Kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của rau cải ngọt tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 32)

Nhu cầu về phân bón vi sinh vật trên thế giới là rất lớn. Đây là phương hướng tương lai của nông nghiệp nhằm giảm bớt các tác hại của việc sử dụng không cân đối các loại phân hóa học, việc làm ô nhiễm môi trường và việc chi phí quá nhiều ngoại tệ để nhập khẩu phân bón vô cơ.

24

Đối với cây rau cải ngọt trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về nơi phân bố, đặc điểm hình thái và thành phần hoạt chất cũng như tác dụng dược lý của cây rau cải ngọt trong điều trị bệnh liên quan đến giải độc gan. Tuy nhiên nghiên cứu về các biệp pháp kỹ thuật trồng trọt, trong đó nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón vi sinh tại Việt Nam chưa có tài liệu nào được tìm thấy. Vì vậy đề tài đã đặt ra hướng nghiên cứu về sử dụng phân bón vi sinh cho cây cải ngọt. Đây là một trong những hướng nghiên cứu phù hợp với yêu cầu hiện nay về sản phẩm rau sản xuất theo hướng hữu cơ.

25

Phần 3

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Giống rau cải ngọt: TLP 198.

Vật liệu nghiên cứu: Chế phẩm emic với lượng 200g, 400 g, 600g, 800 g lần lượt được trộn với 1 tấn phân chuồng kết hợp với chế phẩm Tricodema lượng 30 kg, sau đó tưới chế phẩm vào phân chuồng hoai mục theo từng công thức thí nghiệm, đảo trộn đều, lên đống cao khoảng 40 - 50 cm, sau 7 ngày đảo 1 lần, sau 25 - 30 ngày tiến hành làm thí nghiệm cho cây rau.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: 2/2020 - 6/2020.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng phân bón đến sinh trưởng và năng suất rau cải ngọt. - Nghiên cứu ảnh hưởng phân bón đến tình hình sâu bệnh hại rau cải ngọt - Đánh giá hiệu quả kinh tế.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 4 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh(RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là: 5m2. Diện tích toàn thí nghiệm: 60m2 (không kể dải bảo vệ).

- Công thức thí nghiệm:

Công thức 1: Phân chuồng hoai mục + 200gr chế phẩm Emic + vi sinh vật hữu ích.

Công thức 2: Phân chuồng hoai mục + 400gr chế phẩm Emic + vi sinh vật hữu ích.

26

Công thức 3: Phân chuồng hoai mục + 600gr chế phẩm Emic + vi sinh vật hữu ích.

Công thức 4: Phân chuồng hoai mục + 800gr chế phẩm Emic + vi sinh vật hữu ích. - Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Hàng bảo vệ NL1 CT 1 CT 4 CT 2 CT 3 NL2 CT 3 CT 2 CT 1 CT 4 NL3 CT 4 CT 1 CT 3 CT 2 Bờ 3.4.2. Mật độ khoảng cách trồng + Mật độ: 200.000 cây/1 ha.

Mật độ trồng thí nghiệm (tổng diện tích thí nghiệm 60 m2): 1200 cây + Khoảng cách: hàng cách hàng 25 cm, cây cách cây 20 cm.

3.5. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

* Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng:

- Thời gian từ gieo đến mọc: 50% số cây mọc trên ô.

- Động thái tăng trưởng chiều cao cây, đường kính tán, số lá trên cây: mỗi công thức đo 10 cây, làm với 3 lần nhắc lại, định kỳ 5 ngày theo dõi 1 lần: Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của lá; Đường kính tán cây (cm): đo theo hướng đông tây, nam bắc, sau đó tính trung bình; Số lá trên cây (lá/cây): đếm số lá xuất hiện trên cây, đánh dấu lá theo dõi.

- Chiều dài lá thuần thục: đo từ gốc đến đỉnh mút lá. Đếm ở giai đoạn lá thuần thục, khi cây ở giai đoạn thu hoạch. Mỗi công thức, lựa chọn 15 cây, lựa chọn 2 lá đại diện của mỗi cây.

27

* Các chỉ tiêu về năng suất

- Khối lượng trung bình cây (g/cây): Lấy ngẫu nhiên 10 cây trên công thức, làm với 3 lần nhắc lại, sử dụng cân kỹ thuật để đo đếm khối lượng trung bình cây trong phòng thí nghiệm.

