Chăn thả gia súc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám trong đánh giá biến động rừng tại khu vực vùng lõi khu bảo tồn thần sa phượng hoàng, huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2017 2020 (Trang 54)

Qua kết quả phỏng vấn có 8/50 hộ có chăn thả gia súc. Đây là tập quán truyền thống của người dân địa phương, bên cạnh đó do chưa có quy hoạch cụ thể vùng chăn thả cũng là nguyên nhân dẫn đến các hoạt động thả rông gia súc tự do tại khu vực địa phương. Trâu bò thả rông giẫm đạp lên cây cối, đi đến đâu phá đến đấy, phá hủy đất đai, làm cho đất đai bị xói lở, chai cứng, chúng lây bệnh cho các loài động vật rừng. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của lớp cây con. Mặt khác, đã từ lâu việc thả rông gia súc là việc làm bình thường của người dân nên việc thay đổi thói quen này cần có thời gian dài.

Hình 4.8. Người dân chăn thả gia súc trong Khu bảo tồn 4.3.4. Phát, đốt rừng mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp

Qua phỏng vấn có 3/50 hộ có canh tác nương rãy trong rừng. Thiếu đất canh tác, việc đầu tư cho sản xuất bị hạn chế, chính vì vậy sản lượng lương thực không đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng. Khai thác rừng mở rộng diện tích đất nông nghiệp sẽ làm thu hẹp diện tích rừng và đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của các loài động, thực vật. Sinh sống trong Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số người Tày, Dao và người Mông do tập quán của họ sống trên cao, cuộc sống gắn liền với rừng và tỷ lệ đói nghèo cao, mặt khác diện tích đất bằng để phục vụ sản xuất nông nghiệp khá hạn hẹp, tính bình quân diện tích đất canh tác nông nghiệp trên đầu người chỉ khoảng 0,33ha, những diện tích có thể canh tác được thì chủ yếu để xây dựng nhà ở cho các hộ mới phát sinh, nên việc phá rừng làm nương rẫy là điều khó có thể tránh khỏi.

Hình 4.9. Phát, đốt rừng mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp

Các thôn bản nằm rải rác trong Khu bảo tồn, mặc dù một số nơi trong khu vực người dân đã bỏ được tập quán du canh cư song tại những khu vực sâu trong khu bảo tồn tập quán du canh vẫn còn khá phổ biến, phương thức canh tác đơn giản, độc canh trên đất dốc. Thực tế trên các tuyến điều tra, hầu hết những khu vực có diện tích bằng phẳng kể cả trong vùng lõi của khu bảo tồn đều đã bị chặt phá để chuyển đổi làm nương rẫy trong đó địa bàn xã Thượng Nung xảy ra mạnh nhất (ở trên núi cao là người Mông, phần thấp giáp ranh với các thôn bản là người Tày) đã tạo nên mối đe dọa trải đều trên toàn địa bàn. Để đáp ứng được nhu cầu có đất để phục vụ sản xuất, cũng như là đất ở để đáp ứng nhu cầu về tăng dân số ngày một tăng, người dân đã phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, điều đó đã làm cho diện tích rừng này một thu hẹp và đây là nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học ngày một tăng. Bên cạnh đó các hoạt động của con người trong sản xuất nông nghiệp còn ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài nguyên thực vật như: mang theo các mầm mống cỏ dại ngoại lai, chặt gỗ làm lán trại, gây cháy rừng,…

Khu bảo tồn được thành lập trên một phần diện tích mà trước đó người dân đang canh tác nương rẫy, do đó diện tích canh tác của người dân bị thu hẹp lại dẫn đến người dân thiếu đất canh tác do đó nhiều hộ dân sinh sống trong khu vực lợi dụng sự sơ hở trong công tác thực thi pháp luật đã lén lút phá rừng để trồng cây nông nghiệp. Chính vì vậy cần thiết phải tiến hành công tác lập kế hoạch sử dụng tài nguyên/đất có sự tham gia của cộng đồng

để giải quyết những vấn đề này (khoanh vùng canh tác bền vững), xây dựng các quy định của địa phương và tăng cường công tác thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, cần có sự vào cuộc từ các ban ngành, hệ thống khuyến nông - khuyến lâm nhằm hỗ trợ cộng đồng người dân tăng vụ trên diện tích hiện có, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao sinh kế và hạn chế những tác động tiêu cực của người dân đến Khu bảo tồn.

