Hiệu quả sử dụng đất trồng càphê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê tại huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 67)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀTHỰC TIỄN

3.3.2. Hiệu quả sử dụng đất trồng càphê

3.3.2.1. Hiệu quả kinh tế

Đối với đất trồng cà phê thường với chu kỳ kinh doanh nhiều năm, tùy theo đặc điểm sinh trưởng và phát triển của mỗi loại cây trồng mà chu kỳ từ khi bắt đầu trồng đến thu hoạch là khác nhau. Do đó, để đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cà phê đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế là cơ sở để lựa chọn các loại hình sử dụng đất đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó đánh giá được hiệu quả sản xuất giữa ngành nông nghiệp với các ngành khác.

Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế ở các nông hộ “được nêu trong bảng 3.10”.

Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của cây cà phê tại các tiểu vùng nghiên cứu

Các LUT theo tiểu vùng nghiên

cứu

Tính trên 1 ha Tính trên 1 công lao động GTSX (1000 đ) CPTG (1000 đ) GTGT (1000 đ) BCR (lần) (công) GTSX (1000 đ) GTNC (1000 đ) Tiểu vùng 1 (xã Cư Dliê M’nông)

LUT cà phê thuần 131.693,33 97.456,00 34.237,33 0,35 200 658,91 171,30 LUT cà phê xen tiêu 173.360,00 130.161,33 43.198,67 0,33 253 685,04 170,70 LUT cà phê xen bơ 308.733,33 136.105,33 172.628,00 1,27 323 955,83 534,45 LUT cà phê xen

sầu riêng 497.273,33 156.815,67 340.457,67 2,17 400 1.243,39 851,29

TB 277.765,00 130.134,58 147.630,42 1,13 294 944,89 502,20 Tiểu vùng 2 (xã Ea M’nang)

LUT cà phê thuần 130.106,67 98.153,33 31.953,33 0,33 205 635,70 156,12 LUT cà phê xen tiêu 169.560,00 130.394,67 39.165,33 0,30 254 667,21 154,11 LUT cà phê xen bơ 300.573,33 135.318,00 165.255,33 1,22 320 940,66 517,18 LUT cà phê xen

sầu riêng 491.460,00 172.248,33 319.211,67 1,85 401 1.225,18 795,77

TB 272.925,00 134.028,58 138.896,42 1,04 295 925,59 471,05 Tiểu vùng 3 (xã Ea Kuêh)

LUT cà phê thuần 130.786,67 98.801,33 31.985,33 0,32 205 637,15 155,82 LUT cà phê xen tiêu 169.540,00 130.730,67 38.809,33 0,30 253 669,24 153,19 LUT cà phê xen bơ 302.533,33 136.317,33 166.216,00 1,22 325 930,68 511,33 LUT cà phê xen

sầu riêng 492.934,67 159.059,67 333.875,00 2,10 402 1.224,99 829,71

TB 273.948,67 131.227,25 142.721,42 1,09 297 923,89 481,33

Kết quả bảng 3.10 cho thấy:

Đối với tiểu vùng 1: Với đặc điểm đất đai, khí hậu tự nhiên phù hợp với các loại hình sử dụng đất, cây cà phê, giá trị sản xuất trung bình trên 1 ha cà phê đạt 277.765,00 nghìn đồng với mức chi phí trung gian trung bình là 130.134,58 nghìn đồng, hiệu quả kinh tế tính trên 1 nghìn đồng chi phí là 2,13 nghìn đồng.

Đối với tiểu vùng 2: Với đặc điểm tự nhiên đất đai, khí hậu không thuận lợi như ở tiểu vùng 1, tuy nhiên các loại hình sử dụng đất cà phê, giá trị sản xuất trung bình trên 1 ha cà phê đạt 272.925,00 nghìn đồng với mức chi phí trung gian trung bình là 134.028,58 nghìn đồng, hiệu quả kinh tế tính trên 1 nghìn đồng chi phí là 2,04 nghìn đồng.

