Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu sử dụng đất tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 54 - 59)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch đúng hướng, tuy nhiên dịch vụ giảm từ 18,92% năm 2010 xuống 13,18% năm 2014; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng năm 2014: 83,12% (năm 2010: 74,24%); nông nghiệp giảm từ 6,83% năm 2010 xuống còn 3,69% năm 2014. Trong đó phần thị xã quản lý, dịch vụ tăng từ 30,22% năm 2010 lên 41,50% năm 2014; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng từ 34,33% năm 2010 lên 35,87% năm 2014; nông nghiệp giảm từ 35,45% năm 2010 còn 23,07% năm 2015.

Năm 2011, tăng trưởng GDP trên địa bàn ước đạt 17,57%; giá trị tổng sản phẩm là 1.393 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 1.950 tỷ đồng (trong đó vốn thị xã, phường, xã và nhân dân là 400 – 500 tỷ đồng).

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Cơ cấu kinh tế ngành: Trong cơ cấu kinh tế chung trên địa bàn toàn thị xã tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm ưu thế tuyệt đối, năm 2010 chiếm 74,24%, năm 2014 tăng lên 83,72%; khu vực dịch vụ có tỷ trọng giảm dần từ 18,92% năm 2010 xuống 13,18% năm 2014 và đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn, tỷ trọng kinh tế nông nghiệp giảm đáng kể xuống còn 3,68% năm 2014. Nhìn chung cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, có bước tiến bộ, lĩnh vực dịch vụ đang từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của thị xã.

c. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản - Nông nghiệp

Có chuyển biến đáng kể theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, đặc biệt là sản xuất lương thực. Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm 6.468,2 ha, diện tích lúa chất lượng cao 1.602 ha, chiếm diện tích 25%. Đã chủ động được khâu tưới tiêu và nâng cao tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận 95%, nhờ đó năng suất, sản lượng, chất lượng lúa không ngừng được nâng lên. Sản lượng lương thực có hạt năm 2015 đạt 37.042 tấn, năng suất lúa bình quân đạt 57,05 tạ/ha. Đã áp dụng chuyển đổi một số mô hình sản xuất cây trồng, vật nuôi có hiệu quả khác như sử dụng giống lạc MD7, L14 có năng suất 150 kg/sào, cao gấp đôi so với giống lạc địa phương; trồng sắn công nghiệp có diện tích 305 ha, năng suất đạt 14,2 tấn/ha; mô hình trồng cỏ chăn nuôi 14,00 ha; kết hợp sản xuất lúa – cá cho doanh thu đạt cao so với trồng lúa.

Năm 2011, tổng diện tích gieo trồng cả năm là 6.563,40 ha; trong đó: diện tích đất trồng lúa 6.467,00 ha; năng suất bình quân là 59,80 tạ/ha/vụ; tỷ lệ sử dụng lúa xác nhận trên 98%. Tổng sản lượng lương thực có hạt là 38.928 tấn, sản lượng lúa đạt 38,833 tấn.

+ Chăn nuôi: Được duy trì phát triển, một số ngành đạt mức tăng trưởng khá cao về số lượng và chất lượng, nhất là chăn nuôi gia cầm, nuôi cá nước ngọt... Đến cuối năm 2011, toàn thị xã đàn trâu có 1.989 con, đàn bò 1.600 con, đàn lợn 31.432 con, đàn gia cầm 310 nghìn con. Chất lượng đàn gia súc được nâng lên, tỷ lệ bò lai sinh là 26,5% (tăng 18,5% so với năm 2010), tỷ lệ nạc hoá đàn lợn là 12% (tăng 9% so với năm 2010). Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp là 32%.

+ Thủy sản: Năm qua diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 527,00 ha, sản lượng đạt 1.277 tấn. Thị xã đã tập trung chỉ đạo nuôi cá thâm canh trên phần lớn diện tích ao hồ hiện có, đồng thời chú trọng ương cá giống tại chỗ để chủ động giống cá ở từng địa phương. Các mô hình cá giống, cá – lúa, cá ao; thử nghiệm mô hình nuôi cá Diêu Hồng do Trung tâm Khuyến ngư của Tỉnh hỗ trợ bước đầu cho thấy có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể nhân rộng trên địa bàn thị xã.

- Lâm nghiệp

Trong 5 năm 2006 – 2015, toàn thị xã đã trồng mới 2.512 ha rừng tập trung và 692 nghìn cây phân tán. Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2015 đạt 53,32%. Tình trạng đốt phá rừng, khai thác rừng trái phép đã được ngăn chặn có hiệu quả hơn.