4.3.5. Hoạt động quản lý rừng tại khu bảo tồn

a. Cơ cấu tổ chức ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng

Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng hiện nay được biên chế cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng tổng số 37 cán bộ. Trình độ của cán bộ công nhân viên chức thuộc Ban: 33 người, Thạc sỹ: 03 người; Đại học: 31 người; Cao đẳng và Trung cấp: 03 người.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Khu bảo tồn gồm: Lãnh đạo: 01 Trưởng ban kiêm Hạt trưởng; 01 Phó trưởng ban phụ trách công tác phát triển rừng; 01 Phó Hạt trưởng phụ trách công tác bảo vệ rừng; 04 bộ phận chuyên môn nghiệp vụ (Bộ phận hành chính, bộ phận kế hoạch - kỹ thuật, bộ phận nghiên cứu, bộ phận pháp chế); 06 tổ trạm bảo vệ rừng đặt ở 6 địa điểm trực thuộc các xã của ban.

Hình 4.10. Sơ đồ tổ chức bộ máy BQL khu BTTN Thần Sa – Phượng Hoàng Ban quản lý rừng đặng dụng Bộ phận hành chính chính Bộ phận Kế hoạch - Tài chính Bộ phận Nghiên cứu khoa

học

Bộ phận Pháp chế

b. Thuận lợi

- Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Thái Nguyên thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, động viên lực lượng Kiểm lâm Khu bảo tồn thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Tập thể lãnh đạo, cán bộ chiến sỹ trong đơn vị đoàn kết, đồng lòng quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm minh các đối tượng xâm hại tài nguyên rừng, vi phạm Luật BV&PTR.

- Có sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng với các cơ quan chức năng của tỉnh, của huyện và cấp ủy, chính quyền địa phương các xã trong Khu bảo tồn,

c. Khó khăn

- Tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép tại các khu vực rừng đặc dụng giáp ranh với tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng Sơn vẫn có nguy cơ xảy ra. - Do tập quán làm nhà sàn bằng gỗ, người dân vẫn còn lén lút lên rừng khai thác gỗ về làm nhà, sửa nhà, việc xử lý còn gặp khó khăn do liên quan đến vấn đề an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ chính sách.

- Các đối tượng vận chuyển lâm sản trái phép khi bị bắt giữ thì liều lĩnh chống đối gây khó khăn và nguy hiểm cho cán bộ Kiểm lâm thi hành công vụ. - Kinh phí nhà nước đầu tư cho công tác bảo tồn còn hạn chế, các nghiên cứu khoa học về khu bảo tồn còn ít chưa được quan tâm thích đáng.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, BTTN chưa được truyền tải sâu rộng, thường xuyên đến các tầng lớp nhân dân tại các xóm, bản.

- Lực lượng Kiểm lâm làm công tác quản lý bảo vệ rừng trong khu bảo tồn còn ít, một số cán bộ bất đồng ngôn ngữ.

- Phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát lâm sản, chống chặt phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác.

- Tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép tại các khu vực rừng giáp ranh với tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng Sơn vẫn có nguy cơ xảy ra.

- Các đối tượng vận chuyển lâm sản trái phép khi bị bắt giữ thì liều lĩnh chống đối gây khó khăn và nguy hiểm cho cán bộ Kiểm lâm thi hành công vụ.

