Thời gian sinh trưởng giống rau cải ngọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của rau cải ngọt tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 37 - 38)

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây rau cải ngọt ngoài ruộng sản xuất dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của các giống và điều kiện ngoại cảnh tác động lên từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng.

Sinh trưởng và phát triển là hai mặt của quá trình biến đổi chất và năng lượng diễn ra liên tục đổng thời có mối quan hệ khăng khít với nhau trong suốt đời sống của cây. Sinh trưởng là tiền đề cho quá trình phát triển của cây sau này và ngược lại phát triển tạo ra các chất mới thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng.

Quan sát đặc điểm của cây qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển giúp chủ động tác động các biện pháp kỹ thuật, điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển của cây theo hướng có lợi đồng thời hạn chế được những ảnh hưởng của điều kiện bất thuận. Ngoài ra nắm được thời gian sinh trưởng và phát triển của giống nhằm giúp ta xác định được thời điểm thu hái thích hợp qua đó giải quyết tốt khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Qua đó cũng xây dựng được cơ cấu mùa vụ cây trồng hợp lý nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất. Mặt khác ta có thể điều chỉnh được thời gian trồng (có thể trồng sớm hoặc muộn) để tăng thêm lợi nhuận vì khi vào chính vụ giá rau cải ngọt thường thấp hơn.

29

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của thời gian đến thời gian sinh trưởng giống rau cải ngọt Công thức Gieo đến mọc (ngày) Gieo đến thu hoạch (ngày) Tổng thời gian sinh trưởng (ngày) Tỷ lệ nảy mầm (%) Tỷ lệ mọc (%) CT1 (đ/c) 3 35 38 95 90 CT2 3 35 38 95 90 CT3 3 35 38 90 90 CT4 3 35 38 98 95

Qua bảng 4.1 cho ta thấy:

Thời gian gieo đến mọc các công thức có tỷ lệ như nhau là 3 ngày sau gieo đều nảy mầm. Qua sự chăm sóc và dưới điều kiện ngoại cảnh gieo đến thu hoạch ở tất cả các công thức cũng có tỷ lệ như nhau là 35 ngày. Tổng thời gian sinh trưởng của 4 CT đều là 38 ngày. Trong đó tỷ lệ nảy mầm của CT4 là cao nhất (98%) cao hơn CT đối chứng và CT1 (3%), CT3 (5%). Tỷ lệ mọc của CT1, CT2, CT3 đều có tỷ lệ là 90%, cao nhất là CT4 (95%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của rau cải ngọt tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)