Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê tại huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 53)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀTHỰC TIỄN

3.1.3. Đánh giá chung

- Thuận lợi

+ Huyện Cư M’gar có 69.426,72 ha đất đỏ vàng, chiếm 84,20% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Bên cạnh đó với nhiệt độ trung bình năm là 23,430C, lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ tháng 12, tháng 01, tháng 02 rất thấp, đây là những yếu tố rất thích hợp để phát triển cây cà phê và những cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả tại huyện Cư M’gar.

+ Nguồn lao động dồi dào với tổng số người trong độ tuổi lao động chiếm 69,91% tổng dân số, hơn nữa nông hộ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là canh tác cây cà phê đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê tại địa phương.

+ Huyện đang thúc đẩy tiến độ xây dựng nông thôn mới từ đó đã góp phần thay đổi đáng kể kết cấu hạ tầng trong khu vực nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành cà phê trên địa bàn huyện.

- Khó khăn

+ Biến đổi khí hậu trong những năm gần đây diễn biến bất thường, mùa khô kéo dài hơn, cùng với đó là xu hướng suy giảm nguồn nước ngầm đã ảnh hưởng đến sản xuất cà phê của người dân trong huyện.

+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây cà phê, tuy nhiên việc sử dụng đất trồng cà phê còn chưa khai thác hết lợi thế để nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác.

+ Là huyện có nhiều (29)thành phần dân tộc cùng sinh sống nhưng trình độ dân trí lại không đồng đều. Hơn nữa phong tục, tập quán sinh hoạt và sản xuất khác nhau nên khó khăn trong việc chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực hiện quy hoạch sử dụng đất trồng cà phê.

+ Sức hút đầu tư từ bên ngoài hạn chế, các đầu tư của nhà nước về cơ sở hạ tầng còn nhỏ giọt và hiệu quả chưa cao.

Những khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sử dụng đất trồng cà phê và ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cư M’gar. Vì vậy trong thời gian tới cần có những giải pháp đồng bộ để khắc phục những hạn chế, khai thác lợi thế của huyện để sử dụng hiệu quả đất trồng cà phê và thực hiện thành công nhiệm vụ tái canh cà phê, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế - xã hội trên địa bàn.

3.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ TẠI HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK

3.2.1. Hiện trạng sử dụng và tình hình biến động sử dụng đất trồng cà phê của huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk

3.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 82.450,14 ha trong đó: đất nông nghiệp có 74.656,37 ha, chiếm 90,55% diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 7.751,57 ha, chiếm 9,40% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng có 42,20 ha, chiếm 0,05% diện tích tự nhiên.

90,55% 9,40%

0.05%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng

nh 3.4. Cơ cấu sử dụng đất huyện Cư M’gar năm 2019

“Nguồn: UBND huyện Cư M’gar năm 2019”

Trong nhóm đất nông nghiệp của huyện Cư M’gar gồm có đất sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích nhiều nhất với 66.345,22 ha chiếm 88,86%, đất lâm nghiệp có 7.979,18 ha chiếm 10,69% và đất nuôi trồng thủy sản có 229,51 ha chiếm 0,31% diện tích nhóm đất nông nghiệp.

Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất huyện Cư M’gar năm 2019

Thứ tự LOẠI ĐẤT Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I Tổng diện tích đất tự nhiên 82.450,14 100,00 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 74.656,37 90,55

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 66.345,22 80,47

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7.676,98 9,31

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.725,18 3,31

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4.951,80 6,01

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 58.668,25 71,16

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 7.979,18 9,68

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 7.938,35 9,63

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 40,82 0,05

Thứ tự LOẠI ĐẤT Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 229,51 0,28

1.4 Đất làm muối LMU 0,00 0,00

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 102,46 0,12

2. Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 7.751,57 9,40

2.1 Đất ở OCT 1.340,16 1,63

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.101,92 1,34

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 238,24 0,29

2.2 Đất chuyên dùng CDG 5.260,56 6,38

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 14,58 0,02

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 73,63 0,09

2.2.3 Đất an ninh CAN 1.053,58 1,28

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 167,44 0,20 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 133,80 0,16 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 3.817,52 4,63

