2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu
3.6.1. Kết cấu sinh khối khô cá thể
Bảng 3.11. Bảng sinh khối khô cá thể
(Đơn vị: Kg) Trọng lượng Biến động % Cá thể 60,06 3,4 – 107,6 100 Thân 49,07 2,2 – 90,4 81,7 Cành 6,97 0,5 – 12,9 11,6 Lá 4,2 0,7 kg – 6,6 6,7
Kết quả tính toán kết cấu sinh khối khô cá thể các bộ phận cây cho thấy tương tự như kết quả tính toán về sinh khối tươi
Kết quả tổng hợp sinh khối khô cá thể Keo lai cho thấy sinh khối khô trung bình cây cá thể là 60,06 kg, biến động từ 3,4 kg – 107,6 kg.
Bộ phận thân khô trung bình là 49,07 kg, chiếm 81,7 % so với toàn thân biến động từ 2,2 kg – 90,4 kg.
Bộ phận cành khô đạt trung bình là 6,97 kg, chiếm tỉ lệ 11,6 % so với cả cây, biến động từ 0,5 kg – 12,9 kg.
Bộ phận lá khô trung bình là 4,2 kg, chiếm tỉ lệ 6,7 % so với cả cây, biến động từ 0,7 kg – 6,6 kg. 81,7% 11,6% 6,7% Thân Cành Lá
Hình 3.8. Tỷ lệ sinh khối khô bộ phận của cây cá thể
So sánh tỷ lệ sinh khối khô bộ phận cá thể và tỷ lệ sinh khối tươi bộ phận cá thể cho thấy đã có sự thay đổi trong một số bộ phận sinh khối cá thể. Trong khi tỷ lệ sinh khối tươi và sinh khối khô của bộ phận thân cây có xu hướng tăng lên thì ở bộ phận cành và lá cây có xu hướng giảm xuống. Điều này chứng tỏ bộ phận cành và lá cây chứa nhiều nước hơn so với bộ phận thân cây.
Kết quả nghiên cứu sinh khối loài Keo lai của Nguyễn Thị Hạnh (2009) tại Tánh Linh, Bình Thuận cho thấy: Sinh khối cây cá thể khô đạt trung bình 59,23 kg/cây, trong đó thân chiếm 81,19 % (ở đề tài tỷ lệ thân cả vỏ là 81,7 %), cành 12,37 % (ở đề tài chiếm 11,6%) và lá 6,44 % (ở đề tài chiếm 6,7%)
Kết quả nghiên cứu sinh khối cá thể Keo lai tại quận 9, Tp. Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Hà (2007) cho thấy sinh khối thân khô trung bình chiếm 78,64 % trong khi đó ở đề tài tỷ lệ thân cả vỏ là 81,7 %, cành khô chiếm 15,85% ở đề tài chiếm 11,6 %, lá khô chiếm 5,51 %, ở đề tài lá chiếm 6,7 %
Kết quả nghiên cứu sinh khối loài Keo tai tượng của Mai Văn Hòa (2014) tại Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho thấy: Sinh khối cây cá thể khô đạt trung bình 57,17+ 17,3 kg/cây, trong đó thân chiếm 61,18 %, Vỏ chiếm 10,02 % (ở đề tài tỷ lệ thân cả vỏ là 81,7 %), cành chiếm 16,85% (ở đề tài chiếm 11,6%) và lá 11,95 % (ở
Qua so sánh kết quả nghiên cứu của đề tài với các kết quả nghiên cứu trên có thể thấy sự khác nhau ở sinh khối từng bộ phân, từng vùng nghiên cứu từng loài cây khác nhau.
Ở đề tài nghiên cứu thì có kết quả sinh khối tương đồng với các đề tài nghiên cứu về Keo lai trên và sinh khối khô của bộ phận thân ở loài Keo lai chiếm tỷ lệ cao hơn loài Keo tai tượng và có tỷ lệ sinh khối khô ở bộ phận cành và lá ít hơn so với loài Keo tai tượng.