Công tác bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám trong đánh giá biến động rừng tại khu vực vùng lõi khu bảo tồn thần sa phượng hoàng, huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2017 2020 (Trang 60)

- Để nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng tận gốc có sự tham gia của người dân, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng hợp đồng giao khoán với các hộ dân sống gần rừng bảo vệ rừng đặc dụng có sự kiểm tra, giám sát của lực lượng Kiểm lâm. Từ năm 2016 đến năm nay, Ban quản lý khu bảo tồn đã ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng tại địa bàn 7 xã và 01 thị trấn cho 51 hộ gia đình và 49 cộng đồng dân cư với tổng diện tích giao khoán là 14.297,21 ha. Việc khoán bảo vệ rừng đã đem lại hiệu quả rõ rệt, tạo công ăn việc làm cho người dân, khuyến khích, động viên người dân gắn bó với công tác bảo vệ rừng, các hộ dân và tổ chức được giao khoán đã nêu cao vai trò trách nhiệm, thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng, rừng giao khoán đã được bảo vệ và phát triển tốt.

- Xây dựng sơ đồ các điểm nóng có nguy cơ xảy ra về khai thác, tập kết, vận chuyển lâm sản trái phép. Các Trạm Kiểm lâm địa bàn xây dựng kế hoạch trình UBND xã phê duyệt tổ chức phối hợp truy quét trên rừng tận gốc, cán bộ Kiểm lâm được giao phụ trách tiểu khu, lô, khoảnh chủ động kiểm tra rừng.

- Từ năm 2016 đến năm nay, lực lượng Kiểm lâm khu bảo tồn tuần tra, kiểm tra rừng, phát hiện, lập biên bản dỡ bỏ, tiêu hủy: 67 lán trại lập trái phép trên rừng, tịch thu sung quỹ nhà nước 10 cưa xăng, 43 cạm bẫy bắt động vật hoang dã; phối hợp thu giữ 03 xung kích điện, 47 khẩu súng săn bàn giao cho Công an xã và Công an huyện Võ Nhai xử lý theo quy định của Pháp luật, lập biên bản tiêu hủy nhiều phương tiện, dụng cụ để khai thác khoáng sản trái phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám trong đánh giá biến động rừng tại khu vực vùng lõi khu bảo tồn thần sa phượng hoàng, huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2017 2020 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)