Năm 2011, kinh tế trồng rừng phát triển mạnh, hiệu quả kinh tế cao đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân vùng gò đồi (xã Dương Hòa và Phú Sơn), diện tích rừng đã khai thác là 500 ha, đạt giá trị khoảng 30 tỷ đồng. Đồng thời đã trồng mới được 450 ha rừng tập trung và 140 ngàn cây phân tán. Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng được chú trọng.

* Khu vực kinh tế công nghiệp

- Sản xuất công nghiệp – TTCN: Duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, GDP công nghiệp – XD trên địa bàn thời kỳ 2006 – 2015 tăng 16,94%/năm; riêng năm 2015 ước tăng 19,46%, tỷ trọng của ngành chiếm 73,35% trong tổng sản phẩm trên địa bàn. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN năm 2009 (giá so sánh 1994) đạt 1.560 tỷ đồng. Công nghiệp – xây dựng thu hút khoảng 17,70 nghìn lao động, chiếm 38,8% tổng lao động xã hội.

Một số ngành nghề có hướng phát triển và tăng khá như sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng; sửa chữa cơ khí; sản xuất giày dép... Tiểu thủ công nghiệp được quan tâm, hàng năm đều có bố trí nguồn vốn khuyến công từ ngân sách thị xã, chủ yếu để hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất, khôi phục các ngành nghề truyền thống hiện có.

- Tình hình các khu, cụm công nghiệp:

Khu công nghiệp Phú Bài: có quy mô diện tích giai đoạn I và II là 303,00 ha. Dự kiến giai đoạn III và IV sẽ mở rộng thêm 515,50 ha. Đây là khu công nghiệp tổng hợp thu hút nhiều lĩnh vực công nghiệp gồm nhóm công nghiệp kỹ thuật cao như sinh học, điện tử, sản phẩm ngành bưu chính viễn thông); nhóm công nghiệp hàng tiêu dùng, bao bì; chế biến nông lâm hải sản; vật liệu xây dựng và hoá chất... Hiện khu Công nghiệp Phú Bài đã thu hút được 50 dự án đăng ký với tổng số vốn gần 4.000 tỷ đồng; trong đó có 38 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư là 2.000 tỷ đồng. KCN Phú Bài đóng góp khoảng 38% GDP trên địa bàn; giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 4.000 lao động.

Các Cụm CN, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề của Thị xã: Đã hình thành cụm TTCN và làng nghề Thủy Phương với diện tích 134,00 ha, đã có 44 doanh nghiệp đăng ký thuê đất, trong đó: có 19 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; 05 doanh nghiệp đang đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất. Các nguồn vốn khuyến công hàng năm được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, ưu tiên chủ yếu cho các ngành nghề truyền thống, góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và tạo thêm động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Thị xã trong thời gian qua. Thời gian qua, lĩnh vực thương mại, dịch vụ phát triển khá mạnh, phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất và đời sống của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Trên địa bàn thị xã có 2.880 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, tăng gần 500 cơ sở so với năm 2010, tập trung ở một số ngành nghề chủ yếu như mua bán và sửa chữa điện lạnh, ôtô, xe máy, kinh doanh nhà hàng, khách sạn...; tập trung ở các phường Phú Bài, Thủy Phương, Thủy Dương và một số địa bàn ven thành phố Huế, các xã dọc QL 1A. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2015 đạt 870 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so năm 2010. Lao động kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ không ngừng tăng lên, hiện có khoảng 5.000 người.

* Thương mại

Mạng lưới thương mại phát triển rộng khắp từ trung tâm thị xã cho đến các địa bàn nông thôn; số hộ kinh doanh tăng nhanh, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu lưu thông hàng hoá và đời sống của nhân dân. Thị trường tiêu thụ được mở rộng, nhiều doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả. Mạng lưới chợ nông thôn đã được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, đến nay đã có 13 chợ, 16 cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Hiện đã hình thành và phát triển được các cụm dịch vụ thương mại ở dọc đường phía Tây thành phố Huế, Quốc lộ 1A; đang đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ, siêu thị tại phường Phú Bài. Hoạt động xuất khẩu bước đầu được phát triển và có những hiệu quả nhất định, nhất là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Phú Bài và ở phường Thủy Dương. Tuy nhiên, lĩnh vực thương mại vẫn còn nhiều hạn chế: hệ thống hạ tầng thương mại phát triển chưa tương xứng, chủ yếu chợ nông thôn truyền thống; các chợ tập trung dọc quốc lộ 1A gây ảnh hưởng lớn đến giao thông và trật tự đô thị; chưa có các siêu thị, trung tâm thương mại làm hạt nhân kinh doanh thương mại trên địa bàn. Hoạt động xuất khẩu địa phương gặp nhiều khó khăn, chủ yếu tập trung ở Khu công nghiệp Phú Bài.

