Ảnh hưởng của phân bón đến đường kính tán cây rau cải ngọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của rau cải ngọt tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 41 - 43)

Đường kính tán của cây rau cải ngọt là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây. Đường kính tán rộng hay hẹp còn liên quan đến việc bố trí mật độ.

Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng đường kính tán của cây rau cải ngọt được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến tăng trưởng đường kính tán

giống rau cải ngọt

Đơn vị: cm

CT

Ngày sau trồng

5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 25 ngày

CT1(đ/c) 5,89 7,49 12,32 19,03 24,25

CT2 5,49 7,12 11,91 20,21 25,5

CT3 5,5 7,99 13,05 20,37 26,19

CT4 5,74 7,94 11,29 18,89 24,43

Ở tất cả các công thức thí nghiệm đường kính tán đều tăng nhưng mức độ tăng giữa các công thức là khác nhau. Thời kỳ 5 ngày sau trồng: Các công thức thí nghiệm có đường kính tán từ 5,49 - 5,89 cm. Đối chứng có đường kính tán cao nhất (5,89 cm), các thí nghiệm còn lại tương đương đối chứng. Thời kỳ 10 ngày sau trồng: Các công thức thí nghiệm có đường kính tán từ 7,12 - 7,94 cm. Đường kính tán cao nhất là CT3 (13,05 cm), cao hơn đối chứng 0,5 cm. Thời kỳ 15 ngày sau trồng: Các công thức thí nghiệm có đường kính tán từ 11,29 - 13,05 cm, CT3 có đường kính tán cao nhất (13,05 cm), cao

33

hơn đói chứng 0,73 cm. CT4 có đường kính tán thấp nhất (11,29 cm), thấp hơn đói chứng 1,03 cm. Thời kỳ 20 ngày sau trồng: Các công thức thí nghiệm có đường kính tán từ 18,89 - 20,37 cm, CT3 có đường kính tán cao nhất (20,37 cm ) cao hơn đối chứng 1,34 cm. Thời kỳ 25 ngày sau trồng: Các công thức thí nghiệm có đường kính tán 24,25cm - 26,19 cm, CT3 có đường kính tán cao nhất (26,19 cm) cao hơn đối chứng 1,94 cm. Giai đoạn từ 5 đến 10 ngày sau trồng tốc tốc độ đường kính biến động từ 1,60cm đến 2,49 cm, giai đoạn từ 10 đến 15 ngày trồng tốc độ đường kính biến động từ 3,35 - 5,06 cm, giai đoạn từ 15 đến 20 ngày trồng tốc độ đường kính là cao nhất, biến động từ 6,71 - 8,30 cm, giai đoạn từ 20 đến 25 ngày trồng tốc độ đường kính lại giảm dần biến động từ 5,22 - 5,82 cm.

Nhìn chung các công thức thí nghiệm có đường kính tán chênh lệch tương đối cao, biểu hiện rõ nét nhất ở CT3 có đường kính tán cao hơn hẳn công thức đối chứng (Biểu đồ 4.2).

Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng đường kính tán giống rau cải ngọt

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00

5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 25 ngày

Ngày sau trồng Đườn g kính t án ( cm) CT1 CT2 CT3 CT4

34

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của rau cải ngọt tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 41 - 43)