4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng

4.4.1. Công tác tuyên truyền

- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được quan tâm, chỉ đạo thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm với nội dung, hình thức đa dạng, nên thu hút được nhiều thành phần, đối tượng tham gia.

- Từ năm 2016 đến nay, Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng đã phối hợp với UBND các xã tổ chức tuyên truyền được 71 buổi với 4.835 lượt người tham dự.

Hàng năm, tổ chức rà soát, thống kê các đối tượng buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép, các phương tiện thường xuyên tham gia lưu thông trên địa bàn để ký cam kết không vi phạm Luật Lâm nghiệp.

4.4.2. Công tác quản lý sử dụng rừng

- Xây dựng Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý, Hạt Kiểm lâm huyện, Ban Chỉ huy quân sự huyện và UBND các xã trong Khu bảo tồn về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Ký Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý khu bảo tồn, Hạt Kiểm lâm Võ Nhai với Hạt Kiểm lâm các huyện Bình Gia, huyện Bắc Sơn của tỉnh Lạng Sơn, huyện Chợ Mới, huyện Na Rì của tỉnh Bắc Kạn, phối hợp quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng vùng giáp ranh.

- Thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh và huyện, chính quyền địa phương các xã thực hiện giám sát quản lý sử dụng rừng, quản lý lâm sản, theo dõi cập nhật diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

4.4.3. Công tác bảo vệ rừng

- Để nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng tận gốc có sự tham gia của người dân, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng hợp đồng giao khoán với các hộ dân sống gần rừng bảo vệ rừng đặc dụng có sự kiểm tra, giám sát của lực lượng Kiểm lâm. Từ năm 2016 đến năm nay, Ban quản lý khu bảo tồn đã ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng tại địa bàn 7 xã và 01 thị trấn cho 51 hộ gia đình và 49 cộng đồng dân cư với tổng diện tích giao khoán là 14.297,21 ha. Việc khoán bảo vệ rừng đã đem lại hiệu quả rõ rệt, tạo công ăn việc làm cho người dân, khuyến khích, động viên người dân gắn bó với công tác bảo vệ rừng, các hộ dân và tổ chức được giao khoán đã nêu cao vai trò trách nhiệm, thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng, rừng giao khoán đã được bảo vệ và phát triển tốt.

- Xây dựng sơ đồ các điểm nóng có nguy cơ xảy ra về khai thác, tập kết, vận chuyển lâm sản trái phép. Các Trạm Kiểm lâm địa bàn xây dựng kế hoạch trình UBND xã phê duyệt tổ chức phối hợp truy quét trên rừng tận gốc, cán bộ Kiểm lâm được giao phụ trách tiểu khu, lô, khoảnh chủ động kiểm tra rừng.

- Từ năm 2016 đến năm nay, lực lượng Kiểm lâm khu bảo tồn tuần tra, kiểm tra rừng, phát hiện, lập biên bản dỡ bỏ, tiêu hủy: 67 lán trại lập trái phép trên rừng, tịch thu sung quỹ nhà nước 10 cưa xăng, 43 cạm bẫy bắt động vật hoang dã; phối hợp thu giữ 03 xung kích điện, 47 khẩu súng săn bàn giao cho Công an xã và Công an huyện Võ Nhai xử lý theo quy định của Pháp luật, lập biên bản tiêu hủy nhiều phương tiện, dụng cụ để khai thác khoáng sản trái phép.

4.4.4. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng

- Duy trì chế độ trực phòng cháy chữa cháy rừng 24/24 giờ trong ngày, thường xuyên cập nhật trên Website của Cục Kiểm lâm và Chi cục Kiểm lâm

Thái Nguyên về dự báo cấp phòng cháy chữa cháy rừng để thông báo cho chính quyền địa phương, các chủ rừng chủ động phòng cháy chữa cháy rừng.