* Các ngành dịch vụ

Đạt bước chuyển biến tích cực theo sự chuyển biến chung của nền kinh tế, chất lượng dịch vụ được nâng lên đáng kể; các loại hình dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng, phong phú hơn. Thị xã đã tạo các điều kiện thuận lợi khuyến khích và thu hút nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư mở rộng và phát triển đa dạng các cơ sở kinh doanh dịch

vụ, khách sạn, nhà hàng, siêu thị, nhất là ở phường Phú Bài, khu vực ven thành phố Huế, dọc tuyến quốc lộ 1A và đường phía Tây thành phố Huế. Dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, thực hiện tốt nhiệm vụ huy động vốn và cho vay vốn với tốc độ tăng trưởng cao. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển mạnh, phục vụ có chất lượng tốt hơn. Các ngành dịch vụ vận tải, mua bán và sửa chữa điện lạnh, xe ôtô, xe gắn máy, dịch vụ tin học, internet... đều phát triển đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn tồn tại: dịch vụ thương mại tuy phát triển nhanh nhưng quy mô nhỏ; chưa có các chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm; chưa phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, chưa xây dựng được mô hình siêu thị, trung tâm thương mại...

* Du lịch

Đầu tư phát triển du lịch đã có những khởi động bước đầu, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh trên địa bàn. Đã có một số doanh nghiệp đến khảo sát lập dự án đầu tư như dự án Khu du lịch sinh thái tổng hợp nghỉ dưỡng cao cấp tại xã Thủy Bằng, Khu du lịch sinh thái tại khu vực hồ Ba Cửa (phường Phú Bài), Bầu Họ (xã Thủy Phù), cụm dịch vụ du lịch sinh thái Cầu Ngói (xã Thủy Thanh).

Với lợi thế là địa bàn có nhiều di tích lịch sử văn hoá nên trong những năm qua lượng khách du lịch đến với địa bàn khá đông. Theo thống kê số buồng phòng và nhà ở cho thuê hiện có là khoảng 500 phòng, tập trung chủ yếu ở phường Phú Bài, Thuỷ Dương, xã Thuỷ Bằng, Thủy Phù. Đã hỗ trợ tỉnh khai thác tốt các di tích triều Nguyễn, tuy nhiên chưa khơi dậy được tiềm năng du lịch tại chỗ, chưa khai thác hết lợi thế của địa phương, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp vào đầu tư khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái. Hoạt động lưu trú chủ yếu mang tính tự phát, chủ yếu phục vụ đối tượng công nhận ở các nhà máy trong khu CN Phú Bài.

3.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm a. Dân số

Theo số liệu thống kê năm 2011, dân số trung bình của Thị xã có là 98.929 người, trong đó: nam có 49.973 người, nữ có 48.956 người.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,24%; năm 2011 giảm còn 0,98%. Tỷ lệ sinh hiện nay là 1,64%, tỷ lệ chết là 0,46%.

Sự phân bố dân cư trên địa bàn khá đồng đều, phường đông dân nhất là Phú Bài với dân số 14.095 người, xã ít dân nhất là Phú Sơn với dân số 1.511 người. Mật độ dân số là 217 người/km2 (toàn tỉnh là 215,07 người/km2);

Công tác dân số kết hợp lồng ghép các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình được duy trì thường xuyên. Kết quả, tỷ suất sinh hàng năm đều giảm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 0,98%.

b. Lao động và việc làm

Theo số liệu thống kê, nguồn lao động trên địa bàn là 61.584 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 57.584 người, số người ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động là 5.750 người.

Phân phối nguồn lao động:

- Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có 50.370 người - Số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học 6.944 người

- Số người trong độ tuổi có khả năng lao động làm nội trợ và chưa tham gia lao động 4.099 người.

Công tác xuất khẩu lao động có bước tiến triển tốt, số lao động xuất khẩu ngày càng tăng. Trong năm 2011, đã giải quyết việc làm khoảng 4.356 lao động (trong đó xuất khẩu 342 người).

Chương trình xóa đói giảm nghèo được triển khai có hiệu quả, tỷ lệ số hộ nghèo giảm xuống còn 6,78% năm 2011. Đã thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt; tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ vốn vay, xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

c. Thu nhập và mức sống

Đời sống nhân dân thị xã những năm qua đã được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 52,71 triệu đồng/năm 2014..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu sử dụng đất tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)