ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê tại huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 32)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀTHỰC TIỄN

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đất trồng cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - Các hộ gia đình, cá nhân trồng cà phê

- Các chính sách và văn bản pháp lý liên quan đến phát triển cây cà phê tại Việt Nam

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Số liệu được thu thập, tổng hợp đánh giá từ năm 2016-2019

- Không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại 03 xã: Cư Dilê Mnông, Ea M’nang và Ea Kuêh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

Xã Cư Dliê Mnông có diện tích đất trồng cà phê chiếm 80,58% đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất trong ba xã nghiên cứu, là tiểu vùng có diện tích thuộc nhóm đất đỏ vàng.

Xã Ea M’nang có diện tích đất trồng cà phê chiếm 32,47% đất sản xuất nông nghiệp là tiểu vùng có diện tích thuộc nhóm đất đen.

Xã Ea Kuêh có diện tích đất trồng cà phê chiếm 21,83% đất sản xuất nông nghiệp nhỏ nhất trong ba xã nghiên cứu, là tiểu vùng có diện tích thuộc nhóm đất xám.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. - Thực trạng sử dụng đất trồng cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thứ cấp từ các Niên giám thống kê cấp huyện, các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội và các báo cáo liên quan khác tại các cơ quan như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Lao động-Thương binh xã hội huyện, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, Chi cục thống kê huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, UBND các xã, thị trấn nằm trên địa bàn nghiên cứu.

- Số liệu sơ cấp: Tiến hành khảo sát thực địa, điều tra có sự tham gia của người dân theo câu hỏi chuẩn bị sẵn, tổ chức thảo luận nhóm. Đề tài chọn hộ điều tra được tiến hành chọn ngẫu nhiên của 03 xã Cư Dilê M’nông, Ea M’nang và Ea Kuêh để chọn 30 hộ ở mỗi xã. Các hộ được chọn điều tra phải có diện tích đất trồng cà phê từ 2 ha trở lên và cà phê đang cho thu hoạch. Tổng số hộ điều tra phục vụ nghiên cứu của đề tài là 90 hộ (3 xã), các thông tin điều tra được thể hiện trong phiếu điều tra nông hộ tại phụ lục 2.

2.3.2. Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng đất

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tổ thành nhiều loại khác nhau: các khoản chi phí, tình hình tiêu thụ... Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu:

* Hiệu quả kinh tế:

Đối với đất trồng cà phê thường với chu kỳ kinh doanh nhiều năm, tùy theo đặc điểm sinh trưởng và phát triển của mỗi loại cây trồng mà chu kỳ từ khi bắt đầu trồng đến thu hoạch là khác nhau. Do đó, để đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cà phê đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:

- Giá trị sản xuất (GTSX): Là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ sử dụng đất (thường một năm, tính cho từng cây trồng và có thể tính cho cả công thức luân canh hay hệ thống sử dụng đất). Trong đề tài, tính giá trị sản xuất trung bình cho chu kỳ kinh doanh của cây cà phê là 15 năm.

- Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ chi phí vật chất quy ra tiền sử dụng trực tiếp cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ, nhiên liệu, nguyên liệu,…). Tính tổng chi phí 3 năm kiến thiết cơ bản và chi phí của thời kỳ kinh doanh là 15 năm, sau đó tính mức chi trung bình cho từng năm.

- Giá trị gia tăng (GTGT): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

- Chỉ tiêu tỷ số lợi ích - chi phí (BCR-Benefit/cost ratio): Chỉ tiêu BCR phản ánh tính hiệu quả kinh tế đầu tư tính theo số tương đối. Phản ánh tính hiệu quả kinh tế của một đồng vốn đầu tư bình quân trong quá trình đầu tư. Do đó, BCR là chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả kinh tế đầu tư về mặt chất lượng cho biết được mức độ thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.

Chỉ tiêu này cho phép so sánh và lựa chọn các phương án có quy mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án nào có BCR lớn thì được lựa chọn.

Công thức như sau:

Đối với việc sử dụng chỉ tiêu BCR trong đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất trông cây lâu năm cho phép ta nhận định như sau:

& BCR > 1 có nghĩa là dự án đầu tư có tổng thu nhập đã chiết khấu > tổng chi phí đã chiết khấu, phương án đầu tư có lãi và chấp nhận tốt.

& BCR < 1 phương án đầu tư bị thua lỗ và không chấp nhận được, bởi vì tổng thu nhập đã chiết khấu nhỏ hơn tổng chi phí đã chiết khấu.

& BCR = 1 tổng thu nhập đã chiết khấu bằng tổng chi phí đã chiết khấu, dự án có lãi thông thường bằng lãi suất thanh toán.

- Hiệu quả kinh tế tính trên ngày công lao động thực chất là đánh giá kết quả lao động sống cho từng loại hình sử dụng đất và từng loại cây trồng, để so sánh chi phí cơ hội của từng người lao động. GTNC = GTGT/LĐ.

- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG, GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

- Chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời gian hiện hành, định tính (giá trị tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt được mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng nhỏ.