- Năng suất thực thu (tấn/ha): Cân toàn bộ số cây thu hoạch trên ô thí nghiệm, sau đó quy đổi ra tấn/ha cho năng suất thực thu rau cải ngọt.

- Tình hình sâu bệnh, hại:Thành phần, tần suất xuất hiện sâu bệnh hại: điều tra theo 5 điểm trên đường chéo góc:

Tần xuất bắt gặp (%) =

Số lần bắt gặp của mỗi loài

x 100 ∑ số lần điều tra - : Rất ít phổ biến (tần suất bắt gặp < 5%) + : Ít phổ biến (tần suất bắt gặp từ 5 - 19%) ++ : Phổ biến (tần suất bắt gặp từ 20 - 50%) +++ : Rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%) Tỷ lệ nảy mầm,mọc (%) = Số hạt nảy mầm,mọc x 100 ∑ số hạt gieo

3.6. Sơ bộ hạch toán kinh tế

- Hiệu quả kinh tế = tổng thu - tổng chi

3.7. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SAS 9.1 (SAS Institute Inc., Cary, NC, USA).

28

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển của cây rau cải ngọt

4.1.1. Thời gian sinh trưởng giống rau cải ngọt

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây rau cải ngọt ngoài ruộng sản xuất dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của các giống và điều kiện ngoại cảnh tác động lên từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng.

Sinh trưởng và phát triển là hai mặt của quá trình biến đổi chất và năng lượng diễn ra liên tục đổng thời có mối quan hệ khăng khít với nhau trong suốt đời sống của cây. Sinh trưởng là tiền đề cho quá trình phát triển của cây sau này và ngược lại phát triển tạo ra các chất mới thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng.

Quan sát đặc điểm của cây qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển giúp chủ động tác động các biện pháp kỹ thuật, điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển của cây theo hướng có lợi đồng thời hạn chế được những ảnh hưởng của điều kiện bất thuận. Ngoài ra nắm được thời gian sinh trưởng và phát triển của giống nhằm giúp ta xác định được thời điểm thu hái thích hợp qua đó giải quyết tốt khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Qua đó cũng xây dựng được cơ cấu mùa vụ cây trồng hợp lý nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất. Mặt khác ta có thể điều chỉnh được thời gian trồng (có thể trồng sớm hoặc muộn) để tăng thêm lợi nhuận vì khi vào chính vụ giá rau cải ngọt thường thấp hơn.

29

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của thời gian đến thời gian sinh trưởng giống rau cải ngọt Công thức Gieo đến mọc (ngày) Gieo đến thu hoạch (ngày) Tổng thời gian sinh trưởng (ngày) Tỷ lệ nảy mầm (%) Tỷ lệ mọc (%) CT1 (đ/c) 3 35 38 95 90 CT2 3 35 38 95 90 CT3 3 35 38 90 90 CT4 3 35 38 98 95

Qua bảng 4.1 cho ta thấy:

Thời gian gieo đến mọc các công thức có tỷ lệ như nhau là 3 ngày sau gieo đều nảy mầm. Qua sự chăm sóc và dưới điều kiện ngoại cảnh gieo đến thu hoạch ở tất cả các công thức cũng có tỷ lệ như nhau là 35 ngày. Tổng thời gian sinh trưởng của 4 CT đều là 38 ngày. Trong đó tỷ lệ nảy mầm của CT4 là cao nhất (98%) cao hơn CT đối chứng và CT1 (3%), CT3 (5%). Tỷ lệ mọc của CT1, CT2, CT3 đều có tỷ lệ là 90%, cao nhất là CT4 (95%).

4.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống rau cải ngọt

Thân cây là sản phẩm thu hoạch chủ yếu của rau cải ngọt. Chiều cao cây là yếu tố quan trọng cấu thành nên năng suất của cây, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây. Chiều cao cây phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng mà cây hút được và mùa vụ.

Tốc độ tăng trưởng của cây phụ thuộc vào đặc tính di truyền, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm soc, sâu bệnh hại, độ tơi xốp, độ thông thoáng. Trong trường hợp cùng giống, cùng điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm

30

sóc thì dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu quyết định đến độ tăng trưởng của cây rau cải ngọt.