Đối với tiểu vùng 3: Với đặc điểm tự nhiên khí hậu, đất đai tương đối phù hợp các loại hình sử dụng đất cà phê, giá trị sản xuất trung bình trên 1 ha cà phê đạt 273.948,67 nghìn đồng với mức chi phí trung gian trung bình là 131.227,25 nghìn đồng, hiệu quả kinh tế tính trên 1 nghìn đồng chi phí là 2,09 nghìn đồng.

Qua phân tích, kết quả điều tra cho thấy hiệu quả kinh tế của các LUT cà phê có sự khác nhau do giá bán của sản phẩm cây trồng xen như tiêu, sầu riêng, bơ có sự khác nhau. Mặt khác do mỗi tiểu vùng có chất lượng đất đai và điều kiện sản xuất khác nhau dẫn đến năng suất cà phê và các cây trồng xen khác nhau nên hiệu quả của các LUT cà phê tại các tiểu vùng cũng có sự khác nhau

- LUT cà phê thuần

Những năm gần đây, thực tiễn tại huyện Cư M’gar cho thấy diện tích LUT cà phê thuần ngày có xu thế giảm dần theo từng năm. Theo kết quả điều tra thì LUT cà phê thuần có hiệu quả kinh tế thấp tại cả 3 tiểu vùng. Trong đó, tại tiểu vùng 1, vì đất đai thích hợp, điều kiện nước tưới thuận lợi nên năng suất cà phê tương đối cao, hơn nữa do điều kiện thuận lợi nên chi phí đầu tư cho cà phê thấp do vậy hiệu quả kinh tế của LUT cà phê thuần tại tiểu vùng 1 đạt cao nhất. Còn tiểu vùng 2, do chất lượng đất kém hơn và điều kiện nước tưới khó khăn hơn tiểu vùng 1 nên năng suất cà phê thấp, mặt khác do điều kiện kém thuận lợi hơn nên chi phí đầu tư cao dẫn đến hiệu quả kinh tế của LUT cà phê thuần thấp hơn tiểu vùng 1. Tiểu vùng 3, cũng vì chất lượng đất kém hơn và điều kiện tưới khó khăn nên năng suất cà phê thấp, mặt khác chi phí đầu tư lại cao dẫn đến hiệu quả kinh tế của LUT cà phê thuần thấp hơn tiểu vùng 1 nhưng cao hơn tiểu vùng 2. Như vậy, LUT cà phê thuần có hiệu quả kinh tế thấp trong đó tiểu vùng 2 là thấp nhất, tiếp đến là tiểu vùng 3 và cuối cùng là tiểu vùng 1.

- LUT cà phê xen tiêu:

Hiệu quả kinh tế của cà phê trồng xen tiêu tại các tiểu vùng trên địa bàn huyện Cư M’gar có sự khác nhau. Cà phê trồng xen tiêu tại tiểu vùng 1 có hiệu quả kinh tế cao

nhất, tiếp đến là tiểu vùng 2 và tiểu vùng 3 là thấp nhất. So với cà phê thuần thì cà phê xen tiêu tại các tiểu vùng có lợi nhuận cao hơn. Như vậy, có thể thấy với cách trồng cà phê có xen tiêu làm tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất, tăng thu nhập cho nông hộ trồng cà phê ở huyện Cư M’gar. Mặt khác, đối với những nông hộ khó khăn về vốn có thể lấy thu nhập của cây tiêu để đầu tư cho cây cà phê và ngược lại nên sẽ giảm bớt khó khăn về vốn đầu tư cho nông hộ.

- LUT cà phê xen bơ:

Hiện nay bơ là một loại cây ăn quả có giá trị, trồng xen được với cây cà phê. Tuy nhiên diện tích cà phê trồng xen bơ trên địa bàn huyện Cư M’gar còn ít do đây là cây trồng khá mới đối với nhiều nông hộ, hơn nữa khi trồng thì 4 năm sau mới cho thu hoạch nên nhiều người chưa mạnh dạn đầu tư. Nhưng các năm gần đây do giá tiêu xuống thấp việc đầu tư vào cây tiêu không còn lợi nhuận cao, do đó nhiều nông hộ chuyển cơ cấu cây trồng sang trồng bơ. Hiệu quả kinh tế của cà phê trồng xen bơ tại các tiểu vùng trên địa bàn huyện Cư M’gar cũng khác nhau. Cà phê trồng xen bơ tại tiểu vùng 1 có hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp đến là tiểu vùng 3 và tiểu vùng 2 có hiệu quả kinh tế thấp nhất.

