Hoạt động quản lý rừng tại khu bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám trong đánh giá biến động rừng tại khu vực vùng lõi khu bảo tồn thần sa phượng hoàng, huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2017 2020 (Trang 57 - 59)

a. Cơ cấu tổ chức ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng

Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng hiện nay được biên chế cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng tổng số 37 cán bộ. Trình độ của cán bộ công nhân viên chức thuộc Ban: 33 người, Thạc sỹ: 03 người; Đại học: 31 người; Cao đẳng và Trung cấp: 03 người.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Khu bảo tồn gồm: Lãnh đạo: 01 Trưởng ban kiêm Hạt trưởng; 01 Phó trưởng ban phụ trách công tác phát triển rừng; 01 Phó Hạt trưởng phụ trách công tác bảo vệ rừng; 04 bộ phận chuyên môn nghiệp vụ (Bộ phận hành chính, bộ phận kế hoạch - kỹ thuật, bộ phận nghiên cứu, bộ phận pháp chế); 06 tổ trạm bảo vệ rừng đặt ở 6 địa điểm trực thuộc các xã của ban.

Hình 4.10. Sơ đồ tổ chức bộ máy BQL khu BTTN Thần Sa – Phượng Hoàng Ban quản lý rừng đặng dụng Bộ phận hành chính chính Bộ phận Kế hoạch - Tài chính Bộ phận Nghiên cứu khoa

học

Bộ phận Pháp chế

b. Thuận lợi

- Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Thái Nguyên thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, động viên lực lượng Kiểm lâm Khu bảo tồn thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Tập thể lãnh đạo, cán bộ chiến sỹ trong đơn vị đoàn kết, đồng lòng quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm minh các đối tượng xâm hại tài nguyên rừng, vi phạm Luật BV&PTR.

- Có sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng với các cơ quan chức năng của tỉnh, của huyện và cấp ủy, chính quyền địa phương các xã trong Khu bảo tồn,

c. Khó khăn

- Tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép tại các khu vực rừng đặc dụng giáp ranh với tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng Sơn vẫn có nguy cơ xảy ra. - Do tập quán làm nhà sàn bằng gỗ, người dân vẫn còn lén lút lên rừng khai thác gỗ về làm nhà, sửa nhà, việc xử lý còn gặp khó khăn do liên quan đến vấn đề an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ chính sách.

- Các đối tượng vận chuyển lâm sản trái phép khi bị bắt giữ thì liều lĩnh chống đối gây khó khăn và nguy hiểm cho cán bộ Kiểm lâm thi hành công vụ. - Kinh phí nhà nước đầu tư cho công tác bảo tồn còn hạn chế, các nghiên cứu khoa học về khu bảo tồn còn ít chưa được quan tâm thích đáng.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, BTTN chưa được truyền tải sâu rộng, thường xuyên đến các tầng lớp nhân dân tại các xóm, bản.

- Lực lượng Kiểm lâm làm công tác quản lý bảo vệ rừng trong khu bảo tồn còn ít, một số cán bộ bất đồng ngôn ngữ.

- Phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát lâm sản, chống chặt phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác.

- Tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép tại các khu vực rừng giáp ranh với tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng Sơn vẫn có nguy cơ xảy ra.

- Các đối tượng vận chuyển lâm sản trái phép khi bị bắt giữ thì liều lĩnh chống đối gây khó khăn và nguy hiểm cho cán bộ Kiểm lâm thi hành công vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám trong đánh giá biến động rừng tại khu vực vùng lõi khu bảo tồn thần sa phượng hoàng, huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2017 2020 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)