Khai thác gỗ trái phép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám trong đánh giá biến động rừng tại khu vực vùng lõi khu bảo tồn thần sa phượng hoàng, huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2017 2020 (Trang 50 - 53)

Có 4/50 hộ trả lời có lấy gỗ về làm nhà. Khai thác gỗ, củi trái phép tác động xấu tới tài nguyên rừng làm vỡ tầng tán rừng, rừng bị tàn phá, một số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Đồng thời làm mất đi môi trường sống của các loài động vật, phá vỡ cân bằng sinh thái. Người dân sống phụ thuộc vào rừng thì tài nguyên chính là gỗ với những mục đích khác nhau.

Hình 4.6. Gỗ bị khai thác trái phép tại Khu bảo tồn

Theo quy định trong Nghị định 117/2010/NĐ-CP thì trong khu BTTN được khai thác, thu dọn, làm vệ sinh những cây gỗ đã chết, cây gẫy đổ, thực vật rừng trong phân khu dịch vụ hành chính theo quy định của Nhà nước; được tận thu gỗ, củi, thực vật rừng trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, thực tế việc khai thác gỗ củi diễn ra tự phát trên khắp khu bảo tồn ở những nơi còn gỗ và có thể khai thác được.

Lợi nhuận từ việc khai thác lâm sản, đặc biệt là gỗ quý hiếm làm cho nhiều người bất chấp các hành vi vi phạm pháp luật để vào rừng khai thác trộm nhằm thu lợi bất chính. Xung quanh Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng có một số xưởng cưa xẻ gỗ hoạt động, lượng lâm sản chế biến của các xưởng cưa này một phần là do khai thác gỗ lậu từ Khu BTTN. Trong khi đó, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương chưa có giải pháp kiểm tra, ngăn chặn hiệu quả việc chế biến gỗ khai thác lậu từ rừng của Khu BTTN

Thần Sa - Phượng Hoàng. Hiện nay, sản phẩm gỗ được thị trường ưa chuộng và có nhu cầu khá cao là gỗ Nghiến, Trai lý,… và hiện trong Khu bảo tồn vẫn còn những loại gỗ này, chính vì vậy đây là một nguy cơ để người dân tác động vào rừng.

Ban quản lý Khu bảo tồn đã phối hợp với UBND các xã thống kê các loại phương tiện giao thông cải hoán: ô tô, công nông, xe máy, cưa lốc, cưa máy đã và sẽ được các đối tượng sử dụng vào việc khai thác và vận chuyển gỗ trái phép. Những phương tiện trên các đối tượng thường xuyên sử dụng vào việc vận chuyển, khai thác gỗ trái phép trên địa bàn các xã thuộc Khu bảo tồn, sau khi kê khai, Ban quản lý khu bảo tồn đã có báo cáo và tham mưu UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ các loại phương tiện này đồng thời giao cho Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Thần Sa - Phượng Hoàng, Công an huyện Võ Nhai và UBND 6 xã trong Khu bảo tồn ký cam kết không sử dụng các phương tiện cải hoán vận chuyển lâm sản trái phép, không sử dụng các loại cưa lốc, cưa máy mang vào rừng để khai thác trái phép lâm sản, nếu vi phạm phải kiên quyết bắt giữ, xử lý theo quy định của Pháp luật.

Người dân sống gần rừng, điều kiện đường sá đi lại khó khăn, vì vậy vật liệu chính để làm nhà là gỗ từ rừng, trước đây khi nguồn gỗ trên rừng còn nhiều người dân thường khai thác các loại gỗ quý như: Nghiến, Đinh, Trai, Sến, Táu,... về để làm nhà. Tuy nhiên, hiện nay do các loại gỗ quý còn rất ít nên các loại gỗ khác cũng được khai thác như: Xoan, Giổi, Trám, Kháo,... Mục đích khai thác là để làm nhà ở hoặc bán cho các đầu nậu lấy tiền trang trải cuộc sống.

Như vậy, có thể khẳng định được rằng việc khai thác gỗ trái phép đã đe dọa trực tiếp đến nguồn tài nguyên cây gỗ, phá hoại nhiều sinh cảnh sống của nhiều loại động thực vật khác, làm ảnh hưởng lớn đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Khu bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám trong đánh giá biến động rừng tại khu vực vùng lõi khu bảo tồn thần sa phượng hoàng, huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2017 2020 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)