- LUT cà phê xen sầu riêng:

Hiện nay diện tích cà phê trồng xen sầu riêng trên địa bàn huyện Cư M’gar chưa nhiều do đây là cây trồng khá mới đối với nhiều hộ nông dân, hơn nữa khi trồng thì 4-5 năm sau mới cho thu hoạch nên nông dân chưa mạnh dạn đầu tư. Cây sầu riêng lá nhỏ, hơi thưa để tạo ra ánh sáng tán xạ trong vườn cà phê. Theo Nguyễn Thị Tuyết và Lê Ngọc Báu (1999), phương thức trồng xen sầu riêng trong vườn cà phê vối với mật độ hợp lý làm tăng hiệu quả kinh tế từ 24% trở lên so với trồng cà phê thuần. Nếu mật độ trồng xen sầu riêng từ 70-90 cây/vườn cà phê vối được xem là mật độ hợp lý để đảm bảo thu nhập từ hai loại cây trồng phối hợp.

Từ thực tế cho thấy cây sầu riêng trồng xen với cây cà phê tại huyện Cư M’gar do thích hợp điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết nên có cơm hạt giòn, mềm không nhão, màu vàng đậm, ngọt thanh, bùi, hạt nhỏ và bán được giá cao. Theo kết quả điều tra từ năm 2016-2019 giá sầu riêng có biến động nhưng không đáng kể. Giá sầu riêng trung bình trong 3 năm là 40.000 đồng/kg. Hiệu quả kinh tế của cà phê trồng xen sầu riêng tại các tiểu vùng trên địa bàn huyện Cư M’gar có sự khác nhau. Trong đó, cà phê xen sầu riêng tại tiểu vùng 1 có hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp đến là tiểu vùng 3, thấp nhất là tiểu vùng 2. So với cà phê thuần thì cà phê xen sầu riêng tại tiểu vùng 1 có lợi nhuận cao hơn 306.220,33 ngàn đồng/ha/năm, tại tiểu vùng 2 có lợi nhuận cao hơn 287.258,33 triệu đồng/ha/năm, tại tiểu vùng 3 có lợi nhuận cao hơn 301.889,67 ngàn đồng/ha/năm.

Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế “được nêu tại bảng 3.10” cho thấy loại sử dụng đất cà phê thuần có hiệu quả kinh tế ở mức thấp nhất tại cả 3 tiểu vùng; cà phê xen tiêu cũng có hiệu quả kinh tế ở mức trung bình cả 3 tiểu vùng; cà phê xen sầu riêng và cà phê xen bơ có hiệu quả kinh tế cao tại cả 3 tiểu vùng. Như vậy các loại sử dụng đất cà phê trồng xen có hiệu quả kinh tế cao hơn so với cà phê trồng thuần.

Theo Lê Ngọc Báu (2007), các mô hình trồng xen tiêu, bơ, sầu riêng là các mô hình nông lâm kết hợp thường gặp ở các vùng trồng cà phê vối vì các loại cây trồng xen như tiêu, bơ, sầu riêng là các loại cây thích hợp với vùng sinh thái cà phê trên vùng đất đỏ bazan. Trong thực tế đã cho thấy cây tiêu, sầu riêng, bơ góp phần tăng đáng kể thu nhập cho nông hộ trên đơn vị diện tích đất đồng thời có tác dụng che bóng và chắn gió cho cây cà phê, giúp năng suất cà phê ổn định hơn.

Tuy nhiên vấn đề cần lưu ý là trong những năm gần đây do giá của một số cây lâu năm có giá cao nên nhiều hộ trồng cà phê đã ồ ạt trồng xen một số loại cây lâu năm trong vườn cà phê mà chưa chú ý đến mức độ thích hợp về đất đai của từng loại cây trồng.

