2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu
3.1.3. Cơ sở hạ tầng
Trong xã đã có trường học, trạm xá phục vụ việc giáo dục và khám chữa bệnh cho nhân dân, hệ thống điện, điện thoại, phát thanh truyền hình được phủ sóng toàn vùng.
Các công trình cơ sở hạ tầng ngày càng được chú trọng xây dựng mới, tu sửa bảo dưỡng nâng cao chất lượng phục vụ đời sống nhân dân trong vùng.
3.2. Tìm hiểu tình hình và diễn biến rừng trồng keo lai ở khu vực nghiên cứu 3.2.1 Tình hình rừng trồng Keo lai tại khu vực nghiên cứu
Tại phường Bùi Thị Xuân diện tích có rừng trồng là 2.023,01 ha, trong đó rừng Keo lai chiếm 1.870 ha.
Diện tích trồng Keo lai ngày càng được mở rộng thay thế rừng Bạch đàn, đất trống… Cụ thể như sau: Diện tích rừng Keo lai năm 2000 là 780,2 ha đến năm 2005 tăng lên 1.032,7 ha, đến năm 2010 là 1.426,9 ha. (Nguồn: Phòng Kỹ Thuật, 2015)
3.2.1 Diễn biến rừng trồng Keo lai ở khu vực nghiên cứu
Những thuận lợi và khó khăn trong công tác phát triển lâm nghiệp nói chung và phát triển rừng trồng tại công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn nói riêng như sau:
Thuận lợi: Diện tích đất lâm nghiệp lớn với loại đất Xám (cát pha) là chủ yếu, nguồn lao động dồi dào, khí hậu thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng là điều kiện thuận lợi nhất trong việc phát triển rừng trồng tại công ty.
Trong các năm gần đây được sự hỗ trợ các dự án phát triển lâm nghiệp như 5 triệu ha rừng, Wb3, Kf6…., các chính sách, hỗ trợ về khuyến nông như cung cấp cây giống, hỗ trợ lãi xuất, cho vay vốn, chuyển đổi mục đích sử dụng đất… là những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp nói chung và phát triển rừng trồng nói riêng Giá gỗ nguyên liệu Keo, Bạch đàn tăng lên tạo động lực thúc đẩy công tác trồng rừng phát triển nhanh chóng.
Tuy nhiên, việc triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng còn gặp một số khó khăn trên diện rộng tại địa hình phức tạp, sản xuất lâm nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều tác động như biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít làm cho rừng bị chết hạn do thiếu nước, cháy rừng thường xuyên xảy ra, gió bão vào mùa mưa…
+ Diện tích phân bố rải rác ở nhiều phường xã khác nhau, xen kẽ có các rẫy dân canh tác nhỏ lẻ khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ, thường xuyên xảy ra việc lấn chiếm, tranh chấp đất đai…
+ Đa số người dân sống gần rừng đời sống còn phụ thuộc vào rừng, thu nhập còn thấp dẫn đến việc chặt phá rừng làm kế mưu sinh vẫn còn xảy ra nhiều.