Giải pháp về khoa học công nghệ và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám trong đánh giá biến động rừng tại khu vực vùng lõi khu bảo tồn thần sa phượng hoàng, huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2017 2020 (Trang 61)

- Phối hợp với các cơ quan, đề xuất Sở NN&PTNT, UBND tỉnh và Trung ương đầu tư về khoa học công nghệ hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại vùng lõi của khu bảo tồn nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái, mặt khác còn có tác dụng làm tăng thêm khả năng thấm nước và giữ nước, ngăn dòng chảy, chống xói mòn cho đất rừng, tăng độ che phủ và nâng cao giá trị bảo tồn của các khu rừng đặc dụng, động viên nhân dân địa phương tham gia tích cực vào công cuộc bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Sử dụng nhân lực sẵn có tại địa bàn các xã giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng, phối hợp với các cơ quan chức năng chuyên môn có kế hoạch đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ cho người lao động ở từng lĩnh vực, từng khâu trong công việc.

- Xác định các nhu cầu cần thiết, khả năng về vốn, lao động của cộng đồng dân cư vùng đệm, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế bền vững để triển khai.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế trong vùng đệm để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng có hiệu quả lâu bền.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau thời gian thực tập và nghiên cứu, nay đề tài của tôi đã hoàn thành, xin có những kết luận chủ yếu sau:

Kết quả bản đồ phân bố diện tích năm 2017 có độ chính xác bản đồ đạt 95.92%. Chỉ số NDVI có giá trị nằm trong khoảng từ -0.4716 đến 0.8398. Kết quả bản đồ có độ chính xác bản đồ đạt 95,92%, giá trị NDVI cho đối tượng đất không có rừng NDVI < 0,6 trong khi đó đối tượng đất có rừng có giá trị NDVI >0,6. Diện tích có rừng là 17800,88 ha chiếm 94.36% và diện tích không có rừng là 1063,41 ha chiếm 5,64%.

Kết quả bản đồ phân bố diện tích năm 2020 có độ chính xác bản đồ đạt 89,02%. Chỉ số NDVI có giá trị nằm trong khoảng từ -0,6791 đến 0,9449. Kết quả bản đồ có độ chính xác bản đồ đạt 89,02%, giá trị NDVI cho đối tượng đất không có rừng NDVI < 0,59 trong khi đó đối tượng đất có rừng có giá trị NDVI >0,59. Diện tích có rừng là 17636,29ha chiếm 93,49% và diện tích không có rừng là 1228 ha chiếm 6.51%.

Qua phân tích biến động diện tích rừng giữa 2 năm 2017 và 2020, tổng diện tích rừng giảm 164,25 ha. Trong đó diện tích rừng bị chuyển đổi thành diện tích không rừng là 817.75 ha, diện tích không có rừng chuyển thành có rừng là 652,91ha.

Qua phỏng vấn và điều tra cho thấy người dân sống trong và xung quanh sát Khu bảo tồn vẫn sống phụ thuộc nhiều vào rừng, vẫn còn sử dụng tài nguyên rừng một cách bất hợp pháp, các nguyên nhân chính dẫn đến biến động rừng được xác định như khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép, phá rừng canh tác nương rãy, khai thác củi và chăn thả gia súc.

Trên cơ sở thực tiễn, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn Thần Sa – Phượng Hoàng

5.2. Kiến nghị

Từ những kết luận trên chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:

- Cần có kế hoạch, dự án cụ thể để đánh giá mức độ tác động người dân đến ku bảo tồn. Cần xác định được cơ chế chia sẻ lợi ích rõ ràng với người dân trong sử dụng tài nguyên rừng. Phải có quy hoạch cụ thể với các chính sách khuyến khích thu hút người dân trên địa bàn tham gia tích cực vào quản lý bảo vệ rừng.

- Cần đưa ra khỏi quy hoạch rừng đặc dụng những diện tích đất ở, ruộng, vườn, nương rẫy cố định của người dân tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ rừng đặc dụng trong khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa-Phượng Hoàng và sản xuất phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của người dân.