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng bằng tiền theo thời gian, giá hiện hành năm 2019. Các chỉ tiêu đạt giá trị càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

Trên cơ sở tình hình thực tế tại huyện Cư M’gar nghiên cứu đã xây dựng bảng phân cấp về các hiệu quả như sau:

Bảng 2.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT cà phê

STT Chỉ tiêu ĐVT

Phân cấp hiệu quả Cao Trung

bình Thấp

Thang đánh giá *** ** *

1 Tổng GTSX Triệu đ/

ha/năm > 300 150-300 < 150 2 Giá trị gia tăng Triệu đ/

ha/năm > 150 100-150 < 100 3 Hiệu quả kinh

tế/nghìn đồng chi phí Nghìn đồng > 3 2-3 < 2 4 Giá trị ngày công LĐ nghìn đồng > 400 200-400 < 200

Tổng hợp mức đánh giá (*) của 3 chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế cho mỗi LUT gồm: LUT đạt hiệu quả cao  10*, LUT đạt hiệu quả trung bình từ 5 đến < 10* và LUT đạt hiệu quả thấp < 5*.

* Hiệu quả xã hội: Chỉ tiêu về mặt xã hội là một chỉ tiêu khó định lượng được, trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:

- Mức độ chấp nhận của nông hộ dựa trên diện tích mà nông hộ mong muốn tăng lên, ổn định hoặc giảm xuống đối với mỗi loại sử dụng đất trồng cà phê khi điều tra.

- Khả năng thu hút lao động giải quyết việc làm, giá trị ngày công lao động của mỗi loại hình sử dụng đất cà phê.

- Gia tăng sản phẩm cho xã hội thể hiện sự đa dạng hóa sản phẩm trên cùng một đơn vị diện tích, là chỉ tiêu có ý nghĩa vì giảm rủi ro cho người sản xuất. Gia tăng sản phẩm cho xã hội được tính dựa trên số loại sản phẩm có được trên cùng một đơn vị diện tích đất. Trong nghiên cứu đưa ra 3 mức độ đánh giá như sau:

Bảng 2.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa xã hội của các LUT cà phê

STT Chỉ tiêu ĐVT

Phân cấp hiệu quả Cao Trung

bình Thấp

Thang đánh giá *** ** *

1 Mức độ chấp nhận

của nông hộ Diện tích Mở rộng Ổn định Giảm 2 Khả năng thu hút

lao động Số ngày công >300 200-299 <200 3 Gia tăng sản phẩm

cho xã hội Số sản phẩm 2 1 -

Tổng hợp mức đánh giá (*) của 3 chỉ tiêu xác định hiệu quả xã hội cho mỗi LUT gồm: LUT đạt hiệu quả cao  8*, LUT đạt hiệu quả trung bình từ 5 đến < 8* và LUT đạt hiệu quả thấp < 5*.

* Hiệu quả môi trường:

Đánh giá hiệu quả môi trường dựa trên các tiêu chí như lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho cây trồng, số lần tưới nước trong năm của từng loại hình sử dụng đất, mức độ đa dạng hóa cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích đất, khả năng thích ứng với những thay đổi của thời tiết, khí hậu của mỗi loại sử dụng đất trồng cà phê, khả năng che phủ đất.

- Đánh giá lượng thuốc bảo vệ thực vật của từng loại sử dụng đất cà phê so với định mức quy định trong Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk.

- Số lần tưới nước trong năm của từng loại sử dụng đất cà phê so với định mức quy định trong Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk.

- Mức độ đa dạng hóa cây trồng thể hiện số loại cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích đất. Chỉ tiêu này có ý nghĩa đối với việc giảm thiểu xói mòn và bảo vệ nguồn nước (đặc biệt là những khu vực đất dốc).

- Khả năng thích ứng với những thay đổi của thời tiết, khí hậu của mỗi loại sử dụng đất cà phê thể hiện ở khả năng che bóng, chắn gió, điều hòa nhiệt độ và độ ẩm,… của cây trồng xen cho cây cà phê. Chỉ tiêu này có ý nghĩa đối với việc lựa chọn loại sử dụng đấttrong điều kiện yếu tố môi trường khí hậu bị biến đổi.

- Khả năng che phủ đất của mỗi loại sử dụng đất cà phê thể hiện ở khả năng che bóng, chắn gió, giảm thiểu xói mòn và bảo vệ nguồn nước. Chỉ tiêu này có ý nghĩa chống xói mòn đất, hạn chế bốc hơi bề mặt, giữ ẩm cho đất.

