Tình hình sản xuất rau trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của rau cải ngọt tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 26 - 28)

Rau là cây trồng ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao nên đã được con người trồng và sử dung lâu đời. Cây rau được con người sử dụng như nguồn lương thực do đó nhu cầu rau xanh ngày càng tăng lên. Hiện nay trên thế giới diện tích trồng rau ngày càng tăng.

Do nhu cầu của con người ngày càng cao, đòi hỏi những giống cây trồng cho năng suất và chất lượng tốt. Các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu ra những giống tốt.

Theo Trung tâm rau quả thế giới, rau là loại cây có tốc độ tăng diện tích đất trồng nhanh nhất trên thế giới. Nhiều khu vực trước đây trồng ngũ cốc và bông sợi hoặc bỏ hoang thì nay đã chuyển sang trồng các loại rau có giá trị kinh tế cao (Châu Á cũng là khu vực có tốc độ tăng diện tích đất trồng rau cao nhất trên thế giới hiện nay). Trung Quốc là một quốc gia phát triển rộng nhất lớn châu lục, tốc độ tăng trưởng của ngành rau gần bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này [1].

Theo số liệu gần đây nhất, năm 2018 diện tích trồng rau trên thế giới khoảng 21.133.391 nghìn ha, năng suất đạt 140.818 tạ/ha, sản lượng đạt 297.596.674 nghìn tấn.

18

Số liệu từ bảng 2.2 cho thấy: nước có diện tích trồng rau lớn nhất là Trung Quốc với 11.018.191 nghìn ha. Về sản lượng rau thì Trung Quốc vẫn dẫn đầu với 174.861.648 nghìn tấn chiếm 123.035.026 nghìn tấn (chiếm 58,75%) tổng sản lượng rau thế giới. Sau Trung Quốc là Ấn Độ đạt 34.430.087 nghìn tấn (chiếm 11,56%). Như vậy, chỉ riêng 2 nước Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm 70,31% tổng sản lượng rau toàn thế giới.

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất rau của một số nước trên thế giới năm 2018

Quốc gia Diện tích

(nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) Toàn thế giới 21.133.391 140.818 297.596.674 Trung Quốc 11.018.191 158.703 174.861.648 Italy 133.648 148.828 1.989.051 Nhật Bản 121.354 224.187 2.720.590 Philipin 647.599 83.431 5.402.964 Ấn Độ 2.583.190 133.285 34.430.087

Liên Bang Nga 107.438 198.258 2.130.045

Thái Lan 92.463 118.135 11.092.313

Việt Nam 865.681 171.883 14.879.631

Brazil 24.681 130.104 3.211.112

(Nguồn: FAOSTAT, 2020) [21].

Qua bảng 2.2 ta thấy:

Về diện tích: Trong các quốc gia Trung Quốc có diện tích trồng rau lớn nhất và chiếm tới 52,13% (11.018.191 nghìn ha) diện tích rau của thế giới, trong khi đó Brazil chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ bằng 0,17% (24.681 nghìn ha) diện tích rau của thế giới. Đứng thứ 2 sau Trung Quốc là Ấn Độ có diện tích là 2.583.190 nghìn ha, tiếp theo là Việt Nam có diện tích là 865.681 nghìn ha. Về năng suất: Nhật Bản là nước có năng suất rau cao nhất trên thế giới (224.187 tạ/ha) và cao hơn năng suất của thế giới đạt 83.369 tạ/ha. Đứng thứ 2 là Liên Bang Nga (198.258 tạ/ha) có năng suất lớn hơn thế giới là 57.440 tạ/ha, tiếp theo là Việt Nam có năng suất là 171.883 tạ/ha,… Thấp nhất là Philipin có

19

năng suất là 83.431 tạ/ha, thấp hơn năng suất của thế giới là 57.387 tạ/ha, thấp hơn năng suất Nhật Bản là 140.756 tạ/ha. Về sản lượng: TrungQuốc có sản lượng rau lớn nhất trong các các quốc gia đạt 174.861.648 nghìn tấn rau, chiếm tới 58,75% sản lượng rau của thế giới. Xếp thứ hai là Ấn Độ có sản lượng 34.430.087 nghìn tấn, tiếp theo là Việt Nam có sản lượng là 14.879.631 nghìn tấn. Thấp nhất là Italy sản lượng chỉ đạt 1.989.051 nghìn tấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của rau cải ngọt tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 26 - 28)