3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất từ năm 2010 đến năm 2015
3.2.2.1. Chuyển dịch từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
Quá trình chuyển đổi mục đích từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2015 với tốc độ khá chậm. Tỷ lệ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng có xu hướng giảm trong khi tỷ lệ đất phi nông nghiệp tăng lên. Cụ thể: Năm 2010 đất nông nghiệp của thị xã 38.319,61 ha chiếm 84,03%, đất phi nông nghiệp chỉ chiếm 14,26% tổng diện tích tự nhiên; đến năm 2015 đất nông nghiệp giảm còn 73,96%, đất phi nông nghiệp tăng lên 25,05% tổng diện tích tự nhiên. Như vậy, từ năm 2010 - 2015 chỉ có hiện tượng chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp với 4.593,49 ha, trong đó giảm chủ yếu vào đất trồng lúa với 60,91 ha và đất rừng sản xuất với 4.195,33 ha, phần nhỏ còn lại là lấy từ đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản.
Nguyên nhân chính của việc chuyển đổi này chủ yếu là do sự xuất hiện nhanh chóng của các khu công nghiệp và cụm tiểu thủ công nghiệp – làng nghề địa phương và xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn thị xã Hương Thủy từ năm 2010 – 2015 nên cần một diện tích đất đai để phục vụ cho phát triển.
3.2.2.2. Chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp
Xã hội càng phát triển, đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao, nhu cầu về các loại lương thực, thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân cũng thay đổi, chất lượng trong bữa ăn ngày càng cao lên. Việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã hiện nay không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất mà còn hướng ra thị trường thành phố Huế và các huyện trong tỉnh. Thực trạng chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã chủ yếu là lấy 341,02 ha diện tích đất rừng sản xuất để chuyển đổi sang đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác.
3.2.2.3. Nguyên nhân của việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2015
- Quá trình xây dựng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn diễn ra mạnh mẽ Do trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thị xã Hương Thủy nên có nhiều công ty, xí nghiệp, các cụm công nghiệp, doanh nghiệp, làng nghề... được xây dựng đã chiếm dụng phần lớn diện tích đất nông nghiệp.
- Sự phát triển cơ sở hạ tầng
Thực tế hiện nay, quá trình phát triển kinh tế – xã hội đã bắt đầu thực sự can thiệp, tác động đến các vùng thành thị lẫn nông thôn. Nó không chỉ đơn thuần là xây nhà cao tầng, thay đường lát gạch bằng bê tông mà là một công cuộc vận động xã hội sâu xa và đồng bộ. Đó là quá trình tiến tới sự ngang bằng dần các tiêu chuẩn sống, tiện nghi sống giữa thôn quê và thành thị. Như vậy, cơ sở hạ tầng nông thôn thay đổi. Nhiều công trình công cộng được xây dựng, nâng cấp, cải tạo: Giao thông, thủy lợi, y tế, trường học, thông tin liên lạc, điện… cũng đã làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn thị xã. Tính từ năm 2010 – 2015, diện tích đất được sử dụng cho mục đích chuyên dùng tăng 4.869,41 ha.
- Sự gia tăng dân số và biến động dân cư nông thôn
Năm 2010 dân số trung bình thị xã là 98.172 người đến năm 2015 tăng lên 103.594 người. Như vậy, chỉ trong vòng 5 năm dân số thị xã Hương Thủy đã tăng 5.422 người. Mặt khác, quá trình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thị xã trong những năm qua đã thu hút một lượng đáng kể lao động nhập cư từ các nơi khác đến làm việc trong các công ty, các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn thị xã làm tăng một lượng đáng kể dân số cơ học đến nhập cư. Sự gia tăng dân số trong những năm qua cũng gây sức ép tới nhu cầu đất ở, do đó phải chuyển một phần diện tích đất từ các mục đích khác trong đó chủ yếu là đất rừng sản xuất và đất sản xuất nông nghiệp cho