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 6,44 0,01

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,06 0,00

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa táng NTD 193,45 0,23

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 950,91 1,15

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,00 0,00

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00 0,00

3. Nhóm đất chưa sử dụng CSD 42,20 0,05

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 31,69 0,04

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 10,51 0,01

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 0,00 0,00

Đất sản xuất nông nghiệp của huyện Cư M’gar gồm có đất trồng cây hàng năm có diện tích 7.676,98 ha, chiếm 10,28% diện tích nhóm đất nông nghiệp. Đất trồng cây hàng năm trên địa bàn huyện gồm những cây trồng chính như lúa, ngô, khoai lang, sắn, mía, bông vải, rau, đậu,… Đất trồng cây lâu năm có 58.668,25 ha, chiếm 78,58% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp. Một số cây lâu năm có diện tích lớn trên địa bàn huyện Cư M’gar là cà phê, cao su, tiêu, bơ, sầu riêng. Ngoài ra còn có một số cây lâu năm khác như chè, mít, vải, chôm chôm, cam, quýt, bưởi, thanh long, dứa, xoài,… tuy nhiên diện tích trồng không nhiều. Trong đó cà phê là cây trồng có diện tích lớn nhất với 35.457,00 ha, chiếm 47,49% diện tích nhóm đất nông nghiệp và được phân bố ở tất cả các xã trên địa bàn huyện.

3.2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất trồng cà phê huyện Cư M’gar năm 2019

Trên địa bàn huyện Cư M’gar có nhiều LUT cà phê, bao gồm cà phê trồng thuần và cà phê trồng xen. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M’gar (2019), diện tích cà phê trồng thuần chiếm 9,43% tổng diện tích đất trồng cà phê và đang có xu hướng ngày càng giảm diện tích. Vì những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cà phê già cỗi, năng suất cà phê bị giảm sút, mặt khác do ảnh hưởng của thị trường, giá cà phê giảm liên tục trong nhiều năm liền dẫn đến thu nhập thấp nên việc trồng thuần không đảm bảo được cuộc sống cho người dân (diện tích này chủ yếu của các Công ty, Nông, lâm trường).

Còn LUT cà phê trồng xen cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều do có sự hỗ trợ qua lại giữa các loại cây với nhau, nếu mất mùa cà phê còn có cây trồng xen bù vào mặt khác nhằm năng cao hệ số sử dụng đất tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Huyện Cư M’gar có diện tích cà phê có cây trồng xen chiếm đến 88,57%, trong đó diện tích cà phê xen tiêu chiếm đến 69,90%, cà phê xen bơ chiếm 11,20% và cà phê xen sầu riêng chiếm 7,47%, còn lại là cà phê trồng xen một số cây khác như mít, cam, na, ổi, … với diện tích rất nhỏ chiếm 2,00%, và trồng phân tán.

Cà phê xen tiêu là hình thức được phát triển mạnh trong những năm gần đây do giá tiêu luôn ở mức cao, cây tiêu lại nhanh cho thu hoạch. Hơn nữa, khi trồng cà phê xen với cây tiêu sẽ tận dụng được cây che bóng sẵn có trong vườn cà phê như keo dậu cu ba (Lecaena Leucocephala), muồng đen (Cassia seamea)… làm cây trụ sống cho cây tiêu vì vậy sẽ giảm chi phí đầu tư.

Loại hình cà phê xen bơ và cà phê xen sầu riêng có diện tích chưa nhiều do đây là phương thức trồng xen còn khá mới mẻ đối với nhiều nông hộ, hơn nữa khi trồng thì sau 3 đến 5 năm mới cho thu hoạch nên nhiều nông hộ chưa mạnh dạn đầu tư.

Bảng 3.5. Hiện trạng các LUT cà phê huyện Cư M’gar năm 2019

STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Trong đó (ha) phê thuần Cà phê xen tiêu Cà phê xen sầu riêng Cà phê xen bơ Cà phê xen các cây khác

1 XãCư Dliê M'nông 4.294 214,59 2.758,65 347,98 940,52 32,26 2 Xã Cư M'gar 1.219 118,66 900,47 59,28 80,69 59,90 3 Xã Cuôr Đăng 2.174 94,74 1.268,09 411,25 338,49 61,43 4 Xã Cư Suê 2.152 45,57 1.935,81 60,27 104,42 5,93

STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Trong đó (ha) phê thuần Cà phê xen tiêu Cà phê xen sầu riêng Cà phê xen bơ Cà phê xen các cây khác 5 Xã Ea Drơng 2.573 96,62 1.823,21 224,79 384,89 43,49 6 Xã Ea H'đing 2.035 150,52 1.471,40 134,63 259,34 19,12 7 Xã Ea Kiết 4.182 592,30 2.440,09 571,94 521,23 56,43 8 Xã Ea Kpam 1.280 98,42 886,02 90,05 152,13 53,37 9 Xã Ea Kuêh 1.515 229,18 964,83 104,51 157,32 59,16 10 Xã Ea M'Dróh 2.068 328,04 1.450,64 87,19 107,41 97,71 11 Xã Ea M'nang 655 13,17 556,59 8,57 59,72 16,95 12 Thị trấn Ea Pốk 2.334 56,42 1.758,30 84,83 387,08 47,37 13 Xã Ea Tar 2.932 545,39 1.908,66 171,28 238,62 68,05 14 Xã Ea Tul 4.259 569,53 3.174,44 238,21 236,74 40,08 15 Xã Quảng Hiệp 1.994 88,77 1.628,35 97,11 121,55 58,21 16 Thị trấn Quảng Phú 445 11,47 345,53 37,15 30,80 20,05 17 Xã Quảng Tiến 1.615 305,63 1.100,44 88,70 102,75 17,50 Toàn huyện 37.726 3.559,02 26.371,52 2.817,74 4.223,70 754,02 Tỷ lệ (%) 100,00 9,43 69,90 7,47 11,20 2,00

“Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M’gar 2019”

Vấn đề đặt ra hiện nay là diện tích cà phê từ 20 năm tuổi trở lên có đến 7.840,60 ha, chiếm 20,78% tổng diện tích cà phê của huyện (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M’gar, 2019). Đây là diện tích cà phê đã bước vào giai đoạn già cỗi, năng suất kém do hết chu kỳ kinh doanh. Qua đây cho thấy việc tái canh cà phê trên địa bàn huyện trong thời gian tới là rất cần thiết “được nêu trong bảng 3.6”.

Bảng 3.6. Diện tích cà phê tại huyện Cư M’gar phân theo độ tuổi

Phân theo tuổi vườn cây (năm) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Từ 0 < 4 năm 2.028,00 5,38

Từ 4 < 20 năm 27.857,40 73,84

Từ 20 năm trở lên 7.840,60 20,78

Cộng 37.726,00 100,00

“Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M’gar 2019”

3.2.1.3. Biến động sử dụng đất trồng cà phê huyện Cư M’gar giai đoạn 2016-2019

Cư M’gar là huyện có diện tích, sản lượng cà phê lớn nhất của tỉnh Đắk Lắk, năm 2019diện tích cà phê 37.726 ha, chiếm tỉ lệ 18,4% tổng diện tích cà phê toàn tỉnh; với sản lượng hàng năm khoảng 78.000 tấn nhân xô và thuộc vùng chỉ dẫn địa lý cà phê mang thương hiệu Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, trong những năm qua do ảnh hưởng của giá cà phê nên diện tích cà phê trên địa bàn huyện cũng có sự biến động “được nêu trong bảng 3.7”.

Bảng 3.7. Biến động diện tích cà phê huyện Cư M’gar giai đoạn 2016-2019

STT Năm Tổng diện tích (ha) Diện tích kinh doanh (ha) Tỷ lệ (%) DTKD/tổng DT 1 2016 35.754 34.060 95,26 2 2017 36.142 34.054 94,22 3 2018 37.847 35.457 93,69 4 2019 37.726 35.518 94,14

“Nguồn: UBND huyện Cư M’gar, từ năm 2016 đến 2019”

Theo số liệu của UBND huyện Cư M’gar, năm 2016 diện tích cà phê có 35.754 ha đến năm 2019 diện tích cà phê trên địa bàn đã tăng lên đến 37.726 ha. Sự phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng cà phê đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển. Đời sống nhân dân, nhất là các hộ trồng cà phê được cải thiện đáng kể, ngày càng có nhiều hộ giàu từ việc sản xuất, kinh doanh cà phê. Tuy nhiên do diện tích cà phê của huyện tăng nhanh trong giai đoạn 2016-2019 nên có

nhiều diện tích được trồng trong điều kiện đất đai không phù hợp, thiếu nước tưới dẫn đến năng suất không ổn định đã ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng cà phê. Bên cạnh đó, qua điều tra khảo sát cho thấy phần lớn diện tích vườn cà phê vối ở huyện Cư M’gar được trồng trước những năm 2002, trồng bằng giống thực sinh không chọn lọc, cho năng suất thấp, kích thước quả không đồng đều, chín không tập trung gây khó khăn cho việc thu hái và chế biến. Trong những năm gần đây do giá tiêu luôn ở mức cao nên một số nông hộ đã chuyển sang trồng tiêu vì vậy diện tích cà phê của huyện Cư M’gar có xu hướng giảm nhưng không nhiều.