Để thấy được ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến sự tăng trưởng chiều cao thân chính của cây rau cải ngọt, chúng tôi tiến hành theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây rau cải ngọt ở từng công thức, kết quả thu được như sau:

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống rau cải ngọt

Đơn vị: cm

CT Ngày sau trồng…(ngày)

5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 25 ngày

CT1(đ/c) 5,37 7,01 10,71 17,40 25,92

CT2 5,38 6,75 10,72 23,82 26,64

CT 3 5,53 7,61 11,23 18,12 26,65

CT 4 5,38 7,79 10,46 16,44 24,79

Chiều cao cây cải ngọt tăng dần theo thời gian sinh trưởng. Từ bảng 4.2 cho ta thấy: Chiều cao cây sau trồng 5 ngày: Các công thức thí nghiệm biến động từ 5,37 - 5,58 cm, thấp nhất là CT1 đối chứng (5,37 cm). Chiều cao cây sau trồng 10 ngày: Các công thức thí nghiệm biến động từ 6,75 – 7,79 cm, cao nhất là CT4 (PC hoai mục + 800gr chế phẩm Emic + VSV hữu ích) 7,79 cm có chiều cao cây cao hơn đối chứng 0,8 cm. Chiều cao cây rau sau 20 ngày: Các công thức thí nghiệm biến động từ 16,44 - 23,82 cm. Cao nhất là CT2 (PC hoai mục + 400gr chế phẩm Emic + VSV hữu ích) 23,82 cm, cao hơn đối chứng 6,42 cm, tiếp đến là CT3 (PC hoai mục + 600gr chế phẩm Emic + VSV hữu ích) 18,12 cm, cao hơn đối chứng 0,72 cm. Chiều cao cây sau trồng 25 ngày: Các công thức thí nghiệm biến động từ: 24,79 – 26,65 cm. CT2 (PC

31

hoai mục + 400gr chế phẩm Emic + VSV hữu ích) 26,64 cm và CT3 (PC hoai mục + 600gr chế phẩm Emic + VSV hữu ích) 26,65 cm có chiều cao cây cao hơn đối chứng, CT4 CT4 (PC hoai mục + 800gr chế phẩm Emic + VSV hữu ích) 24,79 cm có chiều cao cây thấp hơn đối chứng 1,13 cm.

Tốc độ chiều cao cây của các công thức thí nghiệm tăng dần qua các giai đoạn. Giai đoạn 5 - 10 ngày sau trồng có tốc độ chiều cao cây biến động từ 1,37 - 2,41 cm, giai đoạn từ 10 - 15 ngày sau trồng có tốc độ chiều cao cây biến động từ 2,67 - 3,97 cm, giai đoạn từ 15 - 20 ngày sau trồng có tốc độ chiều cao cây biến động từ 5,98 - 13,1 cm, CT2 có tốc độ chiều cao cây cao nhất là 13,1 cm. Giai đoạn từ 20 - 25 ngày sau trồng có tốc độ chiều cao cây biến động từ 2,82 - 8,53 cm. Như vậy trong các công thức thí nghiệm thì CT2 và CT3 cho khả năng tăng trưởng chiều cao cây cải ngọt đạt cao nhất (Biểu đồ 4.1).

Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao giống rau cải ngọt

So sánh với kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới năng suất,hàm lượng NO3- của rau cải bắp và hóa tính đất trồng rau tại thị xã Hà Giang (Nguyễn Xuân Lân,2007).Kết quả nghiên cứu phân

- ,5.00 ,10.00 ,15.00 ,20.00 ,25.00 ,30.00

5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 25 ngày

Ngày sau trồng Ch iề u c ao c ây (c m ) CT1 CT2 CT3 CT4

32

hữu cơ vi sinh làm tăng chiều cao cây rau cải ngọt là phù hợp,có thể vì khi bổ sung phân hữu cơ đã bổ sung thêm các nguyên tố khoáng N, K giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến đường kính tán cây rau cải ngọt

Đường kính tán của cây rau cải ngọt là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây. Đường kính tán rộng hay hẹp còn liên quan đến việc bố trí mật độ.

Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng đường kính tán của cây rau cải ngọt được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến tăng trưởng đường kính tán

giống rau cải ngọt

Đơn vị: cm

CT

Ngày sau trồng

5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 25 ngày

CT1(đ/c) 5,89 7,49 12,32 19,03 24,25

CT2 5,49 7,12 11,91 20,21 25,5

CT3 5,5 7,99 13,05 20,37 26,19

CT4 5,74 7,94 11,29 18,89 24,43

Ở tất cả các công thức thí nghiệm đường kính tán đều tăng nhưng mức độ tăng giữa các công thức là khác nhau. Thời kỳ 5 ngày sau trồng: Các công thức thí nghiệm có đường kính tán từ 5,49 - 5,89 cm. Đối chứng có đường kính tán cao nhất (5,89 cm), các thí nghiệm còn lại tương đương đối chứng. Thời kỳ 10 ngày sau trồng: Các công thức thí nghiệm có đường kính tán từ 7,12 - 7,94 cm. Đường kính tán cao nhất là CT3 (13,05 cm), cao hơn đối chứng 0,5 cm. Thời kỳ 15 ngày sau trồng: Các công thức thí nghiệm có đường kính tán từ 11,29 - 13,05 cm, CT3 có đường kính tán cao nhất (13,05 cm), cao

33

hơn đói chứng 0,73 cm. CT4 có đường kính tán thấp nhất (11,29 cm), thấp hơn đói chứng 1,03 cm. Thời kỳ 20 ngày sau trồng: Các công thức thí nghiệm có đường kính tán từ 18,89 - 20,37 cm, CT3 có đường kính tán cao nhất (20,37 cm ) cao hơn đối chứng 1,34 cm. Thời kỳ 25 ngày sau trồng: Các công thức thí nghiệm có đường kính tán 24,25cm - 26,19 cm, CT3 có đường kính tán cao nhất (26,19 cm) cao hơn đối chứng 1,94 cm. Giai đoạn từ 5 đến 10 ngày sau trồng tốc tốc độ đường kính biến động từ 1,60cm đến 2,49 cm, giai đoạn từ 10 đến 15 ngày trồng tốc độ đường kính biến động từ 3,35 - 5,06 cm, giai đoạn từ 15 đến 20 ngày trồng tốc độ đường kính là cao nhất, biến động từ 6,71 - 8,30 cm, giai đoạn từ 20 đến 25 ngày trồng tốc độ đường kính lại giảm dần biến động từ 5,22 - 5,82 cm.

Nhìn chung các công thức thí nghiệm có đường kính tán chênh lệch tương đối cao, biểu hiện rõ nét nhất ở CT3 có đường kính tán cao hơn hẳn công thức đối chứng (Biểu đồ 4.2).

Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng đường kính tán giống rau cải ngọt

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00

5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 25 ngày

Ngày sau trồng Đườn g kính t án ( cm) CT1 CT2 CT3 CT4

34

4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng số lá trên cây giống rau cải ngọt giống rau cải ngọt

Đối với bất kỳ cây trồng nào thì lá là cơ quan quan trọng nhất. Số lượng lá, hình thái, màu sắc lá phản ánh rõ sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng đó.

Lá là sản phẩm thu hoạch chính của cây cải ngọt. Lá là cơ quan quang hợp của cây rau, đồng thời cũng là nơi dự trữ các dinh dưỡng cung cấp cho con người. Số lá trên cây là chỉ tiêu quan ảnh hưởng tới năng suất của cây cải ngọt. Tốc độ của lá ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song thời kỳ sinh trưởng của cây con quyết định rất nhiều tới sự sinh trưởng, cũng như quá trình ra lá của cây sau này. Cây sinh trưởng mạnh hay yếu phụ thuộc vào phân bón. Để so sánh ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến quá trình sinh trưởng của cây tôi theo dõi chỉ tiêu số lá trên cây và thu được kết quả.

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến tăng trưởng số lá trên cây giống rau cải ngọt

Đơn vị: số lá/cây

CT Ngày sau trồng

5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 25 ngày

CT1(đ/c) 3,1 4,0 4,23 5,93 7,2

CT2 3,17 4,1 4,73 6,73 8,0

CT3 3,03 3,67 4,47 6,7 8,27

CT4 3,0 3,5 4,2 6,2 7,9

Số lá tăng dần theo thời gian sinh trưởng, từ kết quả bảng 4.4 ta thấy: Số lá cây rau sau trồng 5 ngày: Các công thức thí nghiệm có số lá từ 3,00 - 3,17 lá, trong đó CT2 (3,17 lá) có số lá cao hơn công thức đối chứng (0,07 lá). Số lá/cây sau trồng 15 ngày: Các công thức thí nghiệm có số lá từ 4,20 - 4,73

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của rau cải ngọt tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)