2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu
3.6.3. Tương quan giữa sinh khối khô với D1,3
Sinh khối khô của cá thể cây rừng là chỉ tiêu quan trọng trong các nghiên cứu về khả năng hấp thụ carbon của rừng. Sinh khối tươi của cá thể cây sau khi sấy đến nhiệt độ nhất định ta có được sinh khối khô, từ sinh khối khô qua phân tích ta xác định được hàm lượng carbon tích lũy trong cơ thể thực vật và từ đó tính được lượng CO2
mà cây đã hấp thụ.
Kết quả thăm dò mối tương quan giữa sinh khối khô cây (Wtk), thân khô (Wthk), cành khô (Wcak), lá khô (Wlak) với D1,3 cho thấy những phương trình thử nghiệm đều thỏa mãn yêu cầu về thống kê như: Hệ số tương quan cao, sai số tiêu chuẩn nhỏ nằm trong phạm vi cho phép, phương trình và các tham số của phương trình đều tồn tại.
Các phương trình được chọn là phương trình có hệ số tương quan cao, sai số tiêu chuẩn nhỏ và các tham số phương trình tồn tại, mức độ tính toán đơn giản dễ áp dụng, các phương trình đã chọn được tổng hợp tại bảng 3.12.
Bảng 3.12. So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan
sinh khối khô cá thể với D1,3 (Wtk/D1,3)
Phương trình lập được Số hiệu Chỉ tiêu thống kê R Sy/x Pa Pb Wthk = 0,0363107*d13^3,04613 (3.24) 0,968119 0,415794 0,0194 0,0015 Wcak = 0,0158039*d13^2,59528 (3.25) 0,987271 0,220568 0,0009 0,0002 Wlak = 0,0761327*d13^1,72275 (3.26) 0,989392 0,133443 0,0008 0,0002 Wtk = 0,0767674*d13^2,82777 (3.27) 0,97674 0,327492 0,0205 0,0008
Phương trình (3.24) được chọn để tính tương quan giữa sinh khối thân khô với D1,3 với hệ số xác định R2
= 0,968119
Phương trình (3.25) được chọn để tính tương quan giữa sinh khối cành khô với D1,3 với hệ số xác định R2 = 0,987271
Phương trình (3.26) được chọn để tính tương quan giữa sinh khối lá khô với D1,3 với hệ số xác định R2 = 0,989392
Phương trình (3.27) được chọn để tính tương quan giữa sinh khối khô cá thể với D1,3 với hệ số xác định R2 = 0,97674 SKK-D1,3 0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0 3,62 7,99 9,57 11,18 12,16 12,90 D1,3 S K K w thtn Wthlt