Các LUT theo tiểu vùng nghiên cứu

Tính trên 1 ha Tính trên 1 công lao động

Tổng số * Đánh giá chung GTSX (1000 đ) GTGT (1000 đ) BCR

(lần) công lao động Giá trị ngày

Giá trị Mức phân cấp Giá trị Mức phân cấp Giá trị Mức phân cấp Giá trị Mức phân cấp Tiểu vùng 1 (xã Cư Dliê M’nông)

LUT cà phê thuần 131.693,33 * 34.237,33 * 0,35 * 171,30 * 4* Thấp

LUT cà phê xen tiêu 173.360,00 * 43.198,67 * 0,33 * 170,70 * 4* Thấp

LUT cà phê xen bơ 308.733,33 *** 172.628,00 *** 1,27 *** 534,45 *** 12* Cao

LUT cà phê xen sầu riêng 497.273,33 *** 340.457,67 *** 2,17 *** 851,29 *** 12* Cao

TB 277.765,00 147.630,42 1,13 502,20

Tiểu vùng 2 (xã Ea M’nang)

LUT cà phê thuần 130.106,67 * 31.953,33 * 0,33 * 156,12 * 4* Thấp

Các LUT theo tiểu vùng nghiên cứu

Tính trên 1 ha lao động Tổng số * Đánh giá chung GTSX (1000 đ) GTGT (1000 đ) BCR (lần) Giá trị ngày công lao động Giá trị Mức phân cấp Giá trị Mức phân cấp Giá trị Mức phân cấp Giá trị Mức phân cấp

LUT cà phê xen bơ 300.573,33 *** 165.255,33 *** 1,22 *** 517,18 *** 12* Cao

LUT cà phê xen sầu riêng 491.460,00 *** 319.211,67 *** 1,85 *** 795,77 *** 12* Cao

TB 272.925,00 138.896,42 1,04 471,05

Tiểu vùng 3 (xã Ea Kuêh)

LUT cà phê thuần 130.786,67 * 31.985,33 * 0,32 * 155,82 * 4* Thấp

LUT cà phê xen tiêu 169.540,00 * 38.809,33 * 0,30 * 153,19 * 4* Thấp

LUT cà phê xen bơ 302.533,33 *** 166.216,00 *** 1,22 *** 511,33 *** 12* Cao

LUT cà phê xen sầu riêng 492.934,67 *** 333.875,00 *** 2,10 *** 829,71 *** 12* Cao

TB 273.948,67 142.721,42 1,09 481,33

3.3.2.2. Hiệu quả xã hội

Chỉ tiêu về mặt xã hội là một chỉ tiêu khó định lượng được, trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau: mức độ chấp nhận của nông hộ, khả năng thu hút lao động giải quyết việc làm, giá trị ngày công lao động, tăng sản phẩm sản phẩm cho xã hội, khả năng xóa đói giảm nghèo,…. Trong sản xuất nông nghiệp, lao động nông nghiệp có tính mùa vụ cao, điều này tạo sức ép đối với nguồn lao động nông nghiệp tại những thời điểm nhất định như gieo cấy, thu hoạch và giá thuê trong thời điểm đó khá cao. Qua thời điểm mùa vụ thời gian nông nhàn nhiều tuy nhiên do các nghề phụ ở địa phương rất phát triển nên giải quyết được công ăn việc làm cho người dân. Trong những năm gần đây, cơ giới hóa nông nghiệp ở địa phương có tiến triển khá tốt làm giảm sức lao động, số người lao động nông nghiệp, nông dân đỡ vất vả hơn trong sản xuất nông nghiệp xong lao động dư.

- Về mức độ chấp nhận của nông hộ: đây là chỉ tiêu rất quan trọng vì các LUT cà phê được đề xuất khi tái canh phụ thuộc rất lớn vào mức độ chấp nhận của nông hộ. Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các nông hộ tại cả 3 tiểu vùng đều mong muốn giảm diện tích LUT cà phê thuần. Tại tiểu vùng 1 có đến 86,67%, tại tiểu vùng 2 có 90,00%, tại tiểu vùng 3 là 93,33% nông hộ mong muốn giảm diện tích LUT cà phê trồng thuần. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của thời tiết như quy luật mưa thay đổi, nhiệt độ ngày càng tăng đã ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và kiến tạo năng suất của cà phê. Hơn nữa, giá cà phê cũng không ổn định do ảnh hưởng của biến động thị trường thế giới dẫn đến việc trồng cà phê thuần có thu nhập không ổn định vì vậy đã ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của nông hộ.

