Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám trong đánh giá biến động rừng tại khu vực vùng lõi khu bảo tồn thần sa phượng hoàng, huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2017 2020 (Trang 29 - 35)

2.4.2.1. Dân số, lao động và dân tộc

- Dân số và Lao động

Theo thống kê dân số tính đến hết năm 2018, dân số trong vùng là 20.411 nhân khẩu, sinh sống tại 4.446 hộ gia đình, trên địa bàn 66 thôn bản, thuộc 7 xã và 1 thị trấn, Mật độ dân số trong vùng bình quân là: 42 người/km2. Phân bố dân cư không đều, đa số các thôn bản tập trung ở thung

lũng, gần sông suối, có khả năng làm ruộng nước và dọc theo các trục đường giao thông.

Tổng số lao động trong vùng là 9.101 lao động chiếm 44,6% dân số, trong đó lao động nông nghiệp là chủ yếu: chiếm 85,7%; lao động thuộc các ngành nghề khác bao gồm cán bộ chủ chốt xã, huyện, cán bộ y tế, giáo dục.

- Dân tộc và phong tục tập quán canh tác, sử dụng rừng

Trong khu vực có 5 dân tộc chủ yếu là Tày, Dao, Nùng, Kinh, Mông. Ngoài ra còn một số dân tộc khác có ít người như: Cao Lan, Sán Dìu. Dân tộc Tày có số dân đông nhất với 8.720 người, chiếm 42,4%. Tiếp đến là dân tộc Dao với 4.816 người, tỷ lệ 23,4%. Dân tộc Nùng có 3.291 người, chiếm 16,0%. Dân tộc Kinh có 2.193 người, chiếm 10,7%. Dân tộc Mông có 1.518 người, chiếm 7,4%. Các dân tộc còn lại chỉ có: 21 người, chỉ chiếm 0,1%.

Cùng chung sống trong một cộng đồng, đã có nhiều hoạt động học tập, trao đổi, giao lưu lẫn nhau nhưng giữa các dân tộc vẫn có những phong tục tập quán canh tác khác nhau.

* Dân tộc Tày

Dân tộc Tày có dân số đông nhất trong vùng. Người Tày sống ở vùng thấp thành bản làng ven theo suối và đường liên xã chủ yếu ở các xã Thượng Nung, Sảng mộc, Nghinh Tường, Thần Sa. Tập quán canh tác của họ làm ruộng nước, làm nương màu và chăn nuôi. Người Tày có mức sống khá hơn so với dân tộc ít người khác. Ngoài ra còn một số hộ ở thị trấn, trung tâm các xã đã phát triển một số ngành nghề phụ và dịch vụ buôn bán nhỏ.

* Dân tộc Dao

Là dân tộc có số dân đông thứ hai trong vùng, người Dao đã định cư từ lâu trên các bản cao, xa. Tập trung nhiều ở các xã Vũ Chấn, Nghinh Tường, Thần Sa, Phú Thượng. Tập quán canh tác của họ làm nương màu và ruộng lúa. Quá trình sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi còn dựa nhiều vào thiên nhiên nên năng suất cây trồng vật nuôi thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao.

* Dân tộc Nùng

Người Nùng sống thành bản tập trung ở các thung lũng, ven suối, hai bên đường liên thôn, liên xã. Tập quán canh tác gần giống với người Tày như làm ruộng nước, làm nương màu và chăn nuôi gia súc gia cầm. Đã có một số hộ làm dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ.

* Dân tộc kinh

Người Kinh sống tập trung nhiều ở thị trấn Đình Cả và trung tâm các xã trong vùng, chủ yếu làm dịch vụ buôn bán.

* Dân tộc Mông

Người Mông sống ở các thung lũng cao, xa, phân bố nhiều nhất ở các xã Thượng Nung, Sảng Mộc, Thần Sa. Tập quán canh tác làm ruộng bậc thang, làm nương, chăn nuôi, đời sống của họ còn nhiều khó khăn do tập quán canh tác còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

* Các dân tộc khác

Ngoài các dân tộc chính nêu trên còn có một số dân tộc ít người khác như dân tộc Cao Lan, dân tộc Sán Dìu. Phân bố ở xã Thần Sa, xã Vũ Chấn. Tập quán canh tác còn lạc hậu phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

2.4.2.2. Sản xuất nông nghiệp

* Trồng trọt

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các xã trong vùng chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng diện tích tự nhiên: chiếm 5,07%. Đất lúa và lúa màu tập trung ở các thung lũng lớn và tương đối bằng phẳng, nhiều nhất ở các xã Phú Thượng, Vũ Chấn, Thượng Nung, chiếm 48,74% tổng quỹ đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp còn lại là đất nương rẫy cố định, nương rẫy luân canh và diện tích đất vườn tạp. Do thiếu vốn, điều kiện địa hình lại phức tạp, giao thông chưa thuận tiện, việc đầu tư về giống, vốn, kỹ thuật cũng như việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tình trạng sử dụng đất theo phương pháp cổ

truyền, canh tác quảng canh còn khá phổ biến ở nhiều hộ gia đình. Những điều đó đã dẫn đến tình trạng đất nhanh bạc màu, năng suất cây trồng thấp. Diện tích đất nương rẫy bị thoái hóa chiếm tỷ lệ khá cao. Việc phát triển kinh tế vườn và xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, kinh tế trang trại của địa phương còn nhiều hạn chế. Một số hộ gia đình đã xây dựng mô hình vườn cây, ao cá, chuồng trại song vẫn còn manh mún, chưa tạo ra những mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả về kinh tế và môi trường, chưa tạo thành hàng hóa có giá trị cao.

