Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của rau cải ngọt tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 28 - 32)

Những năm gần đây, cùng với những ưu thế từ điều kiện tự nhiên thuận lợi, mặt hàng rau quả Việt Nam đang có cơ hội lớn khi nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết. Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực và sắp tới là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết chính là cơ hội để sản phẩm rau, quả của Việt Nam rộng đường vào các thị trường có quy mô lớn, sức tiêu thụ mạnh.

Tuy nhiên,rau quả Việt Nam cũng đang phải đối diện với những thách thức không nhỏ như cạnh tranh thương mại giữa các nước sản xuất, rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu, đặc biệt là các yêu cầu về kiểm dịch, an toàn thực phẩm. Bài báo tập trung đưa ra một số thực trạng và gợi ý các giải pháp hữu ích giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam [31].

Thực trạng ngành rau quả Việt Nam

Diện tích rau quả liên tục tăng trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng bình quân 6% năm. Năm 2018, diện tích rau quả đạt hơn 1,8 triệu ha, trong đó cây ăn quả đạt gần 1 triệu ha cho sản lượng gần 10 triệu tấn. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT): Miền Nam có 14 loại quả có diện tích lớn (trên 10 ngàn ha/loại), trong đó lớn nhất là xoài (80 ngàn ha), chuối (78 ngàn ha), thanh long (53 ngàn ha), sầu riêng (47 ngàn ha), cam (44 ngàn ha), bưởi (44 ngàn hà), nhãn (35 ngàn ha), dứa (33 ngàn ha), chanh

20

(27 ngàn ha), chôm chôm (25 ngàn ha), mít (20 ngàn ha), quýt (15 ngàn ha), bơ (14 ngàn ha), na (11 ngàn ha). Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả chủ lực (chiếm khoảng 58% diện tích cây ăn quả toàn miền Nam), tiếp đến là vùng Đông Nam bộ (17%), vùng duyên hải Nam Trung bộ (15%) và vùng Tây Nguyên (10%).Cả nước hiện có khoảng 145 cơ sở chế biến rau, quả quy mô công nghiệp, với tổng công suất thiết kế 800.000 tấn sản phẩm/năm. Riêng miền Nam có 71 cơ sở chế biến. Ngoài ra, còn có hàng ngàn cơ sở chế biến quy mô nhỏ [31].

Kim ngạch xuất khẩu rau quả liên tục tăng trưởng nhanh từ năm 2013: 1,073 tỷ USD đến 2018 đạt hơn 3,8 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu trái cây của Việt Nam được mở rộng và tăng trưởng mạnh. Từ 13 thị trường đạt kim ngạch trên 1 triệu USD năm 2014, đến năm 2018 đã có 14 thị trường trên 20 triệu USD; 5 thị trường 10 - < 20 triệu USD; 36 thị trường đạt từ 1 - < 10 triệu USD.

Bảng 2.3. Kinh ngạch xuất nhập khẩu rau quả giai đoạn năm 2013 - 2018

Đơn vị tính: 1.000 USD Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Xuất khẩu 1.073 1.489 1.839 2.461 3.502 3.810 Nhập khẩu 415 522 622 925 1.547 1.745

(Nguồn: Trích báo cáo tổng kết nhiệm kỳ III 2013 - 2019

của Hiệp hội Rau quả Việt Nam) [6].

Qua bảng 2.3 cho thấy kết quả kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng tăng dần lên trong các giai đoạn. Xuất khẩu giao động từ 1.073 - 3.810 nghìn USD, tỷ lệ xuất khẩu năm 2018 là cao nhất đạt 3.810 nghìn USD. Nhập khẩu giao động từ 415 - 1.745 nghìn USD.

21

Các nước nhập khẩu chính rau quả của Việt Nam: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Hồng Kông, Mỹ, Lào, Singapore, Pháp, Australia, Malaysia, Anh, Đức, Inđônêxia trong đó Trung Quốc chiếm 36,74% thị trường xuất khẩu của nước ta. Tuy có nhiều loại rau xuất khẩu dưới dạng tươi khá phong phú nhưng nhìn chung, các loại rau xuất khẩu còn mang tính đơn điệu, nhỏ lẻ, số lượng ít, thiếu tính cạnh tranh. Phản ánh tình trạng sản xuất còn manh mún, mặt hàng chế biến rau cho xuất khấu còn ít,... đây là những điểm yếu cơ bản của xuất khẩu rau của Việt Nam hiện nay.

Đặc điểm của rau là có thời gian sinh trưởng ngắn nên trong một năm có thể bố trí nhiều lần trồng. Do đó trồng rau có tác dụng làm tăng hệ số sử dụng đất, tận dụng tốt đất vườn, đất ruộng mạ. Mặt khác, sản xuất rau phù hợp với sản xuất kinh tế hộ gia đình, tạo cơ hội việc làm cho vùng nông thôn, đặc biệt là lao động ven thành thị; tăng thêm thu nhập trên mỗi đơn vị sử dụng đất, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển. Theo kết quả của một số nghiên cứu gần đây cho thấy nếu bình quân 1 ha rau cho năng suất là 15 tấn thì giá trị kinh tế của rau lớn hơn 2,8 lần so với trồng lúa hoặc 1,8 lần so với trồng đay ở miền Bắc [10].