Thực tế cho thấy nông hộ ngày càng chấp nhận các LUT cà phê trồng xen hơn vì các LUT cà phê trồng xen đã khắc phục được những hạn chế của LUT cà phê trồng thuần. Cà phê trồng xen giúp nông hộ có những khoản thu nhập trải đều trong năm thay vì chỉ trông chờ vào mùa thu hoạch cà phê; hạn chế được rủi ro về kinh tế do giá cà phê trên thị trường không ổn định; hạn chế được rủi ro do thiên tai, dịch bệnh trên cây cà phê; giúp giải quyết lao động nhàn rỗi khi chưa vào thời kỳ tập trung thu hoạch cà phê,…

Đối với LUT cà phê xen tiêu, kết quả điều tra cho thấy tại tiểu vùng 1 nông hộ mong muốn giảm diện tích trồng, tại tiểu vùng 2 ổn định diện tích trồng do vài năm trước đây diện tích cà phê xen tiêu đã phát triển quá nhanh dẫn đến vượt mức khuyến cáo của các cơ quan chức năng. Ngược lại, tại tiểu vùng 3 thì LUT cà phê xen tiêu lại được nông hộ mong muốn mở rộng diện tích vì đây là LUT có hiệu quả kinh tế tương đối so với các LUT khác, hơn nữa tại đây diện tích LUT cà phê xen tiêu chưa nhiều.

Đối với các LUT cà phê xen sầu riêng và cà phê xen bơ tại các tiểu vùng mức độ chấp nhận của nông hộ cũng có sự khác nhau. So với LUT cà phê xen tiêu, thì các

LUT cà phê xen sầu riêng và LUT cà phê xen bơ hiện đang có triển vọng và được nhiều nông hộ chấp nhận. Tại tiểu vùng 1 và tiểu vùng 3 nông hộ mong muốn mở rộng LUT cà phê xen sầu riêng, tại tiểu vùng 2 nông hộ mong muốn giữ ổn định diện tích đã trồng. Còn LUT cà phê xen bơ thì nông hộ mong muốn mở rộng diện tích tại tiểu vùng 1 và 2, giữ ổn định diện tích đã trồng tại tiểu vùng 3.

- Về khả năng thu hút lao động giải quyết việc làm: Cà phê là cây trồng cần khá nhiều công lao động. Mỗi năm, để chăm sóc và thu hoạch 1 ha cà phê thuần thì trung bình mỗi năm cần từ 200 đến 205 công lao động để thực hiện các công việc như làm cỏ, cắt tỉa cành tạo tán, tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và sơ chế sản phẩm cà phê sau thu hoạch. Tuy nhiên nhu cầu lao động cho cây cà phê tập trung chủ yếu ở giai đoạn thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm, những tháng còn lại thì cần rất ít công lao động. Ngược lại, các LUT cà phê trồng xen giải quyết được nhiều việc làm hơn so với LUT cà phê thuần và trải đều trong năm. Trong đó LUT cà phê xen tiêu trung bình mỗi năm giải quyết được từ 253 đến 254 công lao động/ha, LUT cà phê xen sầu riêng, trung bình mỗi năm giải quyết được từ 400 đến 402 công lao động/ha và LUT cà phê xen bơ, trung bình mỗi năm giải quyết được từ 320 đến 325 công lao động/ha. Nhìn chung số công lao động/ha/năm của cùng một LUT cà phê tại các tiểu vùng cũng có sự chênh lệch nhiều. Sự chênh lệch đó là do điều kiện sản xuất khác nhau, năng suất của LUT khác nhau nên cần số công lao động cũng khác nhau. Ưu điểm của các LUT cà phê trồng xen là tận dụng được lao động nhàn rỗi của nông hộ. Hơn nữa, vì thời gian chăm sóc, thu hoạch của cây cà phê, cây tiêu, cây sầu riêng và cây bơ khác nhau nên tiết kiệm chi phí thuê lao động cho từng giai đoạn của mỗi loại cây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê tại huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)