Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng số lá trên cây giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của rau cải ngọt tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 43 - 45)

giống rau cải ngọt

Đối với bất kỳ cây trồng nào thì lá là cơ quan quan trọng nhất. Số lượng lá, hình thái, màu sắc lá phản ánh rõ sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng đó.

Lá là sản phẩm thu hoạch chính của cây cải ngọt. Lá là cơ quan quang hợp của cây rau, đồng thời cũng là nơi dự trữ các dinh dưỡng cung cấp cho con người. Số lá trên cây là chỉ tiêu quan ảnh hưởng tới năng suất của cây cải ngọt. Tốc độ của lá ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song thời kỳ sinh trưởng của cây con quyết định rất nhiều tới sự sinh trưởng, cũng như quá trình ra lá của cây sau này. Cây sinh trưởng mạnh hay yếu phụ thuộc vào phân bón. Để so sánh ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến quá trình sinh trưởng của cây tôi theo dõi chỉ tiêu số lá trên cây và thu được kết quả.

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến tăng trưởng số lá trên cây giống rau cải ngọt

Đơn vị: số lá/cây

CT Ngày sau trồng

5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 25 ngày

CT1(đ/c) 3,1 4,0 4,23 5,93 7,2

CT2 3,17 4,1 4,73 6,73 8,0

CT3 3,03 3,67 4,47 6,7 8,27

CT4 3,0 3,5 4,2 6,2 7,9

Số lá tăng dần theo thời gian sinh trưởng, từ kết quả bảng 4.4 ta thấy: Số lá cây rau sau trồng 5 ngày: Các công thức thí nghiệm có số lá từ 3,00 - 3,17 lá, trong đó CT2 (3,17 lá) có số lá cao hơn công thức đối chứng (0,07 lá). Số lá/cây sau trồng 15 ngày: Các công thức thí nghiệm có số lá từ 4,20 - 4,73

35

lá. Trong đó có CT2 (4,73 lá) có số lá cao hơn đối chứng (0,5 lá). Số lá/cây sau trồng 20 ngày: Các công thức thí nghiệm có số lá từ 5,93 - 6,73 lá, CT2 (6,73 lá), CT3 (6,70 lá), CT4 (6,20 lá) đều có số lá/cây nhiều hơn đối chứng. Số lá/cây sau trồng 25 ngày: Các công thức thí nghiệm có số lá từ 7,20 - 8,27 lá. CT2 (8,00 lá), CT3 (8,27 lá), CT4 (7,90 lá) 3 CT này đều có số lá/cây nhiều hơn đôi chứng. Biểu đồ 4.3 cho thấy Giai đoạn từ 5 đến 10 ngày sau trồng tốc độ ra lá biến động từ 0,50 - 0,90 lá, giai đoạn từ 10 đến 15 ngày trồng tốc độ ra lá biến động từ 0,23 - 0,80 lá, giai đoạn từ 15 đến 20 ngày trồng tốc độ ra lá biến động từ 1,70 - 2,23 lá, giai đoạn từ 20 đến 25 ngày trồng tốc độ ra lá biến động từ 1,27 - 1,70 lá.

Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng số lá trên cây giống rau cải ngọt

Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hà Trung năm (2017) khi đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh HT-1 đến sinh trưởng và năng suất của cây cải ngọt: Sau gieo 30 ngày, các công thức có sử dụng phân HT-1 đều cho số lá/cây nhiều hơn công thức đối chứng. 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00

5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 25 ngày

Ngày sau trồng Số lá t n c ây (l á/ cây ) CT1 CT2 CT3 CT4

36

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của rau cải ngọt tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)