Tái cơ cấu sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu sử dụng đất tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.2. Tái cơ cấu sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.2.1. Tái cơ cấu sử dụng đất trên thế giới

Thực tế cho thấy, loài người đã và đang trả giá cho sự tăng trưởng nhanh, phiến diện, tăng trưởng không đi liền với phát triển bền vững. Nhiều quốc gia tăng trưởng kinh tế nhưng dân chúng vẫn ở trong cảnh tồi tệ, xét ở các góc độ như: Trình độ học vấn, sức khỏe, tuổi thọ, việc làm và thu nhập, thất nghiệp, điều kiện sống trước mắt và lâu dài của dân cư. Năm 1996, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khuyến cáo 5 loại tăng trưởng xấu, bao gồm: (1) Tăng trưởng không việc làm, đó là tăng trưởng không đi liền với mở rộng cơ hội tạo việc làm...; (2) Tăng trưởng không lương tâm, tức là thành quả của nó đem lại lợi ích chủ yếu cho người giàu, còn người nghèo được hưởng ít, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng; (3) Tăng trưởng không có tiếng nói, tức là tăng trưởng kinh tế không kèm theo việc mở rộng dân chủ hay là việc trao quyền lực cho dân, hạn chế những đòi hỏi được tham dự nhiều hơn vào đời sống xã hội của người dân; (4) Tăng trưởng gốc rễ, là sự tăng trưởng không khiến cho đời sống văn hóa của con người trở nên khô héo; và (5) Tăng trưởng không tương lai, tức tăng trưởng trong đó thế hệ hiện nay phung phí những nguồn lực mà các thế hệ trong tương lai cần đến, trong đó phải đặc biệt kể đến là môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Chu Văn Cấp, 2015) [5].

- Tại Trung Quốc: Trong những năm 1990, thời kỳ đầu của quá trình cải cách, mở cửa, tốc độ đô thị hóa của Trung Quốc diễn ra rất nhanh chóng. Diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, ước tính diện tích đất canh tác bị mất hàng năm trên 1 triệu ha, trong khi dân số của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng theo Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia. Mô hình tái cơ cấu sử dụng đất đai ở Trung Quốc có khá nhiều điểm giống mô hình đang triển khai trong xây dựng các khu công nghiệp ở Việt Nam. Bước thứ nhất là chuẩn bị khu vực đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất để chuẩn bị thu hồi và giao cho nhà đầu tư hạ tầng sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Bước thứ hai là thu hồi đất của hợp tác xã nông nghiệp bằng quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền. Bước thứ ba là nhà đầu tư nhận giao đất hoặc thuê đất từ nhà nước để đầu tư hạ tầng, sau đó chuyển nhượng hoặc cho thuê đối với các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh [25].

- Tại Nhật Bản: Theo Lê Du Phong (2005), Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia thì tài nguyên đất đai của Nhật Bản hạn hẹp với diện tích đất canh tác nông nghiệp chưa đầy 14% diện tích lãnh thổ và chỉ có khoảng 0,8 ha đất nông nghiệp trên một hộ gia đình. Vào giai đoạn 1979-1999, diện tích đất nông nghiệp giảm bình quân 1%/năm (tương đương với 48,7 nghìn ha/năm), diện tích này chuyển sang mục đích phát triển đô thị và hình thành các khu công nghiệp. Theo số liệu thống kê, diện tích đất nông nghiệp giảm từ 5,4 triệu ha xuống còn 4,9 triệu ha, và tỷ trọng nông nghiệp của Nhật Bản chiếm chưa đầy 1% tổng giá trị sản xuất hàng năm (số liệu năm 2007). Sau khi bắt đầu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở những năm 50 của thế kỷ 20, nhu cầu lớn về lao động tại các trung tâm công nghiệp đô thị khiến cho ngày càng nhiều người rời bỏ nông thôn. Một phần lớn trong lực lượng làm nghề nông khi đó là những người trên 45 tuổi. Bên cạnh đó, rất nhiều người chỉ làm nghề này theo thời vụ và hơn một nửa lực lượng lao động là phụ nữ. Để đảm an ninh lương thực, tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn và những người bị mất đất canh tác, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng một đường lối phát triển trong nông nghiệp để củng cố và xây dựng một hệ thống nông nghiệp bền vững hướng tới xuất khẩu các mặt hàng đặc biệt với giá trị kinh tế cao ra nước ngoài. Việc phát triển sản xuất tập trung vào các mặt hàng nông sản thực phẩm có giá trị kinh tế cao, sử dụng ít công lao động, không chiếm nhiều diện tích, đưa các quy trình tiến bộ về công nghệ sinh học vào sản xuất. Hình thành các trang trại canh tác lúa quy mô lớn, áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến nhằm làm giảm giá thành và tăng năng suất cây trồng, các mạng lưới thu mua sản phẩm tiếp cận trực tiếp với người sản xuất [25].