Việt Nam có vị trí địa lý trải dài qua nhiều vĩ độ, khí hậu nhiệt đới gió mùa và có một số vùng tiểu khí hậu đặc biệt như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt… có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất rau. Việt Nam có thể trồng được trên 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và cùng với các tiến bộ KHCN các loại rau trái vụ được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ chế biến xuất khẩu.. Đối với nghề trồng rau, Việt Nam đã hình thành nên 4 vùng sinh thái rõ rệt (Đường Hồng Dật, 2002) [4].

22

Bảng 2.4. Tình hình sản xuất cây thực phẩm từ năm 2015 - 2017

Năm Chỉ tiêu Một số loại thực phẩm Lạc Đậu tương Rau các loại Đậu các loại 2015 Diện tích (nghìn ha) 200 100 890.4 161

Năng suất (tạ/ha) 22.6 14.6 171 10.6

Sản lượng (nghìn tấn) 448 146 15.303 170 2016

Diện tích (nghìn ha) 199.4 84.6 907.8 159.8 Năng suất (tạ/ha) 23.3 14.7 175.5 10.5 Sản lượng (nghìn tấn) 463.6 124.3 15.93 167.6 2015

Diện tích (nghìn ha) 195.3 68.5 937.3 149.5

Năng suất (tạ/ha) 23.6 14.9 176 10.9

Sản lượng (nghìn tấn) 461.5 102.3 16.493.5 162.3 2018

Diện tích (nghìn ha) 198 75 945 175

Năng suất (tạ/ha) 24 15.2 180 12

Sản lượng (nghìn tấn) 475.2 114 17.01 210

(Nguồn: Báo cáo ngành trồng trọt tại Việt Nam 2017) [32].

Diện tích, năng suất, sản lượng của các loại rau được gieo trồng trên địa bàn cả nước tăng dần theo các năm. Trong năm 2017, diện tích rau các loại ước đạt 937,3 nghìn ha (tăng 29,5 ngàn ha), năng suất 176,0 tạ/ha (tăng 0,5 tạ/ha), sản lượng ước đạt 16.493,5 nghìn tấn (tăng 562,8 nghìn tấn) so với năm 2016.

Tại các tỉnh miền Nam, mặc dù hầu hết các tỉnh đã triển khai trồng thử, nhân rộng diên tích trồng rau an toàn, song chưa có thống kê cụ thể nào về diện tích trồng rau an toàn tại tỉnh này. Thành phố Hồ Chí Minh - địa phương được đánh giá là có phong trào phát triển diện tích rau an toàn khá mạnh. Đến tháng 5 năm 2007 có tổng số 1.712 ha được công nhận là có đủ điều kiện sản xuất rau an toàn trên tổng số hơn 2.000 ha trồng rau [26].

Tỉnh Vĩnh Phúc có chương trình “Phát triển rau sạch cộng đồng” nằm trong chương trình IPM - NNS được triển khai theo quyết định số 179/QĐ

23

ngày 1/2/1997 của UBND tỉnh. Nội dung cơ bản của chương trình là áp dụng các nguyên tắc IPM trên cây rau, thực hiện 5 điều cấm trong sản xuất, ứng dụng rộng rãi chế phẩm EM và các chế phẩm sinh học khác [33].

Hiện nay chưa có một quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn thống nhất trong cả nước. Mỗi địa phương áp dụng một quy trình sản xuất rau an toàn khác nhau. Ở các vùng rau an toàn, phần lớn ngươi dân tự sản xuất, tự tiêu thụ đã dẫn đến đầu ra không ổn định, chưa gây dựng được niềm tin ở người tiêu dùng về chất lượng rau.

Như vậy việc trồng rau an toàn chưa thực sự được các tỉnh và người dân coi trọng, sản xuất bấp bênh, tiêu thụ rất khó khăn, quản lý chất lượng chưa được triển khai chặt chẽ. Ngoài các địa phương trên, hiện các tỉnh, thành phố khác như Hải Phòng, Hải Dương, Việt Trì, Thái Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ... đều có các dự án phát triển rau an toàn và các mô hình trình diễn.

Ở Việt Nam, rau cải ngọt là một loại rau ăn lá được trồng phổ biến từ vụ đông cho tới vụ xuân hè năm sau. Trồng tập trung chủ yếu ở hai vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Diện tích rau cải ngọt ngày càng tăng bởi nó có thời gian sinh trưởng ngắn, dễ thích nghi, dễ chăm sóc phù hợp với người sản xuất, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng [17]. Rau sinh trưởng và phát triển nhanh, có thể cho thu hoạch sau 35 ngày trồng ở vùng khí hậu ấm áp. Cây có thể trồng quanh năm ở các vùng ôn đới, vùng cận nhiệt đới ( Phạm Anh Thư, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của rau cải ngọt tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 28 - 32)