- Các Trạm Kiểm lâm địa bàn tăng cường tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương kiểm tra các điểm nóng có thể xảy ra cháy rừng. Phân công Tổ, Trạm trực QLBVR, PCCCR, phối hợp chặt chẽ với UBND các xã tổ chức tuyên truyền cho cộng đồng dân cư thôn, bản để cùng thực hiện tốt công tác PCCCR.

- Hàng năm xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng theo phương châm “4 tại chỗ”. Do làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng nên từ năm 2013 đến nay trong khu bảo tồn không xảy ra vụ cháy rừng nào.

4.4.5. Giải pháp về khoa học công nghệ và nguồn nhân lực

- Phối hợp với các cơ quan, đề xuất Sở NN&PTNT, UBND tỉnh và Trung ương đầu tư về khoa học công nghệ hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại vùng lõi của khu bảo tồn nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái, mặt khác còn có tác dụng làm tăng thêm khả năng thấm nước và giữ nước, ngăn dòng chảy, chống xói mòn cho đất rừng, tăng độ che phủ và nâng cao giá trị bảo tồn của các khu rừng đặc dụng, động viên nhân dân địa phương tham gia tích cực vào công cuộc bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Sử dụng nhân lực sẵn có tại địa bàn các xã giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng, phối hợp với các cơ quan chức năng chuyên môn có kế hoạch đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ cho người lao động ở từng lĩnh vực, từng khâu trong công việc.

- Xác định các nhu cầu cần thiết, khả năng về vốn, lao động của cộng đồng dân cư vùng đệm, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế bền vững để triển khai.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế trong vùng đệm để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng có hiệu quả lâu bền.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau thời gian thực tập và nghiên cứu, nay đề tài của tôi đã hoàn thành, xin có những kết luận chủ yếu sau:

Kết quả bản đồ phân bố diện tích năm 2017 có độ chính xác bản đồ đạt 95.92%. Chỉ số NDVI có giá trị nằm trong khoảng từ -0.4716 đến 0.8398. Kết quả bản đồ có độ chính xác bản đồ đạt 95,92%, giá trị NDVI cho đối tượng đất không có rừng NDVI < 0,6 trong khi đó đối tượng đất có rừng có giá trị NDVI >0,6. Diện tích có rừng là 17800,88 ha chiếm 94.36% và diện tích không có rừng là 1063,41 ha chiếm 5,64%.

Kết quả bản đồ phân bố diện tích năm 2020 có độ chính xác bản đồ đạt 89,02%. Chỉ số NDVI có giá trị nằm trong khoảng từ -0,6791 đến 0,9449. Kết quả bản đồ có độ chính xác bản đồ đạt 89,02%, giá trị NDVI cho đối tượng đất không có rừng NDVI < 0,59 trong khi đó đối tượng đất có rừng có giá trị NDVI >0,59. Diện tích có rừng là 17636,29ha chiếm 93,49% và diện tích không có rừng là 1228 ha chiếm 6.51%.

Qua phân tích biến động diện tích rừng giữa 2 năm 2017 và 2020, tổng diện tích rừng giảm 164,25 ha. Trong đó diện tích rừng bị chuyển đổi thành diện tích không rừng là 817.75 ha, diện tích không có rừng chuyển thành có rừng là 652,91ha.

Qua phỏng vấn và điều tra cho thấy người dân sống trong và xung quanh sát Khu bảo tồn vẫn sống phụ thuộc nhiều vào rừng, vẫn còn sử dụng tài nguyên rừng một cách bất hợp pháp, các nguyên nhân chính dẫn đến biến động rừng được xác định như khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép, phá rừng canh tác nương rãy, khai thác củi và chăn thả gia súc.

Trên cơ sở thực tiễn, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn Thần Sa – Phượng Hoàng

5.2. Kiến nghị

Từ những kết luận trên chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:

- Cần có kế hoạch, dự án cụ thể để đánh giá mức độ tác động người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám trong đánh giá biến động rừng tại khu vực vùng lõi khu bảo tồn thần sa phượng hoàng, huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2017 2020 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)