3.2.1.4. Hiện trạng sử dụng đất trồng cà phê tại 3 xã điều tra

Bảng 3.8. Hiện trạng sử dụng đất trồng cà phê tại 3 xã điều tra năm 2019

STT Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (ha) Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây cà phê (ha) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Toàn huyện 82.450,14 66.345,22 80,47 37.726

1 Xã Cư Dliê M’nông 6.126,95 5328,47 86,97 4.294

2 Xã Ea M’nang 2.221,01 2.017,32 90,83 655

3 Xã Kuêh 11.128,15 6.939,85 62,36 1.515

“Nguồn: UBND huyện Cư M’gar năm 2019”

Kết quả bảng 3.8 cho thấy đất trồng cây cà phê của huyện Cư M’gar năm 2019 là 37.726 ha, chiếm 56,86 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Xã Cư Dliê M’nông có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 86,97% diện tích đất tự nhiên của xã và có diện tích đất trồng cà phê chiếm 80,58% đất sản xuất nông nghiệp.

Xã Ea M’nang có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất chiếm 90,83% diện tích đất tự nhiên của xã và có diện tích đất trồng cà phê chiếm 32,47% đất sản xuất nông nghiệp.

Xã Ea Kuêh có diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhỏ nhất chiếm 62,36% diện tích đất tự nhiên của xã và có diện tích đất trồng cà phê chiếm 21,83% đất sản xuất nông nghiệp.

3.2.2. Thực trạng canh tác cà phê tại huyện Cư M’gar

- Phân bón

Cà phê có thể đưa lại năng suất cao khi được đáp ứng đầy đủ chế độ dinh dưỡng, các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali là 3 yếu tố quan trọng cho sinh trưởng, phát triển cũng như kiến tạo năng suất của cây cà phê. Tại huyện Cư M’gar, để chăm sóc vườn cà phê, nông hộ đã sử dụng phân hoá học và phân hữu cơ. Theo định mức phân bón cho cây cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh trên đất bazan trong Quyết định số 38/2013/QĐ- UBND của tỉnh Đắk Lắk là phân đạm urê: 450 kg/ha/năm, phân đạm SA: 250 kg/ha/năm, phân lân: 550 kg/ha/năm, phân kali: 350 kg/ha/năm, phân bón lá 4 kg/ha/năm, phân chuồng: 11 tấn/ha/năm. Tuy nhiên, nông hộ sản xuất cà phê trên địa bàn huyện đã bón phân vô cơ vượt liều lượng khoảng 15% (Bq >2,5 tấn /ha) và ít quan tâm bón phân hữu cơ (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M’gar, 2019). Mặt khác, nhiều nông hộ bón phân theo mưa, rải trên bề mặt, không chú ý đến bón vùi phân trong đất gây thất thoát, lãng phí phân.

- Tưới nước

Tưới nước có tác dụng duy trì sinh trưởng của cây cà phê đồng thời là điều kiện để cây ra hoa, cây cà phê cần một thời kỳ khô hạn để phân hoá mầm hoa, sau đó cây cần được tưới nước đủ để ra hoa tập trung. Giai đoạn nở hoa cây cà phê cần lượng nước lớn hơn nhiều so với các giai đoạn khác vì lúc này quá trình hô hấp xảy ra rất mạnh, ở giai đoạn nở hoa nếu thiếu nước kèm nhiệt độ không khí cao, ẩm độ không khí thấp, hoa cà phê phát triển bất bình thường thành hoa sao, không thụ phấn được, cũng có khi hoa đã nhú mỏ sẻ nhưng nếu bị thiếu nước sẽ chuyển thành hoa chanh màu tím nhạt rồi khô rụng.

Huyện Cư M’gar hiện có 63 công trình hồ, đập thủy lợi và có 2 nhánh suối lớn là suối Ea Tul và suối Ea M’Dróh, đây là nguồn nước mặt chủ yếu để tưới cà phê trên địa bàn huyện. Hiện nay, nguồn nước mặt đã cung cấp nước tưới cho 20.000 ha, chiếm 53,01% tổng diện tích đất cà phê của huyện, số diện tích cà phê còn lại nông hộ khai thác nguồn nước ngầm như giếng đào, giếng khoan để tưới (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M’gar, 2019).

Vấn đề cần quan tâm hiện nay đó là theo quy trình tưới nước bằng phương pháp tưới gốc do Viện Khoa học và Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên năm 2007 đề xuất cho cà phê vối kinh doanh là 2.000-2.500 m3/ha và theo Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND của tỉnh Đắk Lắk có quy định số lần tưới cho cà phê là 3 lần/năm thì nông hộ đã tưới nước cao hơn khuyến cáo. Đa số nông hộ sử dụng máy động lực để bơm nước tưới cho cà phê theo phương pháp tưới gốc, chỉ có một số ít nông hộ dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê tại huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)