Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu sử dụng đất tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 42)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến các nội dung nghiên cứu, bao gồm:

- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội: dân số, lao động, ngành nghề sản xuất, tình hình phát triển kinh tế, hệ thống giao thông, hệ thống thủy văn,… của thị xã Hương Thủy từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Số liệu về tài nguyên đất đai như quỹ đất và các đặc trưng về thổ nhưỡng, địa hình; phân bố sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất, tình hình chuyển mục đích sử dụng đất và các số liệu có liên quan đến sử dụng đất khác từ UBND thị xã Hương Thủy, phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Hương Thủy và Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Thừa Thiên Huế; niên giám thống kê. Bên cạnh đó, luận văn cũng tham khảo các báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương trước khi đưa ra phương án tái cơ cấu sử dụng đất.

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các đề tài, luận án, bài báo có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất.

2.3.1.2. Điều tra thu thập số liệu sơ cấp a. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến các nội dung nghiên cứu bằng cách:

- Phỏng vấn người am hiểu: Trưởng phòng và chuyên viên văn phòng thuộc phòng Tài nguyên Môi trường thị xã Hương Thủy. Chủ tịch, công chức địa chính, khu phố trưởng, tổ trưởng thuộc các xã phường của thị xã Hương Thủy về thực trạng sử dụng đất và quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.

- Phỏng vấn hộ gia đình theo bảng hỏi (phần phụ lục) với các thông tin có liên quan đến đề tài như:

+ Mức độ đầu tư cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. + Thu nhập, nguồn thu nhập và đời sống của hộ gia đình.

+ Việc làm của hộ có đất nằm trong diện thu hồi và hộ không nằm trong diện thu hồi.

+ Tình hình sử dụng tiền bồi thường của các hộ gia đình nằm trong diện thu hồi đất.

+ Nhận định của người dân về kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội ở nông thôn. +…

Phương pháp tính cỡ mẫu:

Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình đang sử dụng đất trên địa bàn thị xã Hương Thủy. Theo Slovin (1984), cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:

n = N/(1 + Ne2)

Trong đó:

N: số quan sát tổng thể

e: sai số cho phép (thường lấy bằng mức ý nghĩa alpha trong xử lý)

Bảng 2.1. Các dự án thu hồi đất, các hộ bị tác động và diện tích đất thu hồi trên địa

bàn thị xã Hương Thủy giai đoạn 2010 – 2014

Năm Số dự án thực hiện (dự án) Tổng số hộ bị tác động (hộ) Số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp (hộ) Tổng diện tích thu hồi (m2) Diện tích đất nông nghiệp thu hồi (m2) 2010 11 52 50 116.081,9 101.937,6 2011 20 917 671 20.139.989,3 19.991.957,5 2012 20 904 594 1.110.591,1 922.685,5 2013 10 65 32 83.852,7 51.391,7 2014 35 747 600 21.450.515,0 21.067.972,3 Tổng 96 2.685 1.947 42.901.030,0 42.135.944,6

(Nguồn: Thống kê từ số liệu thứ cấp)

Đề tài tiến hành đánh giá các dự án thu hồi đất từ năm 2010 đến 2014. Còn các dự án thu hồi đất năm 2015 thì không đưa vào vì chưa đủ thời gian xác định được sự thay đổi về thu nhập và đời sống của các hộ gia đình. Các dự án đó vừa mới thu hồi, bồi thường đất vào cuối năm 2015 và các công trình xây dựng trên diện tích đất thu hồi đó vừa mới khởi công nên đề tài không đưa vào đánh giá.

Từ công thức trên đề tài xác định được số mẫu cần phải lấy với sai số cho phép 10% và tổng thể nghiên cứu 1947 hộ thì số lượng mẫu cần lấy là 96.

Do các phần tử của tổng thể phân tán quá rộng hoặc có nhiều phần tử không nắm chắc thông tin do thời điểm nghiên cứu quá lâu và số liệu tại thị xã trước năm 2013 không thống kê chi tiết nên đề tài tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều cấp. Nghĩa là trong thị xã Hương Thủy chọn ngẫu nhiên ra các dự án thu hồi đất phân bố đều cho tất cả các xã phường có thu hồi đất, từ các dự án đó chọn ra các hộ gia đình có thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang đất phi nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu sử dụng đất tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 42)