Bảng 2.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa môi trường của các LUT cà phê

STT Chỉ tiêu ĐVT

Phân cấp hiệu quả Cao Trung bình Thấp Thang đánh giá *** ** * 1 Lượng thuốc BVTV (số lần so với định mức) Lần  1 Từ >1 đến  2 > 2

2 Số lần tưới nước trong năm

(số lần so với định mức) Lần  1,4

Từ >1,4 đến

 2 > 2 3 Mức độ đa dạng hóa cây

trồng (loại cây)

Số loại

cây trồng > 2 1 -

4

Khả năng thích ứng với những thay đổi của thời tiết, khí hậu Thích ứng Thích ứng cao Thích ứng TB Thích ứng thấp 5 Khả năng che phủ đất % > 80 70-80 < 70

Tổng hợp mức đánh giá (*) của 3 chỉ tiêu xác định hiệu quả xã hội cho mỗi LUT gồm: LUT đạt hiệu quả cao > 10*, LUT đạt hiệu quả trung bình từ 8 đến  10* và LUT đạt hiệu quả thấp < 8*.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê so sánh

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tổ thành nhiều loại khác nhau. Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu: số bình quân, phân tích so sánh để biết được sự biến động qua các năm để rút ra kết luận.

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm EXCEL. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu, bản đồ và biểu đồ.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Cư M’gar là một trong những huyện nằm ở trung tâm của tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma thuột 18 km về phía Bắc. Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ 12o42'06” đến 13o04'20” vĩ độ Bắc và từ 107o55'12” đến 108o13'08” kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:

Phía Đông giáp huyện Krông Búk và thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.

Phía Nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk. Phía Bắc giáp với huyện Ea H’Leo và huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.

nh 3.1. Sơ đồ bản đồ hành chính huyện Cư M’gar

Huyện có 17 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 15 xã và 2 thị trấn. Huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thành phố Buôn Ma Thuột thông qua đường Tỉnh lộ 8 nối liền thành phố Buôn Ma Thuột - Cư M’gar - thị xã Buôn Hồ. Phía Đông Nam của huyện có tuyến Quốc lộ 14 đi qua. Trung tâm huyện nằm cách sân bay thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 28 Km. Vì vậy vị trí địa lý của huyện có lợi thế về nhiều mặt để mở rộng giao lưu văn hóa, quan hệ phát triển kinh tế - xã hội đối với thành phố Buôn Ma Thuột, các huyện trong tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, duyên hải Miền trung.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Huyện Cư M’gar nằm trên cao nguyên Buôn Ma Thuột nên nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Đông sang Tây. Nhiều nơi mạng lưới sông, suối chia cắt bề mặt thành nhiều đồi dốc thoải, mức độ chia cắt bình quân khoảng 7,5 km/km2. Độ cao trung bình của huyện từ 300 m đến 800 m so với mặt nước biển và có 5 cấp độ dốc (Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung, 2005).

Bảng 3.1. Thống kê diện tích tự nhiên theo độ dốc huyện Cư M’gar

Cấp độ dốc Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 0 – 3o 9.342,68 11,33 > 3 – 8o 36.346,57 44,08 > 8 – 15o 12.375,45 15,01 > 15 – 20o 19.407,13 23,54 > 20 – 25o 4.978,31 6,04 Tổng 82.450,14 100,00

“Nguồn: Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung, 2005”

Địa hình của huyện được chia thành các dạng chính như sau:

- Dạng địa hình đồi lượn sóng: diện tích 48.722,02 ha, chiếm 59,09% diện tích tự nhiên. Địa hình bị chia cắt từ nhẹ đến trung bình, có dạng dốc thoải, có nơi tương đối bằng phẳng xen kẹp giữa các dãy núi. Độ dốc chủ yếu từ >30 – 150. Đất đai phân bố trên dạng địa hình này chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá bazan và đất đen có tầng canh tác khá dày thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Các loại đất này hầu như đã được khai thác triệt để cho phát triển sản xuất nông nghiệp, chủ yếu cho các loại cây công nghiệp có giá trị như cà phê, cao su, các loại ngô, đậu, đỗ và bông vải.

- Dạng địa hình thung lũng hẹp: có diện tích 9.342,68 ha, chiếm 11,33% diện tích tự nhiên, chủ yếu phân bố dọc theo các nhánh sông, suối, độ dốc từ 0 – 3o. Đất trên địa hình này được cấu tạo bởi các sản phẩm bồi tụ, thường bị úng ngập vào mùa mưa. Đây là dạng địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, hầu hết đã được khai thác trồng lúa nước, rau màu và các loại cây ngắn ngày khác.

- Địa hình đồi núi, dốc: diện tích 24.385,43 ha, chiếm 29,58% diện tích tự nhiên, phân bổ tập trung chủ yếu ở phía Bắc, giáp với khu vực bán bình nguyên Ea Súp, và một phần nhỏ tại rìa phía Tây và phía Đông của huyện, độ dốc từ >150 – 250. Đất hình thành trên dạng địa hình này có tầng canh tác mỏng, thảm thực vật chủ yếu là rừng tự nhiên tập trung với chủng loại rừng cây lá rộng, tuy nhiên vài năm trở lại đây do khai phá mở rộng đất canh tác nên diện tích rừng bị giảm khá nhiều.

Mặc dù là huyện miền núi nhưng diện tích đất có độ dốc từ 30 đến 150 chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê tại huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)