Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống rau cải ngọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của rau cải ngọt tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 38 - 41)

Thân cây là sản phẩm thu hoạch chủ yếu của rau cải ngọt. Chiều cao cây là yếu tố quan trọng cấu thành nên năng suất của cây, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây. Chiều cao cây phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng mà cây hút được và mùa vụ.

Tốc độ tăng trưởng của cây phụ thuộc vào đặc tính di truyền, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm soc, sâu bệnh hại, độ tơi xốp, độ thông thoáng. Trong trường hợp cùng giống, cùng điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm

30

sóc thì dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu quyết định đến độ tăng trưởng của cây rau cải ngọt.

Để thấy được ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến sự tăng trưởng chiều cao thân chính của cây rau cải ngọt, chúng tôi tiến hành theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây rau cải ngọt ở từng công thức, kết quả thu được như sau:

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống rau cải ngọt

Đơn vị: cm

CT Ngày sau trồng…(ngày)

5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 25 ngày

CT1(đ/c) 5,37 7,01 10,71 17,40 25,92

CT2 5,38 6,75 10,72 23,82 26,64

CT 3 5,53 7,61 11,23 18,12 26,65

CT 4 5,38 7,79 10,46 16,44 24,79

Chiều cao cây cải ngọt tăng dần theo thời gian sinh trưởng. Từ bảng 4.2 cho ta thấy: Chiều cao cây sau trồng 5 ngày: Các công thức thí nghiệm biến động từ 5,37 - 5,58 cm, thấp nhất là CT1 đối chứng (5,37 cm). Chiều cao cây sau trồng 10 ngày: Các công thức thí nghiệm biến động từ 6,75 – 7,79 cm, cao nhất là CT4 (PC hoai mục + 800gr chế phẩm Emic + VSV hữu ích) 7,79 cm có chiều cao cây cao hơn đối chứng 0,8 cm. Chiều cao cây rau sau 20 ngày: Các công thức thí nghiệm biến động từ 16,44 - 23,82 cm. Cao nhất là CT2 (PC hoai mục + 400gr chế phẩm Emic + VSV hữu ích) 23,82 cm, cao hơn đối chứng 6,42 cm, tiếp đến là CT3 (PC hoai mục + 600gr chế phẩm Emic + VSV hữu ích) 18,12 cm, cao hơn đối chứng 0,72 cm. Chiều cao cây sau trồng 25 ngày: Các công thức thí nghiệm biến động từ: 24,79 – 26,65 cm. CT2 (PC

31

hoai mục + 400gr chế phẩm Emic + VSV hữu ích) 26,64 cm và CT3 (PC hoai mục + 600gr chế phẩm Emic + VSV hữu ích) 26,65 cm có chiều cao cây cao hơn đối chứng, CT4 CT4 (PC hoai mục + 800gr chế phẩm Emic + VSV hữu ích) 24,79 cm có chiều cao cây thấp hơn đối chứng 1,13 cm.

Tốc độ chiều cao cây của các công thức thí nghiệm tăng dần qua các giai đoạn. Giai đoạn 5 - 10 ngày sau trồng có tốc độ chiều cao cây biến động từ 1,37 - 2,41 cm, giai đoạn từ 10 - 15 ngày sau trồng có tốc độ chiều cao cây biến động từ 2,67 - 3,97 cm, giai đoạn từ 15 - 20 ngày sau trồng có tốc độ chiều cao cây biến động từ 5,98 - 13,1 cm, CT2 có tốc độ chiều cao cây cao nhất là 13,1 cm. Giai đoạn từ 20 - 25 ngày sau trồng có tốc độ chiều cao cây biến động từ 2,82 - 8,53 cm. Như vậy trong các công thức thí nghiệm thì CT2 và CT3 cho khả năng tăng trưởng chiều cao cây cải ngọt đạt cao nhất (Biểu đồ 4.1).

Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao giống rau cải ngọt

So sánh với kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới năng suất,hàm lượng NO3- của rau cải bắp và hóa tính đất trồng rau tại thị xã Hà Giang (Nguyễn Xuân Lân,2007).Kết quả nghiên cứu phân

- ,5.00 ,10.00 ,15.00 ,20.00 ,25.00 ,30.00

5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 25 ngày

Ngày sau trồng Ch iề u c ao c ây (c m ) CT1 CT2 CT3 CT4

32

hữu cơ vi sinh làm tăng chiều cao cây rau cải ngọt là phù hợp,có thể vì khi bổ sung phân hữu cơ đã bổ sung thêm các nguyên tố khoáng N, K giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của rau cải ngọt tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 38 - 41)