Các loài cây trồng chủ yếu là lúa nước, lúa nương, ngô, sắn. Năng suất bình quân cho các loại cây trồng chính khá cao, năng suất lúa 1 vụ đạt 3,7 tấn/ha, Lúa 2 vụ: 4,5 tấn/ha, Ngô: 3,3 tấn/ha, Sắn: 3,1 tấn/ha. Tổng sản lượng lương thực quy thóc của vùng 8.136,3 tấn, bình quân lương thực đạt 399 kg/ người/năm.

* Chăn nuôi

Tổng số lượng gia súc các loại trong khu vực là 21.759 con, gia cầm các loại là 107.783 con. Bình quân mỗi hộ có: 1 con trâu; 0,5 con bò; 3 con lợn và 24 con gia cầm. Phần lớn các loài gia súc gia cầm được chăn thả tự do. Việc phòng chống dịch bệnh hàng năm chưa được chú ý. Mô hình trang trại trong chăn nuôi chưa phát triển, chủ yếu vẫn là quy mô hộ gia đình và mang tính tự cung tự cấp, chưa có đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, đưa sản phẩm chăn nuôi trở thành hàng hoá. Vì vậy, sản lượng đạt thấp, thu nhập từ chăn nuôi không cao.

2.4.2.3. Sản xuất Lâm nghiệp

* Tình hình giao đất khoán rừng

Công tác giao đất khoán rừng đã thực hiện từ trước năm 2000. Hầu hết diện tích núi đất đã được giao đến hộ gia đình. Chỉ còn tỷ lệ nhỏ diện tích núi đất chưa giao là những diện tích ở xa, có độ dốc lớn. Diện tích rừng núi đá ở xã Thần Sa, Phú Thượng (trong khu bảo tồn cũ) đã được giao khoán bảo vệ

đến các hộ dân. Còn lại rừng núi đá ở các xã Nghinh Tường, Thượng Nung, Sảng Mộc, Vũ Chấn vẫn do Uỷ ban nhân dân các xã này quản lý. Bên cạnh đó, tình trạng giao đất trùng lặp giữa các chủ quản lý còn tồn tại ở một số xã. Hiệu quả công tác bảo vệ, phát triển rừng vì thế còn hạn chế. Trong thời gian tới, cần tiến hành rà soát và tổ chức lại việc giao đất, khoán bảo vệ rừng để công tác bảo vệ phát triển rừng có hiệu quả.

* Tình hình quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng

Công tác quản lý bảo vệ rừng đã được phối hợp thực hiện giữa chính quyền các cấp ở địa phương, Hạt kiểm lâm và Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên. Công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép được triển khai thường xuyên. Tuy nhiên, do địa bàn rộng và địa hình núi đá quá phức tạp, cuộc sống của một bộ phận người dân vẫn quen dựa vào rừng là chính nên tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn lén lút xảy ra. Có thể nhận thấy sức ép đối với rừng Thần Sa - Phượng Hoàng hiện tại vẫn không ngừng gia tăng, đe doạ sự an toàn của khu rừng.

Một mô hình quản lý bảo vệ rừng được thực hiện có hiệu quả là: khoán bảo vệ rừng đến hộ gia đình dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của Ban quản lý khu bảo tồn và Uỷ ban nhân dân xã ở xã Thần Sa, Phú Thượng (hai xã trong khu bảo tồn cũ). Đây là mô hình quản lý cần được tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian tới đối với các xã trong khu bảo tồn mới đồng thời nhân rộng cho các khu rừng đặc dụng và phòng hộ khác trong vùng.

Để công tác quản lý bảo vệ rừng đạt hiệu quả, thời gian tới cần nhanh chóng hoàn thành việc xác lập khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, đẩy mạnh việc thực hiện quản lý sử dụng ba loại rừng theo kết quả rà soát 3 loại rừng, xác định rõ chủ quản lý, sử dụng đúng quy chế cho từng loại rừng. Đẩy mạnh việc phối kết hợp giữa các chủ quản lý và địa phương.

2.4.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng xã hội

- Giao thông trong vùng chưa phát triển. Mặc dù tất cả các xã trong vùng đều đã có đường ô tô đến được trung tâm xã, tuy nhiên chất lượng đường rất xấu nên việc đi lại rất khó khăn, đặc biệt là trong mùa mưa lũ.

- Y tế: Các xã trong khu vực đều đã xây dựng trạm y tế đặt ở trung tâm xã. Cán bộ chuyên môn và cơ sở vật chất còn thiếu về số lượng và chất lượng, nên công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng như công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong vùng còn hạn chế.

- Giáo dục: Toàn bộ khu vực có 27 trường, 275 lớp với 4 cấp học: mầm non, tiểu học, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Các trường ở thị trấn và ở trung tâm các xã được xây dựng khá khang trang nên điều kiện học tập đã cơ bản đảm bảo việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Còn lại một số trường ở các thôn bản, nhất là các lớp tiểu học chưa được xây dựng kiên cố. Cơ sở vật chất rất thiếu thốn. Việc dạy và học của giáo viên và học sinh ở đây còn gặp nhiều khó khăn.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: diện tích đất có rừng và đất chưa có rừng tại vùng lõi khu bảo tồn Thần Sa – Phượng Hoàng, Võ Nhai, Thái Nguyên

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu Đánh giá biến động về diện tích rừng và đất chưa có rừng từ năm 2017 – 2020 tại vùng lõi khu bảo tồn Thần Sa – Phượng Hoàng, Võ Nhai, Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám trong đánh giá biến động rừng tại khu vực vùng lõi khu bảo tồn thần sa phượng hoàng, huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2017 2020 (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)