- Hiện Ban quản lý đang thiếu cán bộ chuyên trách, cần bổ sung biên chế cho Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học.

- Do đề tài chỉ nghiên cứu và phân loại ảnh vệ tinh thành 2 loại đối tượng là đất có rừng và không có rừng, tuy nhiên để chi tiết hơn những nghiên cứu tiếp theo có thể phân loại với các đối tượng như: đất có rừng, đất nông nghiệp, mặt nước, nương rãy...

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trần Quang Bảo, Lê Sỹ Doanh, Hoàng Thị Hồng (1-2018), Sử dụng ảnh Google Earth để xây dựng bản độ hiện trạng rừng và đánh giá biến động rừng tại công ty Lâm nghiệp La Ngà, tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 1:79-88.

2. Lê Thanh Bình (2010), Tích hợp GIS và ảnh viễn thám hỗ trợ quản lý vùng ven biến Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Thái Nguyên. 3. Hà Văn Hải (2002), Giáo trình phương pháp viễn thám, Đại học Mỏ địa

chất, Hà Nội.

4. Lê Thị Thu Hà (2016), Nghiên cứu biến động sử dụng đất trong mối quan hệ với một số yếu tố nhân khẩu học thuộc khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định năm 2016, Luận án Tiến sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

5. Trần Thu Hà, Phùng Minh Tám, Phạm Thanh Quế, Lê Thị Giang. ‘’Ứng Dụng GIS và viễn thám trong giám sát biến động diện tích rừng huyện Cao Phong- tỉnh Hòa Bình’’. Báo Kinh tế và chính sách.

6. Bảo Huy (2009), GIS và viễn thám trong quản lí rừng và môi trường, nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 59-61.

7. Nguyễn Hải Hòa, Nguyễn Văn Quốc (2017), Sử dụng ảnh viễn thám Landsat và GIS xây dựng bản đồ biến động diện tích rừng tại vùng đệm Vườn Quốc Gia Xuân Sơn. Tạp chí Khoa học và Lâm nghiệp, 3, 46-56 8. Nguyễn Đình Lương (1997). Kỹ thuật viễn thám và hệ thống thông tin địa

lý trong vấn đề đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam. Tuyển tập báo cáo tại hội thảo lần thứ nhất về đánh giá tác động môi trường, Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Ngọc Thạch (2005), Cơ sở viễn thám, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Văn Trung (2010), Viễn Thám, NXB Đại học Quốc Gia TPHCM

11. Nguyễn Xuân Đài (2002), Giáo trình Cơ sở viễn thám, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Phùng Văn Khoa (2013), Giáo trình Ứng dụng công nghệ không gian địa lý trong quản lý tài nguyên và môi trường lưu vực, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Vũ Thị Thìn, Phạm Văn Duẩn, Nguyễn Văn Thị, Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Hữu Văn (2015). Nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý ảnh Landsat 8 trong ArcGIS. Tạp chí khoa học và công nghệ Lâm nghiệp số 1, Trường Đại học Lâm nghiệp.

14. Trần Thị Thơm, Phạm Thanh Quế (2014), sử dụng tư liệu viễn thám và GIS thành lập bản đồ lớp phủ rừng tỷ lệ 1/10.000. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 4, 161-168

Tài liệu tiếng anh

15. Anwar sajjad, Umar wahab, Saquib Ali, Ashfaq Ali, Ahmad Hussain, Syed Adnan, Zahoor Ahmad (2015). ‘’ Application of Remote Sensing and GIS in Forest Cover Change in Tehsil Barawal, District Dir, Pakistan’’ in American Journal of Plant Sciences 06(09): 1501-1508. 16. Akike and samata (2016), ‘’Land Use/Land Cover and Forest Canopy

Density Monitoring of Wafi-Golpu Project Area, Papua New Guinea’’. Journal of Geoscience and Environment Protection, 4, 1-14.

