Mô hình mối quan hệ biến động cơ cấu sử dụng đất với các nhân tố kinh tế xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu sử dụng đất tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 81)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.3. Mô hình mối quan hệ biến động cơ cấu sử dụng đất với các nhân tố kinh tế xã

Bên cạnh đó, với hệ số tương quan r = -0,142 (sig 2 – tailed = 0,168 >0,1) thì có thể xác định thu hồi đất không có ảnh hưởng đến nhân tố an ninh xã hội trên địa bàn có các dự án thu hồi.

3.3.3. Mô hình mối quan hệ biến động cơ cấu sử dụng đất với các nhân tố kinh tế - xã hội xã hội

Hình 3.2. Mô hình tiến hành phân tích tương quan hồi quy

Sử dụng phương pháp kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha loại bỏ những nhân tố không đóng góp nhiều vào việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và xác định được Sau đó, tiến hành phân tích tương quan giữa diện tích đất thu hồi và các các nhân tố kinh tế - xã hội trên phần mềm SPSS, ta xác định được quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất của thị xã trong 05 năm qua có 05 nhân tố tương quan chặt với diện tích đất thu hồi để phục vụ cho công tác tái cơ cấu sử dụng đất như sơ đồ bên dưới.

Nghiên cứu định lượng N = 96

Cronbach’s Alpha

Thang đo chính thức

Phân tích tương quan

Phân tích hồi quy

- Loại các biến có tương quan biến tổng nhỏ.

- Kiểm tra hệ số Alpha

- Loại các nhân tố kinh tế - xã hội không có tương quan hoặc tương quan yếu với diện tích đất chuyển đổi.

- Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính

Kiểm định mô hình

- Kiểm tra độ chính xác của mô hình với hiện trạng thực tế

Hình 3.3. Mô hình tương quan giữa quỹ đất thu hồi và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Như vậy, đời sống (bao gồm: đời sống văn hóa, cuộc sống chung của người dân sau thu hồi đất và môi trường sống), thể chế xã hội (trật tự an ninh xã hội và quan hệ gia đình xa hội), cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội), thay đổi thu nhập của người dân sau thu hồi và mức đầu tư cho nông nghiệp tác động mạnh đến diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi trong giai đoạn 2010 – 2015 tại thị xã Hương Thủy.

Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF để khẳng định các biến độc lập không có mối quan hệ tuyến tính. Mục đích là để đảm bảo giá trị R2

không tăng lên một cách không thực gây ảnh hưởng đến độ tin cậy của mô hình và làm sai lệch đến dấu của các hệ số hồi quy. Tất cả các giá trị VIF của mô hình đều nhỏ hơn 10, vì vậy sẽ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy.

Sau đó, đề tài tiến hành phân tích hồi quy bằng phương pháp chọn biến stepwise giữa diện tích đất thu hồi với các nhân tố kinh tế - xã hội đã được xác định là có tương quan như sơ đồ trên.

Bảng 3.14. Các thông số của mô hình hồi quy

Biến Hệ số (B) Sai số chuẩn (S.E) t Sig (p-value)

B0 -62,868 10,349 -6,075 0,00

Tỷ lệ (phần trăm)

thay đổi thu nhập -0,433 0,055 -7,942 0,00

Cơ sở hạ tầng 22,304 3,056 7,298 0,00

Biến phụ thuộc: tỷ lệ (phần trăm) đất thu hồi

** Tương quan có ý nghĩa tại mức 0,01 (2-tailed) * Tương quan có ý nghĩa tại mức 0,05 (2-tailed)

r = - 0,376** r = 0,415** r = 0,829** r = -0,834** r = -0,608** Đời sống Thể chế xã hội Cơ sở hạ tầng Tỷ lệ (phần trăm) thu nhập thay đổi Tỷ lệ (phần trăm) diện tích đất thu hồi

Mức đầu tư nông nghiệp

Trong bảng 3.15, cột 1 thể hiện các biến độc lập có ý nghĩa trong mô hình hồi quy, cột 2 là hệ số của các biến độc lập tương ứng, cột 3 là sai số chuẩn, cột 4 là bậc tự do, cột 5 là giá trị p – value trong SPSS ký hiệu là Sig gọi là mức ý nghĩa.

Với mức ý nghĩa α = 0,1 các biến có tương quan đến tỷ lệ (phần trăm) đất nông nghiệp thu hồi để chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp là tỷ lệ (phần trăm) thay đổi thu nhập và cơ sở hạ tầng.

Giá trị hệ số xác định R2 = 0,808 đã thể hiện được sự thực tế của mô hình, phương trình tương quan hồi quy giữa diện tích đất thu hồi với các nhân tố kinh tế - xã hội được trình bày như sau:

Y = -62,868 – 0,433X1 + 22,304X2

Trong đó: Y là tỷ lệ (phần trăm) diện tích đất thu hồi X1 là tỷ lệ (phần trăm) thay đổi thu nhập

X2 là sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội

Tiến hành kiểm định mô hình tương quan hồi quy trên thông qua phương pháp Paired Sample T test giữa giá trị dự báo Predict của mô hình và giá trị tỷ lệ phần trăm đất thu hồi, đề tài nhận thấy: với mức ý nghĩa sig <0,1 mô hình trên đã mô tả đúng theo số liệu tỷ lệ (phần trăm) đất nông nghiệp thu hồi để chuyển sang đất phi nông nghiệp thực tế trong giai đoạn 2010 – 2015. Như vậy:

- Biến tỷ lệ (phần trăm) thay đổi thu nhập có hệ số B = -0,433 chứng tỏ thu nhập sẽ có ảnh hưởng nghịch đối với diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, có nghĩa nếu thu nhập tăng lên 1% thì diện tích đất nông nghiệp thu hồi để chuyển đổi sẽ giảm 63,301%. Chứng tỏ thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hồi đất.

- Biến cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội có hệ số B = 22,304 nghĩa là cơ sở hạ tầng kỹ thuật càng phát triển thì diện tích đất nông nghiệp thu hồi càng nhiều. Tuy nhiên, theo thực trạng tại thị xã Hương Thủy thì cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng không lớn bằng thu nhập đến việc thu hồi đất.

- Hệ số B0 = -62,868 thể hiện sự tác động của các nhân tố khác đến diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi trên địa bàn nghiên cứu ngoài nhân tố thu nhập và cơ sở hạ tầng.

Vậy trong giai đoạn 2010 – 2015, có hai nhân tố ảnh hưởng mạnh đến diện tích đất nông nghiệp thu hồi để chuyển sang đất phi nông nghiệp, đó là thu nhập và cơ sở hạ tầng. Trong đó, nhân tố thu nhập có ảnh hưởng lớn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu sử dụng đất tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)