/3 cành phía trên cùng của cây, tỉa cách thân cây 5 cm không được làm tổn thương đến thân cây). Thời vụ từ tháng 9 – tháng 11.
Công tác quản lý bảo vệ phải thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây trồng. Khi phát hiện có sâu bệnh hại phải kịp thời xử lý. Tuỳ theo mức độ nhiễm sâu bệnh mà có biện pháp phòng trừ thích hợp sau nếu nhiễm bệnh rải rác, phải nhổ cây bệnh thành đống nhỏ và đốt cháy sạch., nếu nhiễm sâu bệnh hại tập trung phải phun thuốc kết hợp với các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để phòng trừ.
Những nơi xảy ra dịch bệnh phải có kế hoạch theo dõi, lập dự tính, dự báo, chuẩn bị vật tư, nhân lực để tiến hành các biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Tổ chức lực lượng quản lý bảo vệ thường xuyên theo dõi kiểm tra rừng phù hợp với yêu cầu kế hoạch và chủ trương từng giai đoạn. Thực hiện các biện hữu hiệu để ngăn chặn gia súc… phá hoại cây trồng, con người chặt phá và tác hại của tự nhiên đối với rừng cho đến tuổi thành thục.