Tương quan giữa sinh khối tươi cá thể với D1,3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng keo lai trồng tại công ty TNHH lâm nghiệp quy nhơn tỉnh bình định (Trang 47 - 49)

2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu

3.5.2. Tương quan giữa sinh khối tươi cá thể với D1,3

Hầu hết các nghiên cứu về sinh khối hoặc khả năng hấp thụ CO2 của cây rừng đều nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh khối với các nhân tố điều tra khác của cây trong đó chủ yếu là đường kính và chiều cao, với mong muốn thông qua đó có thể xác định được lượng sinh khối mà không cần phải chặt hạ cây.

Việc thiết lập mô hình tương quan giữa chỉ tiêu sinh khối tươi của cá thể cây với nhân tố dễ điều tra như đường kính tại vị trí 1,3 m (D1,3) và chiều cao vút ngọn (Hvn) sẽ giúp cho việc xác định lượng sinh khối nhanh chóng, tiết kiệm nhưng vẫn đạt độ tin cậy mong muốn.

Kết quả thăm dò mối quan hệ giữa các bộ phận sinh khối tươi (Wtt) gồm: Thân tươi (Wtht), cành tươi (Wcat) và lá tươi (Wlat) với D1,3 tại phụ lục 4 cho thấy các phương trình thử nghiệm đều thỏa mãn những yêu cầu về thống kê như sau:

Hệ số tương quan cao, sai số tiêu chuẩn nhỏ nằm trong phạm vi cho phép, phương trình và các tham số của phương trình đều tồn tại.

Các phương trình được chọn là phương trình có hệ số tương quan cao, sai số tiêu chuẩn nhỏ và phương trình và các tham số phương trình tồn tại, mức độ tính toán đơn giản dễ áp dụng, các phương trình đã chọn được tổng hợp tại bảng 3.9.

Bảng 3.9. So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan

sinh khối tươi cá thể với D1,3 (Wtt/D1,3)

Phương trình lập được Số hiệu

Chỉ tiêu thống kê r Sy/x Pa Pb WTht = 0,0623857*D^3,12125 (3.16) 0,972545 0,39408 0,0288 0,0011 Wcat = 0,0482433*D^2,46022 (3.17) 0,981232 0,25505 0,0049 0,0005 Wlat = 0,164382*D^1,79847 (3.18) 0,994842 0,09673 0,0009 0,0000 Wtt = 0,157147*D^2,84142 (3.19) 0,979631 0,30726 0,0461 0,0006

Phương trình (3.16) được chọn để tính tương quan giữa sinh khối thân tươi với D1,3 với hệ số xác định R2 = 0,972545

Phương trình (3.17) được chọn để tính tương quan giữa sinh khối cành tươi với D1,3 với hệ số xác định R2

= 0,981232

Phương trình (3.18) được chọn để tính tương quan giữa sinh khối lá tươi với D1,3 với hệ số xác định R2

= 0,994842

Phương trình (3.19) được chọn để tính tương quan giữa sinh khối tươi cá thể với D1,3 với hệ số xác định R2 = 0,979631

Wtt-D1,3 0,0 50,0 100,0 150,0 200,0 250,0 3,62 7,99 9,57 11,18 12,16 12,90 D1,3 S K T SKTtn SKTlt4

Hình 3.6. Đường biểu diễn tương quan giữa sinh khối tươi và đường kính (Wtt/D1,3) của loài Keo lai trồng tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng keo lai trồng tại công ty TNHH lâm nghiệp quy nhơn tỉnh bình định (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)