- Tại Hàn Quốc: Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia thì cách đây 30 năm tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc chỉ đứng ngang với các nước nghèo ở châu Phi và châu Á thì hiện nay, tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc xếp thứ 10 trên thế giới. Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm – một phân tích bởi Goldman Sachs năm 2007 đã chỉ ra GDP bình quân đầu người của đất nước này đã nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Hàn Quốc là 2,1 triệu ha (chiếm 17% diện tích bán đảo Triều Tiên), quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã làm diện tích đất nông nghiệp của Hàn Quốc mất hàng năm khoảng 1,4%/năm (28,8 nghìn ha/năm) cho phát triển công nghiệp, du lịch và các hoạt động ngoài nông nghiệp. Việc hình thành các khu công nghiệp, đô thị đã lấy đi những vùng đất mầu mỡ của Hàn Quốc và gây xói mòn đất đai, ô nhiễm do rác thải sinh hoạt và sản xuất, sức khỏe của con người bị đe dọa. Để sản xuất nông nghiệp trong điều kiện đất canh tác vùng ven đô ít, giá công lao động cao, từ đầu những năm 1990 nông nghiệp Hàn Quốc chuyển sang nông nghiệp công nghệ cao nhờ ứng dụng thành tựu của công nghệ sinh học, hóa học và điện tử vào nông nghiệp [25].

- Tại Hà Lan: Theo Nguyễn Thị Tố Quyên (2012), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 – 2020 thì Hà Lan với đặc thù là một nước nhỏ, là nước công nghiệp phát triển trong một nền kinh tế thị trường hiện đại. Mặc dù diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp nhất thế giới (0,058 ha/người), nhưng Hà lan lại là nước đứng đầu trên thế giới về hiệu suất xuất khẩu nông sản và đạt được những thành tích lớn trong sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng “người làm nông nghiệp cam chịu số phận nghèo hơn người làm công nghiệp, dịch vụ” không tồn tại trong xã hội Hà Lan. Để khuyến khích tăng năng suất và đưa nghề nông thành một nghề chuyên môn hóa có tính chuyên nghiệp cao, Hà Lan ban hành chính sách mở rộng quy mô nông trang, đồng thời khuyến khích các chủ nông trang làm ăn kém hiệu quả tự giải thể để dành đất đó cho các chủ nông trang giỏi hơn mở rộng quy mô sản xuất. Hình thức khuyến khích các chủ nông trại làm ăn kém tự giải thể là Chính phủ Hà Lan sẽ trợ cấp, hỗ trợ cho các lao động dôi dư để họ có thể tìm kiếm các công việc khác [30].

1.2.2.2. Tái cơ cấu sử dụng đất tại Việt Nam

Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực và toàn

cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001 – 2010 đã được thực hiện, đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm. Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.168 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.

Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh Công nghiệp hoá – Hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Đạt được những thành tựu nêu trên là nhờ phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc, sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc, năng động, sáng tạo của toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp và của cả hệ thống chính trị, sự quản lý điều hành có hiệu quả của Nhà nước dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

Song song với quá trình CNH – HĐH đất nước là quá trình tái cơ cấu sử dụng đất đặc biệt là chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác. Có rất nhiều báo cáo của các Bộ ngành có liên quan, của các đề tài nghiên cứu, các cuộc điều tra khảo sát cho thấy rằng việc thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang mục đích sử dụng khác đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua.

Tỷ trọng phân bố đất nông nghiệp vẫn chiếm con số cao nhất, tuy nhiên, khi xem xét chi tiết các con số biến động trong đất nông nghiệp, đất công nghiệp và đất đô thị, có thể thấy được sự dịch chuyển từ đất nông nghiệp sang các loại đất khác trong thời gian qua đang diễn ra nhanh chóng. Theo đánh giá, cho dù đất nông nghiệp có gia tăng trong thời gian qua nhưng diện tích đất tăng lại là diện tích chuyển từ đất chưa sử dụng sang. Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp tăng lên với con số nhỏ hơn là diện tích gia tăng của đất phi nông nghiệp. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia thì diện tích đất nông nghiệp đến năm 2010 có 26.226 nghìn ha, tăng 4.694 nghìn ha so với năm 2000 (bình quân tăng khoảng 470 nghìn ha/năm) và 1.404 nghìn ha so với năm 2005 (bình quân tăng khoảng 281 nghìn ha/năm) [1].

Quá trình chuyển dịch tại một số địa phương của Việt Nam:

- Huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh: Là huyện điểm thực hiện mô hình tái cơ cấu sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Địa bàn huyện được đánh giá là vùng có tiềm năng lớn cho phát triển sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp với những lợi thế về vị trí địa lý, địa hình, điều kiện giao lưu kinh tế. Các khu công nghiệp tập trung được xây dựng cùng với sự phát triển đa dạng của nghề truyền thống tạo cho nơi đây một cơ cấu kinh tế tiến bộ (năm 2005 cơ cấu nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ với tỷ trọng tương ứng trong GDP là 21,7% – 45,8% – 32,5%). Theo đó cơ cấu đất đai đòi hỏi phải chuyển đổi hết sức mạnh mẽ, được thể hiện chi tiết trong các mô hình tái cơ cấu sử dụng đất của huyện. Diện tích đất nông nghiệp giảm đáng kể, đặc biệt là đất trồng lúa giảm 1.600 ha trong vòng 10 năm, điều đó sẽ gây tác động không nhỏ đến đời sống người nông dân [1].

Bảng 1.5. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất huyện Từ Sơn

Loại đất

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 6.140,15 100 6.140,15 100 6.140,15 100 1. Đất nông nghiệp 4.238,92 69,04 3.838,83 62,52 2.935,85 47,81 2. Đất phi nông nghiệp 1.876,19 30,56 2.279,47 37,12 3.188,50 51,93 3. Đất chưa sử dụng 25,04 0,40 21,85 0,36 15,80 0,26

(Nguồn: Theo Vũ Thị Bình, [1])

Huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương: Mặc dù không phải là huyện thực hiện mô hình điểm về tái cơ cấu sử dụng đất, nhưng trước những đòi hỏi bức thiết của quá trình CNH – HĐH trên địa bàn kinh tế trọng điểm của tỉnh Hải Dương làm cho cơ cấu sử dụng đất của huyện thay đổi mạnh trong thời gian qua và dự báo đến năm 2010.

Bảng 1.6. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất huyện Chí Linh – Hải Dương

Loại đất

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 28.189,78 100 28.189,78 100 28.189,78 100 1. Đất nông nghiệp 21.859,50 77,55 21.375,17 75,82 19.599,58 69,52 2. Đất phi nông nghiệp 6.061,26 21,50 6.628,60 23,52 8.588,33 30,47 3. Đất chưa sử dụng 269,02 0,95 186,01 0,66 1,87 0,01

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu sử dụng đất tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 37)