18. Bagalwa, J Gm Majaliwa, F.Kansiime, S. Bashwira, M. Tenywa, K. Karume & E. Adipala. ‘’ The impact of land use on water quality of the

Lwiro River, Democratic Republic of Congo, Central Africa’’ in African

Journal of Aquatic Science 31(1): 137-143

19. Devendra Kumar (2011), “Monitoring forest cover changes using sensing and GIS”,Research Journal of Environmental Sciences, 5,pp.105-123.

20. Ding Yuan et al (1998). Survey of multispctral methods for land cover change analysis, Remote sensing change detection: environmental monitoring methods and applications, Ann Arbor press.

21. Fox J, Krummel J, Yarnasarn S, Ekasingh M, Podger N., 1995, Land Use and Lanscape Dynamics on Northern Thailand: Assessing Change in Three Upland Watersheds. Ambio 24:328-334.

22. Leisz, Stephen J., Dao Minh Truong, and Le Tran Chan, Le Trong Hai, 2001, Land–cover and land–use. In Le Trong Cuc and A. Terry Rambo, eds.,BrightPeaks,DarkValleys: A comparative analysis of environmental and social conditions and development trends in five communities inVietnam’s northern mountain region. pp. 85-122.Hanoi: National Political Publishing House.

23. Lilesand T.M., Kiefer R.W (1994). Remote sensing and image interpretation, John Wiley and Sons.

24. Nguyen Manh Cuong, 1999, Information Technologies for ForestManagement in Vietnam.Workshop Proceedings: Application of Resource Information Technologies GIS/GPS/RS) in Forest Land & Resources Management. October 18 – 20, 1999, Hanoi, Vietnam.

25. Oliver Fernando Gomez, 1999: Change Detection of Vegetation Using Landsat Imagery.

26. Sikor, Thomas and Dao Minh Truong, 2004, Change in Land Use in Black Thai villages in Response to Changes in the National Land Management Policies. In Furukawa Hisao, et al., eds, Ecological Destruction Health, and Development,KyotoUniversity Press.

27. Steven E Franklin (2001), “Remote Sensing for Sustainable ForestManagement”, CRCPress, NewYork.

28. Tucker, C. J., 1979: Red and near-infrared linear combinations for monitoring vegetation. Rem. Sens. Env

29. Tarulata Shapla, Jonggeol Park, Chiharu Hongo, Hiroaki Kuze (2015). ‘ Agricultural Land Cover Change in Gazipur, Bangladesh, in Relation to Local Economy Studied Using Landsat Images’’. Advances in Remote Sensing 04(03): 214-223.

30. Vu Hoai Minh and Dr. Hans Warfvinge (2002), Issues in management of natural Forests by Households and Local Communites of the Three Provinces in Viet Nam: Hoa Binh, Nghe An, Thua Thien Hue, Published by Asia Forest Network, Santa Barbara, California USA.

PHỤ LỤC

PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH

Tên người trả lời:... Nam/Nữ Loại hộ:... Địa chỉ: xã ………., Huyện: Võ Nhai, Tỉnh: Thái Nguyên Ngày phỏng vấn:………... 1. Gia đình Ông/Bà có bao nhiêu người:... (Tuổi <18:... người, tuổi từ 18 đến 55:... người, tuổi >55:... người)

1. Thành phần dân tộc: ……… 2. Tôn giáo:... 3. Gia đình Ông/Bà sống ở đây được bao nhiêu năm? ……….. 4. Ông/Bà chuyển từ đâu đến và năm nào?

... 5. Tại sao Ông/Bà lại di chuyển tới vùng đất này?... 6. Xin Ông/Bà cho biết đất canh tác hiện tại của gia đình?

Loại đất Diện tích (m2) Đất lúa nước: Đất trồng màu: Đất vườn hộ: Đất lâm nghiệp: Đất ao cá: Đất khác:

7. Gia đình Ông/Bà có cây lượng thực cây công nghiệp trên đất lâm nghiệp?

……… Nếu có, diện tích trồng các cây là bao nhiêu m2?... 8. Gia đình Ông/Bà có trồng các loại cây ăn quả nào trên đất lâm nghiệp?

………

9. Gia đình Ông/Bà có trồng các loại cây lâm nghiệp nào trên đất lâm nghiệp? ...

Nếu có, diện tích trồng các cây là bao nhiêu?...

...

10. Do nhu cầu Ông/Bà có lấy gỗ trong rừng thuộc khu bảo tồn? Gia đình Ông/Bà lấy gỗ mấy lần/năm: Gia đình Ông/Bà lấy gỗ bao nhiêu kg/lần: ………..

11. Gia đình Ông/Bà có chăn thả gia súc trong rừng?...

12. Gia đình Ông/bà có làm nương rẫy? ……….

+ Diện tích nương rẫy là bao nhiêu?...

+ Gia đình Ông/Bà có đốt rừng làm nương rẫy? ……….

+ Gia đình Ông/Bà đốt nương làm rẫy mấy lần/năm?...

+ Mục đích đốt nương làm rẫy của ông bà để trồng cây gì? 13. Đã bao giờ có ai đó đốt nương làm rẫy hay đốt ong gây ra cháy rừng chưa? ……….

14. Gia đình ông/bà có được hỗ trợ từ các chương trình dự án về lâm nghiệp chưa? Nếu có xin cho biết rõ tên dự án nhận hỗ trợ:……….

15. Theo Ông/Bà thì chương trình, dự án có phù hợp với gia đình không?...

16. Xin Ông/Bà cho biết các thể chế (luật lệ, hương ước tục lệ) nào của cộng đồng liên quan đến sự tác động vào nguồn tài nguyên rừng hay cơ chế chia sẻ lợi ích? ……….

17. Xin Ông/Bà cho biết ý kiến về các vấn đề sau?... Nhận thức Đánh dấu x vào 1 trong 3 ô dưới đây

Đồng ý Không đồng ý Không biết

Nhận thức Đánh dấu x vào 1 trong

3 ô dưới đây Đồng ý Không đồng ý Không biết I - Hiểu biết về tác động của cộng đồng tới tài nguyên

rừng

1, Nếu có thu nhập khác ổn định, bảo đảm cuộc sống thì người dân sẽ không tác động vào rừng và đất rừng. 2, Các sản phẩm từ rừng ngày càng hiếm do khai thác quá mức trong nhiều năm.

3, Đốt nương làm rẫy, đốt ong có thể gây cháy rừng. 4, Sử dụng đất rừng trồng sắn, Ngô... làm đất ngày càng bạc màu, xói mòn.

5, Chăn thả gia súc làm gẫy cành cây và chết cây con. 6, Các loại phế thải từ SX nông nghiệp khó phân hủy trên đất rừng làm giảm độ màu mỡ của đất.

7. Khi canh tác Nông nghiệp trên đất rừng làm độ màu mỡ của đất rừng

8. Rừng cung cấp các dịch vụ sinh thái như: nguồn nước, không khí trong lành, nơi trú ẩn của các loài động thực vật…

II - Hiểu biết về chính sách sử dụng tài nguyên

1, Gia đình đã nhận được thông tin về chính sách giao khoán đất rừng cho các hộ gia đình từ (Hạt kiểm lâm/chính quyền địa phương)?

2. Chính sách giao đất giao rừng (vùng lõi và đệm) được thực thi năm nào?

3. Sau khi chính sách giao đất giao rừng được thực hiện thì rừng được bảo vệ tốt hơn?

4. Hiện nay cơ chế chia sẻ lợi ích cho người nhận đất giao khoán là hợp lý.

18. Ông/Bà có ý kiến gì về vấn đề sử dụng tài nguyên rừng? (mong muốn, khuyến nghị, khó khăn, thuận lợi, trách nhiệm của hộ gia đình, của UBND xã....)?

……….…… ……….…… ……….……

Người phỏng vấn Người được phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám trong đánh giá biến động rừng tại khu vực vùng lõi khu bảo tồn thần sa phượng hoàng, huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2017 2020 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)